Một bé song sinh chào đời trong bọc ối
Sản phụ mang song thai tuần 37, sinh một gái một trai, trong đó bé trai vẫn còn nguyên trong bọc ối. Ca sinh được các bác sĩ đánh giá là hy hữu.
Hai bé chào đời ngày 16/7 tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Thông thường, những bé chào đời nằm nguyên trong túi ối là rất ít, chiếm 1/80.000 ca sinh. Đặc biệt, ca song thai mà có một bé chào đời với toàn bộ cơ thể vẫn nằm nguyên trong bọc ối lại càng hiếm gặp hơn.
Bác sĩ Tạ Việt Cường, Phó giám đốc Trung tâm khám, điều trị Sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Cơ sở 2, cho biết sản phụ mang thai đôi, bụng to và vết mổ đẻ cũ đau âm ỉ khiến những tháng cuối thai kỳ rất vất vả. Bác sĩ chỉ định mổ lấy thai ở tuần 37.
Bé gái chào đời trước, bé thứ hai vẫn còn trong bọc ối. Các bác sĩ phải rạch túi nước ối đưa bé ra và cắt dây rốn.
Hai bé nặng tương đương nhau, khoảng 2,5 kg, khỏe mạnh, bú tốt. Sức khỏe người mẹ ổn định.
Bác sĩ cho biết thông thường để chuẩn bị bé chào đời, túi ối sẽ vỡ dưới tác động của những cơn co bóp tử cung trong quá trình chuyển dạ của người mẹ hoặc các thao tác chuyên môn của bác sĩ trong quá trình đỡ sinh. Trường hợp trẻ chào đời trong túi ối còn nguyên được dân gian gọi là “đẻ bọc điều”, xem là dấu hiệu của sự may mắn. Những trẻ chào đời như thế này được cho là sẽ gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống về sau.
Bé trai chào đời còn nguyên trong bọc ối. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Hứng trọn "combo tác dụng phụ" sau khi cấy que tránh thai, mẹ bỉm sữa ở Hà Nội tháo que vội sau 5 tháng
Mẹ nào đang có ý định cấy que tránh thai thì vào đây đọc trước đã nhé, có ích lắm đấy!
Sự phát triển của y học đã giúp các chị em phụ nữ ngày càng có thêm nhiều lựa chọn trong việc tránh thai an toàn, một trong số đó có thể kể đến chính là biện pháp cấy que tránh thai. Mặc dù được các chuyên gia y tế đánh giá là phương thức thực hiện dễ dàng, đem lại hiệu quả cao (tới 99%), lại có thời gian sử dụng lâu dài, nhưng việc cấy que trực tiếp vào cơ thể cũng như một số tác dụng phụ không đáng có có thể xảy ra khiến các mẹ bỉm sữa vẫn còn khá nhiều hoài nghi.
Video đang HOT
Nếu có mẹ nào đang tìm hiểu về phương pháp này và cần một lời nhận xét từ "người thật việc thật" thì hãy tham khảo ngay bài review của Tạ Ngọc Bảo Thư (24 tuổi, hiện đang ở Hà Nội) - một mẹ bỉm sữa đã trải qua cả hai quá trình cấy que - tháo que tránh thai và nếm đủ những tác dụng phụ của việc này nên đã đưa ra những thông tin rất chân thực.
Mình đã cấy que tránh thai như thế nào?
Giống như nhiều người khác, Bảo Thư mất tới vài tuần để tìm hiểu và tham khảo ý kiến cũng như kinh nghiệm của mọi người để đưa ra quyết định cấy que tránh thai sau khi sinh con 4 tháng và có kinh nguyệt đã trở lại.
Mặc dù hiện tại có rất nhiều địa chỉ làm dịch vụ này, song Bảo Thư ưu tiên lựa chọn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Bà mẹ trẻ Bảo Thư.
Tại đây, Bảo Thư được chỉ định đi khám phụ khoa và siêu âm trước với mức chi phí là 250.000 đồng. Khám xong sẽ được các bác sĩ tư vấn và giải đáp tất cả mọi thắc mắc (nếu có).
"Mình không phải trường hợp chống chỉ định và đồng ý cấy que tránh thai. Vậy nên sau đó bác sĩ in cho mình tờ phiếu và đi đóng tiền. Mình chọn cấy que tránh thai Implanon, chi phí là 3.500.000 đồng" - Bảo Thư nói.
Kể về quá trình cấy que tránh thai, Bảo Thư cho biết, khâu cấy que tránh thai rất nhanh gọn và đơn giản. Chỉ cần ngồi ngoài phòng thủ thuật chờ đến lượt thì đi vào.
Các bước cấy que tránh thai được diễn ra như sau: Sát trùng lên toàn bộ khu vực thực hiện cấy que, tiêm tê tại chỗ rồi luồn kim nhẹ vào và rút ra là xong.
Cuối cùng, bác sĩ sẽ dán một miếng băng nhỏ xíu và việc mà mọi người cần làm chỉ là ngồi yên khoảng vài phút là được. Quá trình diễn ra khá nhẹ nhàng và không hề gây đau đớn hay bất cứ cảm giác khó chịu nào.
Trải nghiệm sau khi cấy que tránh thai
Bảo Thư cho biết, sau khi cấy que thì chỗ cấy chỉ bị bầm nhẹ, 5-6 ngày là hết. Tuy nhiên, sau khi cấy 2 tuần thì cô bắt đầu xuất hiện tình trạng rong kinh. Dù đã được tư vấn và cảnh báo trước về điều này nhưng đến khi gặp phải thêm một số tác dụng phụ nữa thì bà mẹ một con đã phải đưa ra quyết định tháo que sau 5 tháng.
"Như mình đã được tư vấn thì hiện tượng rong kinh có thể diễn ra trong vòng 6 tháng đầu sau khi cấy que. Nhưng sau khoảng hơn 2 tháng thì mình bị rong kinh 30/30 ngày luôn. Cuộc sống gắn liền với băng vệ sinh cho đến tận ngày tháo que.
Chưa kể, tác dụng phụ tiếp theo mà mình gặp phải đó là tăng cân. Sinh xong mình chỉ hơn thời con gái có 3kg thôi, nhưng cấy que xong mình tăng không kiểm soát mặc dù ăn uống vẫn vậy. Ngoài ra mình còn bị thay đổi nội tiết tố, thường xuyên cáu gắt vô cớ và cảm thấy stress mỗi khi ngồi hút sữa. Cuộc sống như bị đảo lộn, vì vậy mà mình đã quyết định tháo que sau hơn 5 tháng" - Bảo Thư chia sẻ.
Bảo Thư gặp nhiều tác dụng phụ khi cấy que tránh thai và quyết định tháo que sau 5 tháng.
Quá trình tháo que tránh thai
Sau khi đưa ra quyết định, Bảo Thư đến bệnh viện định tháo que thì được các bác sĩ tư vấn về nhà uống thêm thuốc rồi theo dõi tiếp các dấu hiệu của tác dụng phụ mà cô đang gặp phải. Lần này, Bảo Thư tốn khoảng hơn 1 triệu đồng tiền thuốc.
Thế nhưng uống hết đơn thuốc mà tình trạng vẫn không cải thiện nên Bảo Thư đi đến quyết định cuối cùng là tháo que tránh thai.
"Chi phí tháo que là 700 ngàn đồng. Thủ thuật cũng rất nhanh. Sau khi vào phòng, các bác sĩ sẽ sát khuẩn, tiêm tê rồi rạch một đường nhỏ, tìm đầu que và lôi ra ngoài. Cũng giống như cấy que, tháo que tránh thai không hề đau, tất cả chỉ tầm 10 phút là mình có thể đi về.
Tháo que xong 1 ngày thì mình cũng chấm dứt tình trạng rong kinh. Cuộc đời như nở hoa, mình không còn cáu kỉnh nữa, tình cảm vợ chồng đi lên thấy rõ" - Bảo Thư tiết lộ.
Cuối cùng, bà mẹ trẻ đưa ra lời khuyên: "Nếu mẹ nào cơ địa tốt, khó lên cân, kinh nguyệt đều hoặc có điều kiện thì mình vẫn nghĩ mọi người nên thử cấy que tránh thai xem sao. Vì về cơ bản, với mình là như vậy nhưng các phương pháp ảnh hưởng đến nội tiết tố thì đều có tác dụng phụ và không ai giống ai. Hơn nữa, đây cũng là biện pháp mang tính an toàn cao, tiện lợi và không gây cảm giác đau đớn hay khó chịu."
Que tránh thai là gì?
Que cấy tránh thai là những ống nhỏ làm bằng chất dẻo chứa thuốc tránh thai, được cấy dưới da tay không thuận của người phụ nữ. Thành phần có trong que cấy tránh thai bao gồm nội tiết tố levonorgestrel hay etonogestrel.
Que sẽ phát huy tác dụng sau 24 tiếng và có hiệu quả trong 3-5 năm hoặc lâu hơn (tùy loại). Khi đã cấy que tránh thai vào cơ thể, phụ nữ không cần sử dụng đến bất kỳ biện pháp tránh thai nào khác.
Các loại que cấy tránh thai phổ biến
- Implanon: 1 que, có tác dụng trong vòng 3 năm.
- Sinoplant: 2 que, tác dụng trong vòng 5 năm.
- Norplant: 6 que, tác dụng trong 5-7 năm.
Bác sĩ chỉ cách khắc phục chứng khô hạn sau sinh Cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi trong trong quá trình mang thai và sinh con, trong đó điều khiến nhiều chị em lo lắng là tình trạng khô âm đạo. Làm cách nào để khắc phục được tình trạng này? Nguyên nhân gây khô hạn sau sinh Theo Ths.BSCKI Nguyễn Thị Bích Thủy - trưởng khoa Khám phụ khoa...