Một bác sĩ khám dịch vụ không được quá 35 người/ ngày
Bộ Y tế đề xuất, mỗi bác sĩ không được khám quá 35 người bệnh trong một ngày làm việc 8 tiếng.
Sắp tới, một bác sĩ khám dịch vụ không được quá 35/ngày.
Bộ Y tế vừa công bố Dự thảo về tổ chức hoạt động và giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu.
Theo đó, Dự thảo đề xuất, mỗi bác sĩ không được khám quá 35 người bệnh trong một ngày làm việc 8 tiếng; phòng điều trị không được kê quá 4 giường và đủ diện tích theo quy định; đảm bảo nhân lực và các trang thiết bị y tế kèm theo.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, hiện không có cách gì giám sát thời gian khám bệnh của bác sĩ theo đúng hướng dẫn tối thiểu là 10 phút/bệnh nhân. Do đó, với con số 35-50 bệnh nhân/ngày, mỗi bệnh nhân tối thiểu sẽ được bác sĩ hỏi bệnh, chẩn đoán, tư vấn trong 5 phút chứ không phải 1,2 phút.
Video đang HOT
Ngoài ra, Dự thảo cũng cho biết, các bệnh viện được tự quyết định mức giá khám chữa bệnh theo yêu cầu với các yếu tố cấu thành gồm: chi phí trực tiếp, tiền lương, chi phí quản lý, khấu hao, tích lũy mở rộng phát triển kỹ thuật… Riêng giá khám bệnh, ngày giường không được vượt quá mức giá tối đa do Bộ quy định.
Cụ thể, giá trần khám theo yêu cầu được áp dụng theo các mức sau: tại Hà Nội và TP HCM 200.000 đồng; tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ là 150.000 đồng và các tỉnh thành còn lại 100.000 đồng. Tương tự, giá ngày giường cũng dao động trong khoảng từ 300.000 đến 2,4 triệu đồng theo 3 nhóm địa phương trên và theo số giường bệnh trong một phòng.
Dự thảo cũng đề xuất, không để người bệnh nằm ghép, đảm bảo đủ số giường cho người không sử dụng phòng điều trị theo yêu cầu. Trường hợp bệnh viện đã kê thêm giường bệnh nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho người bệnh bảo hiểm y tế và luôn có từ trên 10% số giường bệnh phải nằm ghép 2, không được tổ chức các buồng bệnh theo yêu cầu tại các khoa điều trị hiện có.
Để giảm thời gian và lưu lượng người chờ khám bệnh tại khoa khám bệnh của các bệnh viện hiện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, mỗi bác sĩ khám bệnh không quá 35 người/ngày vào năm 2020.
Theo Danviet
Bí thư Hà Nội: Vào phố đi bộ gửi xe 500 nghìn, có chịu được không?
"Vừa rồi nhân dân kêu rất nhiều về thu phí ở bãi xe lậu. 500 nghìn đồng một xe, như thế có chịu được không? Lãnh đạo phường ở đây có biết không? Tất cả tình cảm tốt đẹp nhất người ta dành cho Hà Nội, cho Hoàn Kiếm mà về thu 500 nghìn đồng gửi xe là hết rồi", Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nói.
Ngày 27/9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải làm việc với Quận ủy Hoàn Kiếm. Tại đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh giá cao những công việc vừa qua quận Hoàn Kiếm đã nỗ lực triển khai như: quản lý về quy hoạch, trật tự xây dựng; vệ sinh môi trường; đẩy mạnh ngành du lịch, dịch vụ, thương mại; đẩy mạnh việc giãn dân phố cổ. Đặc biệt là việc triển khai các tuyến phố đi bộ đã nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của người dân cả nước cũng như du khách nước ngoài.
"Xây dựng các tuyến phố đi bộ vừa rồi được cả nước quan tâm, du khách quốc tế quan tâm. Khi thực hiện cũng đã có kế hoạch chuẩn bị từ trước và cũng hết sức vất vả để tổ chức tuyến phố này. Tất nhiên, với thí điểm như vậy thì có những mặt được, có những mặt còn hạn chế. Và quận Hoàn Kiếm cùng thành phố, các sở ban ngành xử lý rất kịp thời những vấn đề liên quan đến phố đi bộ, để từng bước đáp ứng được mong mỏi của người dân", Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải làm việc với Quận ủy Hoàn Kiếm
Theo ông Hoàng Trung Hải, mặc dù việc triển khai phố đi bộ vẫn còn "ý kiến nọ kia" nhưng có nhiều người bày tỏ trước đây khu vực hồ Gươm không vào được vì đông quá thì giờ có đi bộ có thể nhẩn nha hơn để thưởng thức văn hóa lịch sử, kiến trúc môi trường Hà Nội. Đây chính là nỗ lực hết sức lớn mà Hoàn Kiếm đã làm được và trong năm trật tự văn minh đô thị.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng cho rằng, du lịch, dịch vụ, thương mại của Hoàn Kiếm vẫn còn tiềm năng lớn. Vì vậy, quận Hoàn Kiếm cần khắc phục những hạn chế, yếu kém để khai thác thế mạnh. Và muốn làm như thế thì đội ngũ cán bộ, lãnh đạo phải nghiên cứu phần phê bình để thấy mặt trái, hạn chế còn nhiều để khắc phục.
"Công tác quy hoạch, du lịch vừa rồi đã làm tốt nhưng phải làm tốt hơn. Phố đi bộ bảo là trung tâm nhưng tôi đến đây, tôi bật điện thoại lên có thấy gì không? Tôi muốn tìm hàng phở ngon thì làm thế nào? Phải làm nhiều hơn, bền bỉ hơn", ông Hoàng Trung Hải nói.
Tại buổi làm việc, ông Hoàng Trung Hải cũng chỉ rõ những tồn tại khi mở rộng tuyến phố đi bộ. Cụ thể, đó là du khách bị "chặt chém" khi gửi xe ở các bãi xe lậu. "Chúng ta làm như vậy nhưng vẫn bị nhân dân kêu rất nhiều về thu phí ở bãi xe lậu. 500 nghìn đồng một xe, như thế có chịu được không? Lãnh đạo phường ở đây có biết không? Tất cả tình cảm tốt đẹp nhất người ta dành cho Hà Nội, cho Hoàn Kiếm mà về thu 500 nghìn đồng gửi xe là hết rồi. Địa bàn nào, phường nào, để các dịch vụ chặt chém tồn tại là phải chịu trách nhiệm", Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ rõ bất cập.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém như trên, ông Hoàng Trung Hải yêu cầu quận Hoàn Kiếm đẩy mạnh việc cải cách hành chính theo tinh thần phục vụ người dân, doanh nghiệp xứng đáng là một trung tâm của cả nước, là bộ mặt của Thủ đô; dẹp bỏ tình trạng "chặt chém" du khách; cải thiện vệ sinh môi trường; nâng cao chất lượng dịch vụ...
Quang Phong
Theo Dantri
Dự thảo mới về ô tô nhập khẩu: Đã "dễ thở" hơn Dự thảo mới của Bộ GTVT không còn yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp phải nộp "Bản chính giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất cấp cho xe cơ giới thực tế nhập khẩu hoặc Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng". Sau quá trình lấy ý kiến góp ý, đến nay nhiều hiệp hội, doanh nghiệp liên quan đánh giá...