Một bài học cho các hiệu trưởng trẻ
Các vị khi được bổ nhiệm hiệu trưởng phải nhìn lại xem mình đã đủ tâm và tầm để nhận nhiệm vụ vô cùng khó khăn, thách thức, áp lực không?
Việc ông Đỗ Đình Đảo, nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu được điều chuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh chắc có lẽ là một quyết định đúng đắn, hợp lý của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời điểm này.
Sau bài viết: “Có nhiều sai phạm, hai hiệu trưởng bị điều về làm chuyên viên Sở Giáo dục” đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 08/02/2020, tôi cảm thấy khá tiếc cho ông hiệu trưởng tuổi đời còn rất trẻ là ông Đỗ Đình Đảo – nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu – Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh.
Dù có tiếc nhưng tôi thấy quyết định trên là quyết định hợp lý vì những diễn biến trong thời gian gần đây, với những kết luận sai phạm của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh như: Tài chính thiếu công khai theo quy định, nhận học sinh chuyển trường đến không đủ thủ tục như quy định, đưa người không có chuyên môn sư phạm đứng lớp dạy học sinh…
Bên cạnh việc có nhiều đơn thưa, việc thiếu công khai minh bạch trong nhà trường, việc kê khai lý lịch không rõ ràng của ông Đảo,… thì việc tiếp tục điều hành một trường lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh như Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, khó yên lòng giáo viên.
Cho nên việc điều chuyển ông Đảo về Sở Giáo dục và Đào tạo được xem như quyết định đúng đắn, hợp lý và đúng thời điểm để ông ta soi lại mình, để có cơ hội nhìn lại và khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh trong tương lai.
Tiếc cho vị hiệu trưởng trẻ tuổi
Thật lòng đọc thông tin tôi khá buồn và tiếc cho ông Đỗ Đình Đảo, một người hiệu trưởng còn khá trẻ mà đã làm hiệu trưởng gần 5 năm, 3 năm làm phó hiệu trưởng.
Tôi biết ông Đảo từ khi còn học phổ thông, ông được sinh ra trong một gia đình thuần nông ở vùng quê nghèo thuộc xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Khi học ở cấp III, tôi có dịp được biết ông Đảo là học sinh giỏi lớp 12A1 Trường Trung học phổ thông Trương Định, thị xã Gò Công.
Là một học sinh giỏi, là một cán bộ lớp năng động, ông đã thể hiện mình là một cán bộ năng động trong tương lai.
Cơ duyên đến với ngành sư phạm tôi tin ông sẽ trở thành một người thầy giỏi, một người có tố chất làm lãnh đạo trường học trong tương lai.
Bẵng đi một thời gian không gặp nhau, sau này tôi mối biết ông đã được làm hiệu trưởng một trường rất lớn của Thành phố Hồ Chí Minh là Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu, chúng tôi thầm chúc mừng ông.
Hiện nay, ông cũng gần 40 tuổi, nhưng đã làm hiệu trưởng từ khoảng 35 tuổi, cũng không quá nhỏ nhưng cũng coi là một hiệu trưởng trẻ, có nhiều cơ hội phát triển ở phía trước.
Nhưng với nhiều vụ việc xảy ra, những sai phạm liên tục và hiện nay vẫn còn đang bị tố cáo, khởi kiện,… thì đến lúc này Sở đã quyết định điều ông về làm chuyên viên.
Video đang HOT
Khi ông làm hiệu trưởng mặc dù cũng mắc nhiều sai phạm nhưng với nhiệt huyết, năng động, ông luôn tìm tòi những cái hay, cái mới để làm cho ngôi trường ngày một đi lên như phong trào đối thoại giữa giáo viên, nhân viên nhà trường, phong trào Thử một ngày làm sinh viên quốc tế Rmit, bác sĩ học đường,… để lại nhiều ấn tượng tốt trong học sinh và giáo viên nhà trường.
Hình ảnh hoạt động của ông Đảo tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu (Ảnh do tác giả cung cấp)
Lời cảnh tỉnh cho các hiệu trưởng trẻ
Việc bổ nhiệm các hiệu trưởng còn khá trẻ để phát huy sự năng động, sự sáng tạo, phát huy thế mạnh của tuổi trẻ là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên khi nhận nhiệm vụ mong các vị được bổ nhiệm làm hiệu trưởng luôn giữ gìn, luôn học tập trau dồi đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ và quan trong nhất là ổn định nhà trường trong đó có lực lượng giáo viên, học sinh và cả phụ huynh.
Hãy để cho mọi người thấy sự yên tâm, tin tưởng với những việc đang làm bằng sự nhiệt tình, chân thật, khách quan.
Các vị khi được bổ nhiệm hiệu trưởng phải nhìn lại xem mình đã đủ tâm và tầm để nhận nhiệm vụ vô cùng khó khăn, thách thức, áp lực không?
Nếu cảm thấy chưa đủ mong các vị đừng nhận, nếu sau khi nhận nhiệm vụ mà cảm thấy không phù hợp hoặc sự cố gắng của mình không mang lại hiệu quả mong các vị mạnh dạn, dũng cảm từ chức.
Nghề giáo là một nghề áp lực, nhưng hiệu trưởng còn bị áp lực gấp nhiều lần, hãy làm bằng cái tâm tốt nhất, lấy lợi ích của học sinh của tập thể lên hàng đầu thì mới có thể giữ vững tay chèo trên chiếc thuyền chắc sẽ có nhiều giông bão.
Nếu vì lợi ích cá nhân, tham lam, vụ lợi thì trước sau cũng sẽ bị đào thải.
Quay trở lại vụ việc ông Đỗ Đình Đảo, việc điều ông về làm chuyên viên Sở là một cách làm hay, kịp thời để ông có thời gian soi rọi lại những việc làm của mình, hạn chế khó khăn, khuyết điểm.
Trên cương vị mới, với năng lực cá nhân hy vọng ông sẽ luôn luôn cố gắng phát huy thế mạnh, học hỏi điều hay lẽ phải, vượt qua khó khăn, hy vọng sau này nếu được tiếp tục được làm lãnh đạo trường nào khác thì ông tránh đi vào vết xe đổ như hiện nay.
NHẬT KHOA
Theo giaoduc.net
Không ai bắt phải mang nỗi khổ tiếp khách mà than
Bản thân mình muốn hưởng tiếng tăm, bổng lộc đành phải chấp nhận và cái mà gọi là nỗi khổ chính là "thảm hoa" trải con đường công danh, bổng lộc của các bạn.
Đọc bài: "Nỗi khổ tiếp khách, nào ai thấu tỏ?" của tác giả Lam Hồng Lê, đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 2/2, chúng tôi thấy có đôi điều cần trao đổi cùng tác giả.
Khổ vì tiếp khách nhưng nhận lại sẽ gấp nhiều lần nên ít trường từ chối (Ảnh minh họa: Thanhhoa Cooks).
Trước hết, chúng tôi rất đồng tình với những phản ánh của tác giả. Chuyện cấp trên gọi cấp dưới đi tiếp khách cùng ngầm nhắn nhủ việc bao sô tất cả khoản chi phí hôm ấy không chỉ diễn ra ở một địa phương.
Chuyện này đã trở thành phổ biến ở nhiều nơi và làm liên lụy đến nhiều cấp (ví như cấp sở gọi phòng, cấp phòng gọi trường) để gánh đỡ chi phí.
Sau là, có đôi điều cần chia sẻ về nỗi khổ như tác giả đề cập.
Nỗi khổ chỉ bằng móng tay
Tác giả nói rằng khi bị cấp trên gọi đi tiếp khách và phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ là rất khổ và càng khổ hơn khi phải nghĩ "trăm phương ngàn kế" để lấy chỗ này đập chỗ kia cho hợp thức hóa chứng từ hồ sơ...
Chúng tôi cũng nói thẳng là, dù có khổ như thế nhưng nỗi khổ cũng chỉ bằng móng tay, như hạt cát giữa sa mạc. Đổi lại các vị lại nhận được khá nhiều.
Tính ra sự mất quá ít (mất công nghĩ cách, mất lòng cấp dưới vì chi nhiều nên eo hẹp tiền thưởng với giáo viên) nhưng lại nhận được cái lớn hơn gấp nhiều lần cho bản thân.
Nhận lại là món lợi khổng lồ
Đó là được lòng cấp trên, được tiếng là nhiệt tình, năng động, là giỏi giang, có tài ngoại giao...
Khi tiếng đã thơm thì bổng lộc cũng đến khá nhiều. Ngoài con đường công danh sự nghiệp thênh thang rộng mở nên sẽ được ưu ái cho về trường trọng điểm, trường "ngon" (ở cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).
Ở những trường này, bổng lộc đến tha hồ nhận. Trường "ngon" thì mọi thứ đều "ngon" như học trò ngon (phần lớn là học sinh ngoan, học giỏi).
Là phụ huynh ngon (nhiều phụ huynh có điều kiện kinh tế khá giả sẽ rất hào phóng trong việc đóng góp). Là giáo viên ngon (nhiều giáo viên có điều kiện nhất là giáo viên có thu nhập cao từ dạy thêm)...
Trường vừa có tiếng, lại vừa có miếng nên bao danh hiệu thi đua cũng biết tìm đường về. Và hiệu trưởng nhờ đó, danh càng nổi như cồn.
Không ai bắt phải khổ
Trong thực tế, không ít hiệu trưởng lại luôn trông chờ mình được cấp trên gọi tên đi tiếp khách để có dịp ghi điểm trong mắt lãnh đạo.
Nghĩ cho cùng, hiệu trưởng cũng chẳng phải bỏ tiền túi của mình ra. Mọi khoản đều đổ lên đầu nhà trường và giáo viên là người gánh chịu nhưng lợi lộc chỉ một mình hưởng.
Nếu ai đó không muốn mang nỗi khổ ấy cũng chẳng khó khăn gì. Hoặc là đi tiếp khách nhưng không chi, hoặc là từ chối thẳng: "Trường em hết kinh phí".
Đảm bảo rằng, chỉ 2 lần như thế sẽ chẳng ai gọi đi nữa. Chúng tôi biết khá rõ một hiệu trưởng tiểu học luôn biết "cãi lệnh" cấp trên như việc buộc nhà trường mua văn phòng phẩm theo địa chỉ mà phòng giới thiệu.
Sau khi nắm giá cả thấy bên ngoài bán rẻ hơn, thầy hiệu trưởng này đã cương quyết từ chối.
Rồi việc phòng yêu cầu hỗ trợ tiền phòng đi tiếp khách, thầy hiệu trưởng cũng trả lời thẳng thừng trường mình hết tiền rồi.
Không được như ý, đương nhiên thầy bị phòng ghét. Có lần thầy chia sẻ: "Họ xem mình như cái gai trong mắt, luôn bắt ne, bắt nẹt đủ thứ". Bù lại nhiều thầy cô giáo lại rất yêu mến thầy.
Vậy nên đừng than khổ khi bị lãnh đạo gọi đi tiếp khách vì khổ hay sướng là do chính mình chọn.
Bản thân mình muốn hưởng tiếng tăm, lợi lộc đành phải chấp nhận và cái mà gọi là nỗi khổ chính là 'thảm hoa" trải con đường công danh, bổng lộc của các bạn.
Thuận Phương
Theo giaoduc.net
Quy định trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký, ban hành Nghị định số 14/2020/NĐ-CP ngày 24/1/2020 Quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng trợ cấp chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2020. Ảnh minh họa Nghị định gồm 3 chương, 11...