Một bản game Zelda “hàng cổ” vừa được bán thành công với giá 77 triệu đồng
Nhà đấu giá Heritage Auctions đã bán thành công một bản sao chưa mở và được phân loại cao cấp của The Legend of Zelda với giá 3.360 đô la, sau 30 lần trả giá từ những người muốn có được tựa game cổ điển.
Kể từ khi The Legend of Zelda lần đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản vào ngày 21 tháng 2 năm 1986, phát hành trên hệ thống đĩa Famicom Disk System và sau đó chuyển sang định dạng hộp băng cho máy NES, nó đã gây bão trên toàn thế giới. Cho đến tận ngày nay, mọi người vẫn luôn say me dõi theo những chuyến hành trình giải cứu thế giới của anh chàng Link cùng bạn bè của mình.
Tuy chúng ta đã có thêm nhiều phiên bản mới đẹp hơn và hấp dẫn hơn, nhưng không vì thế mà giá trị của phần game gốc bị xem nhẹ. Gần đây, một bản sao chưa mở bao của The Legend of Zelda đã được bán thành công tại nhà đấu giá Heritage Auctions có trụ sở tại Dallas. Bản sao quý nhận được hơn 30 lượt trả giá từ những người mua tiềm năng, và chỉ một “đại gia” may mắn sở hữu nó với số tiền 3,360 đô la – tức gần 78 triệu đồng.
Theo eBay, bạn có thể chọn một phiên bản chưa được phân loại với giá chỉ khoảng 50 đô la. Nhưng giá trị của bản sao này đến từ việc nó được Wata Games đánh giá B về seal (tình trạng bao bì) và chấm số điểm 9,4. Ngoài ra, nó không phải là phiên bản băng vàng nguyên bản, mà là bản 3 vít (three-screw) màu xám năm 1992 đến từ series tái phát hành “Classic Series”.
Video đang HOT
Bản sao The Legend of Zelda này không phải là người item duy nhất được bán với giá trị lớn ở đợt đấu giá vừa rồi. Bản sao Excitebike năm 1985 cũng tìm ra chủ nhân mới với giá 1.140 đô la; Dragon Warrior với giá 660 đô la, Teenage Mutant Ninja Turtles với giá 312 đô la, Wario’s Woods với giá 228 đô la và Mega Man 5 với giá 218 đô la.
Theo Dualshockers
11 tựa game khó đến mức người chơi chỉ muốn nghỉ game luôn và ngay (P.2)
Tiếp tục là những tựa game thử thách người chơi từ xưa cho tới nay.
7. The Legend of Zelda
Trước khi Internet ra đời, game thủ chỉ có thể tìm hiểu thông tin qua các tạp chí cũng như trao đổi trực tiếp với nhau để có thể tìm hiểu về những bí mật trong game. Phải nói rằng, điều này đã góp phần đáng kể giúp cho khá nhiều game thủ chinh phục được phiên bản The Legend of Zelda đầu tiên. Tựa game này thực sự là rất khó với các game thủ thời đó, chỉ có những người cực kỳ kiên nhẫn mới có thể hoàn thành được toàn bộ trò chơi kinh điển này.
8. Rayman
Rayman vừa là tên của một series game, vừa là tên của một nhân vật thích du hành trong vũ trụ hoạt hình đầy sáng tạo của tác giả Michel Ancel. Nghe hấp dẫn là vậy, thế nhưng nhiều game thủ đã nhụt chí sau khi chơi xong phần đầu tiên của tựa game này. Vấn đề của nó là có quá ít điểm checkpoint, do đó game thủ đã chết là sẽ phải chơi lại cả một quãng dài. May mắn là, các phần sau của tựa game đã chỉnh sửa lại và khắc phục được điểm yếu này. Tuy nhiên, phần 3 của nó lại bị chê là... dễ quá, đến việc game lại trở lại khó như ban đầu ở bản Rayman Origins vào năm 2011.
9. Battletoads
Battletoads là một trong những tác phẩm hay nhất của Rare, studio trước đây thuộc Nintendo nay đã chuyển về với Microsoft. Tựa game này được rất nhiều người chơi khen ngợi bởi ý tưởng sáng tạo độc đáo và phong phú của các nhà phát triển, tuy nhiên khá đáng tiếc là không nhiều người thực sự có thể chinh phục được hết game ở thời điểm game ra đời.
Tựa game này chỉ co duy nhất một độ khó, và sự khó nhằn của nó diễn ra đều đều trong suốt cả game. Ngay từ đầu game, người chơi đã phải đối diện những đối thủ khó nhằn rồi. Tuy nhiên, chiến đấu vẫn không phải là phần khó nhất, khi phần chơi có tên Turbo Tunnel sẵn sàng cho bạn game over trong một nốt nhạc nếu phản ứng không kip. Hy vọng, bản Battletoads sắp được ra mắt trong năm 2019 sẽ khắc phục những nhược điểm này.
10. The Elder Scrolls: Arena
Dòng game The Elder Scrolls đã trở thành một trong những dòng game RPG vĩ đại nhất mọi thời đại, khi các tác phẩm như Morrowind, Skyrim hay Oblivion luôn được các game thủ ngợi khen nhiệt liệt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, thuở xa xưa thì TES cũng bị nhiều người kêu trời vì game khó quá.
Với nhiều game thủ, tựa game The Elder Scrolls: Arena quá rắc rối bởi có nhiều yếu tố quá phức tạp cũng những lỗi game nghiêm trọng. Về sau này, chúng đã được sửa chữa và giờ game thủ đã có thể chơi game liền mạch từ đầu đến cuối mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, vượt qua được những màn chơi đầu tiên cũng đã là điều rất khó rồi. Khá nhiều fan của TES đã thử tựa game này, nhưng có lẽ chỉ có số ít mới có thể theo đuổi nó tới cùng mà thôi.
11. Below
Below là cái tên mới nhất xuất hiện trong bản danh sách thú vị và hóc búa này. Được công bố chính thức vào năm 2013, thế nhưng phải đến tháng 12 năm 2018 thì tựa game này mới chính thức được phát hành. Độ khó của nó đúng là đừng hỏi, đến mức các reviewer còn phải kêu trời vì có những chỗ khó quá mức cần thiết để "trừng phạt" người chơi.
Sau mỗi lượt chết, game thủ có thể tìm tới nơi mà họ đã ngã xuống để lấy lại đồ đạc lúc trước. Những màn chơi đầu ở gần thì không sao, nhưng những màn chơi sau để lấy lại đồ đạc thì có khi tốn tới vài tiếng đồng hồ và phải thử lại không ít lần. Độ khó kiểu này thực sự là một gánh nặng, và theo nhiều game thủ đây không phải là cách để kéo dài sự cuốn hút của trò chơi với họ.
Theo GameK
10 tựa game cổ điển có thể chơi ngay trên iPhone hoặc Android giúp bạn giải trí dịp nghỉ Tết Dương lịch 2019 Lưu y: Tac dung phu cua nhưng tưa game nay la chung se khiên ky nghi cua ban trôi qua nhanh hơn. Ngoai ra, trong ky nghi ban nên ra ngoai chơi vơi gia đinh, ban be, han chê ngôi môt minh chơi game. Nêu đa qua chan vơi nhưng game băn sung sinh tôn, MOBA hiên đai, mơi cac ban quay vê...