Một bàn tay đâu làm nên tiếng vỗ
Bản thân tôi thấy người đàn ông chủ động chia sẻ việc nhà với vợ, với mẹ là rất đáng trân trọng. Có câu một bàn tay không làm nên tiếng vỗ, trong gia đình cả người chồng và người vợ nên cùng chia sẻ công việc với nhau.
ảnh minh họa
Chia sẻ ở đây không phải là kiểu tị nạnh dạng tôi nấu cơm thì anh rửa bát. Mà đó là sự quan tâm, chú ý của người chồng, người vợ với nhau. Khi vợ bận bịu con cái, khi vợ ốm đau người chồng hãy cùng chia sẻ. Có vậy cuộc sống mới thảnh thơi, dễ chịu được. Có vậy, người chồng, người vợ mới thông cảm với nhau, thương yêu nhau hơn.
Với tôi, không bao giờ tôi chê bai, dè bỉu những người đàn ông giúp vợ mà ngược lại, tôi luôn tỏ thái độ tôn trọng những hành động đó. Tôi đã gặp nhiều trường hợp của bạn bè mình, chỉ có người vợ làm việc bếp núc, nội trợ, người chồng và con trai chỉ biết đi làm đưa tiền về cho vợ, chả quan tâm tới nhà cửa ra sao. Tới khi người vợ ốm đau, chính bản thân người chồng cũng không chăm sóc nổi mình do đó cũng kệ luôn người vợ. Chị đã rất buồn và cố gắng thay đổi nhưng thấy rất mệt mỏi. Thiết nghĩ, việc nội trợ thường bị coi là nhỏ nhặt nhưng thực tế chả hề bé nhỏ đâu. Do vậy, để gia đình cùng hạnh phúc, mọi người hiểu, tôn trọng và yêu thương nhau hơn, người đàn ông cũng nên học cách chia sẻ công việc với vợ.
Video đang HOT
Tôi quan sát nhiều và đúc rút ra rằng, thường những gia đình nào vợ chồng có chia sẻ với nhau, tuy rằng kinh tế không dư dả lắm nhưng thường hạnh phúc hơn so với những gia đình mà người vợ phải lụi cụi lo việc nội trợ một mình. Con cái của những gia đình mà bố mẹ biết chia sẻ cùng nhau cũng có xu hướng sống có trách nhiệm hơn, yêu thương và tôn trọng bố mẹ. Đây có thể là ý kiến cá nhân của tôi. Nhưng hi vọng các đấng nam nhi đừng bao giờ thấy rằng việc chia sẻ việc nhà cùng vợ làm xấu hổ mà hãy tự tin ngẩng cao đầu bởi các anh chính là những người đàn ông rất tốt, rất tuyệt vời đấy.
Theo VNE
Rưng nước mắt với bánh Trung thu của mẹ
Mùa Trung thu này, tôi đuợc ăn loại bánh dẻo ngon nhất từ trước đến nay, vì trong hương vị bánh, có tình yêu thương và bàn tay dịu dàng của mẹ.
Giọng mẹ vui vẻ: "Mẹ xem ti vi họ dạy cách làm. Mẹ làm bốn cái, cho ba con và thằng Út hai cái. Còn hai cái, mẹ đưa lên đây. Hai mẹ con mình ăn đón Trung thu. Giờ đi ra ngoài mua, sợ độc hại lắm". Tôi biết mẹ sợ tôi buồn, nên nói khéo để an ủi tôi. Nhìn mẹ cười, hai khóe mắt đầy những vết nhăn, tôi thương mẹ biết bao.
Hai năm ra trường, công việc bấp bênh, chưa mùa Trung thu nào tôi gửi được cái bánh hay món quà cho mẹ. Ba tháng nay lại rơi vào cảnh thất nghiệp nhưng tôi không dám nói cho mẹ biết.
Mỗi lần điện thoại về nhà, tôi đều nói cười vui vẻ, bảo công việc vẫn thuận lợi. Những đồng tiền vay mượn cuối cùng cũng đã hết, tôi ngồi bó gối buồn bã. Chợt điện thoại di động reo vang. Giọng mẹ hào hứng: "Mẹ xem trên ti vi thấy bánh Trung thu giờ toàn là mất vệ sinh. Trung thu này con đừng mua bánh cho mẹ nha". Tội dạ vâng rồi lặng lẽ cúp điện thoại.
Rưng nước mắt với bánh Trung thu của mẹ
Ngồi trong phòng trọ, tôi không ngăn nổi những giọt nước mắt nóng hổi. Tôi lo mẹ nhắc khéo con chuyện không gửi bánh trái. Làm sao đây? Tôi rối bời với nỗi lo mẹ sẽ hiểu lầm tôi là đứa con keo kiệt, không biết nhớ đến cha mẹ. Cứ nghĩ đến việc gần một năm đi làm mà ngày lễ không mua nổi cho cha mẹ một hộp bánh, tôi lại ứa nước mắt.
Tôi nhớ đến những ngày Trung thu khi tôi còn nhỏ. Nhà nghèo nhưng mẹ chẳng bao giờ quên mua quà bánh cho anh em chúng tôi. Ngày ấy, những chiếc bánh Trung thu không đắt đỏ như bây giờ. Chỉ với 2.000 đồng, chị em tôi đã có hai chiệc bánh nhân đậu xanh ngon lành. Hai chiếc lồng đèn ông sao của chị em tôi khiến lũ bạn phải mắt tròn, mắt dẹt, cũng chính tay mẹ làm.
Đang loay hoay soạn lại bộ hồ sơ xin việc, tôi nghe tiếng gõ cửa. Mở cửa, tôi giật mình vì trước mắt là mẹ. Tóc mẹ đã bạc nhiều hơn. Lâu rồi tôi không về nhà, nên không biết mẹ đã già đi nhiều. Mẹ tay xách nách mang đùm đề. "Mẹ làm gì mà mua nhiều đồ lên đây vậy?". Mẹ nhìn tôi thật lâu: "Bây gầy đi nhiều quá. Thiếu ăn phải không con?" Nước mắt tôi lại chực rơi. Mẹ nói, không chuyện gì qua mắt được mẹ. Sinh con ra, nuôi con lớn, niềm vui hay nỗi buồn của con, không cần nói ra, mẹ hiểu cả.
Mẹ đem cho con 5 ký gạo. Mẹ nửa đùa, nửa thật: "Lúa quê mình là nhất đó con. Con gái phải ăn uống đầy đủ cho mập mạp. Gầy xấu là ế đó con. Hết điện về, mẹ lại gởi lên cho". Mẹ giở theo một hũ mắm tép, một bịch cá khô, một hộp chà bông. "Sao giống con còn là sinh viên quá?". Tôi hỏi mẹ mà nước mắt như mưa. Mẹ xoa đầu tôi: "Con gái khờ. Có khó khăn, thiếu thốn gì cũng phải nói cho mẹ biết".
Như sực nhớ ra điều gì, mẹ lục mớ bao bịch cột năm, cột bảy, lấy ra một hộp bánh. Hai cái bánh dẻo, trắng phau. Giọng mẹ vui vẻ: "Mẹ xem ti vi họ dạy cách làm. Mẹ làm bốn cái, cho ba con và thằng Út hai cái. Còn hai cái, mẹ đưa lên đây. Hai mẹ con mình ăn đón Trung thu. Giờ đi ra ngoài mua, sợ độc hại lắm". Tôi biết mẹ sợ tôi buồn, nên nói khéo để an ủi tôi. Nhìn mẹ cười, hai khóe mắt đầy những vết nhăn, tôi thương mẹ biết bao.
Mùa Trung thu này, tôi được ăn loại bánh dẻo ngon nhất từ trước đến nay, vì trong hương vị bánh, có tình yêu thương và bàn tay dịu dàng của mẹ. Cảm ơn mẹ đã hiểu và luôn bên cạnh những lúc con khó khăn nhất. Đúng như câu thơ: "Con đã lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con".
Theo Alobacsi
Vòng tay ôm Ngày biết mẹ mang bầu, con nhảy nhót tưng bừng, đi khoe khắp nơi, con mừng vì sắp có bạn để chơi cùng mà. Đi học về là hỏi em bé khỏe không, mẹ có bị mệt không, khiến mẹ xúc động. Bố thường dặn dò: "Con sắp làm anh rồi, phải gương mẫu, không được khóc nhè nữa, đừng để mẹ cáu...