Một anh giáo viên dạy Hóa mạo hiểm mang “máy bay” về làng rồi bay khắp cánh đồng miền Trung – Tây Nguyên chăm lúa
Hình ảnh chiếc máy bay phun thuốc, chở phân trên những cánh đồng hay rải hạt trên những mảnh vườn ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã dần quen thuộc với người nông dân nơi đây.
Một đội bay hỗ trợ bà con nông dân đang hoạt động tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, do anh Trần Văn Hùng quản lý. Với 6 thiết bị bay cùng 12 thành viên, đội bay đang đi khắp dải đất miền Trung và khu vực Tây Nguyên để hỗ trợ nông dân.
Đội bay miền Trung Tây Nguyên đi phun thuốc ở Quảng Nam. Ảnh PV
Lực lượng lao động trẻ và trung niên ở nông thôn khan hiếm, giá nhân công ngày càng cao, sự xuất hiện của đội bay được cho là cứu tinh với nhiều thửa ruộng.
“Chúng tôi không ngại khó, không ngại khổ, chỉ sợ bà con vất vả mà không có được thành quả gì” – anh Hùng chia sẻ.
Hiện nay, việc phun thuốc bảo vệ thực vật theo cách truyền thống không chỉ độc hại đối với sức khỏe mà còn không thực sự hiệu quả với cây trồng khi lượng thuốc bằng tay không thể đồng đều.
Những thành viên của đội bay đều là những thanh niên trẻ, có đam mê với công nghệ.
Các thiết bị bay đang dần thay thế người nông dân canh tác nhờ việc thu thập và phân tích dữ liệu tinh vi. Qua đó, có thể phát triển các kỹ thuật canh tác chính xác, sẽ tạo ra năng suất cao hơn với ít tài nguyên hơn.
Video đang HOT
Thiết bị bay không người lái bảo vệ thực vật có thể được vận hành từ xa, tránh nguy hiểm cho nông dân phun thuốc khi tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật và đảm bảo an toàn cho hoạt động phun thuốc.
“Theo tính toán, thiết bị bay phun thuốc bảo vệ thực vật có diện tích hoạt động trong một ngày lên đến tối đa 80 ha, hiệu quả gấp hàng chục lần so với việc phun thuốc thông thường”, anh Hùng cho hay.
Những buổi đầu đi phun trình diễn của đội bay.
Mang “máy bay” về làng
Ý tưởng đem “máy bay” về làng xuất phát từ khi anh Hùng đang là một giáo viên dạy Hóa học tại trường Trung học phổ thông Thừa Lưu, Thừa Thiên – Huế. Bằng khát khao thay đổi nông nghiệp lạc hậu hiện tại ở địa phương, phần vì niềm đam mê với công nghệ, anh mạnh dạn đầu tư vào thiết bị bay nông nghiệp để canh tác tại quê nhà.
Lúc đó, thiết bay đã khá phổ biến tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa hơn nhất nhì Việt Nam, nhưng tại các tỉnh duyên hải Miền Trung Tây Nguyên, nông dân chưa được tiếp cận với công nghệ mới này.
Anh Hùng là một trong những người tiên phong vừa giúp bà con nhận thấy tiềm năng của thiết bị bay phun thuốc, vừa đưa công nghệ mới này về với làng quê.
Đội bay Miền Trung Tây Nguyên mang máy bay lên đến vùng cao ở Thừa Thiên – Huế. Ảnh PV
Sau khi phun thử nghiệm cho mảnh ruộng nhà của mình thành công, anh đào tạo 2 thanh niên ở địa phương trở thành “phi công” và cùng bắt đầu hành trình.
Ban đầu, cũng có những người nông dân còn e ngại về cách làm mới này. Nhưng hiệu quả của việc sử dụng thiết bị bay trong canh tác nông nghiệp được thể hiện rõ trên cánh đồng, tiếng lành đã đồn xa. Các thiết bị bay của đội anh Hùng tiếp tục cất cánh ở nhiều làng quê khác.
Ban đầu người dân còn nghi hoặc về dịch vụ phun thuốc, họ đã quen với nông nghiệp truyền thống.
Hiện tại, đội bay đã tiếp cận đến các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Bình Phước, Phú Yên…
Anh Hùng cho biết: “Cả đội chúng tôi đã làm việc bằng tất cả đam mê, không sợ lỗ, không cần lãi, vì chúng tôi biết, tiềm năng của thiết bị bay không người lái trong tương lai như thế nào”.
Điều quan trọng nhất, như anh Hùng tâm niệm, đó là chinh phục được bà con nông dân tham gia vào quá trình canh tác nông nghiệp hiện đại, thay đổi tư duy trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử
Do đại dịch COVID-19 nên giao dịch qua sàn thương mại điện tử gia tăng nhanh chóng. Năm 2021, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng khoảng 18%.
Do đó, việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử đang trở thành xu hướng tất yếu với sự hỗ trợ của ngành bưu chính.
Bước đầu khi đưa nông sản lên "sàn"
Triển khai Quyết định số 1034/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, hàng nghìn tấn vài thiểu Bắc Giang đạt tiêu chuẩn GlobalGAP đã được sàn thương mại điện tử và xuất khẩu sang thị trường khó tính như Nhật Bản, Đức...
Hỗ trợ nông dân mở gian hàng số trên sàn thương mại điện tử theo hình thức cầm tay chỉ việc. Ảnh: CTV
Từ những bước đi hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản, năm 2021 Bưu điện Việt Nam bắt đầu tham gia sâu rộng vào chiến lược chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn thông qua việc hỗ trợ 2,7 triệu hộ nông dân lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart.vn.
Cùng với chính quyền địa phương, Bưu điện Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân như đào tạo, hướng dẫn các chủ tài khoản mới biết cách bán hàng trên sàn thương mại điện tử; hỗ trợ truyền thông, quảng bá sản phẩm, xúc tiến bán hàng cũng như cung cấp các dịch vụ logistics, thanh toán, giao sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Theo Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), đơn vị phối hợp các đối tác xuất khẩu 80 tấn vải thiều đi ba quốc gia gồm: Nhật Bản, Australia và Czech. Kết thúc mùa vải năm 2021, Vietnam Post đã hỗ trợ người dân Bắc Giang tiêu thụ gần 4.300 tấn vải qua sàn thương mại điện tử Postmart.vn.
Phát huy kết quả đạt được, ông Nguyễn Kiên Cường, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, từ nay đến năm 2025, đơn vị sẽ phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam tập trung phối hợp thực hiện tuyên truyền, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm; triển khai chuỗi cung ứng hàng hoá, nông sản nông nghiệp an toàn, chất lượng cao của các hội viên, nông dân; xây dựng và phát triển chuỗi sản xuất giá trị bền vững gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia; phát triển lực lượng cộng tác viên, đại lý bán hàng.
Tiếp tục mở rộng mạng lưới
Bưu điện Việt Nam đặt mục tiêu rà soát, hỗ trợ 7,5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp cập nhật thông tin lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Đồng thời, các hộ nông dân sẽ được Bưu điện Việt Nam miễn phí toàn bộ các loại chi phí lên sàn. Nhân viên bưu điện hỗ trợ đăng ký các công cụ thanh toán điện tử kèm theo các chính sách đào tạo, tập huấn, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.
Ông Chu Quang Hào, Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam khẳng định: "Sẽ tập trung rà soát, cập nhật các thông tin của hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT cũng như giúp nông dân, HTX nông nghiệp chủ động sử dụng công nghệ, từng bước chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông sản. Hiện nay, Bưu điện Việt Nam đã có kế hoạch kết nối với các sàn TMĐT của Bưu chính các nước như Nhật, Singapore và 1 số nước trong khu vực. Sản phẩm của chúng ta khi đưa lên sàn Postmart.vn sẽ được link vào các sàn TMĐT của các quốc gia trong khu vực, tiến tới mở rộng ra các nước phát triển".
"Bưu điện Việt Nam cũng sẽ bổ sung thêm các tiện ích trên sàn TMĐT Postmart.vn để đảm bảo việc giao lưu, tiêu thụ hàng hóa của người dân được thuận tiện hơn. Ví dụ như đối với việc tiêu thụ các sản phẩm nhỏ lẻ, các hộ nông nghiệp, các thôn, các xã có thể thành lập các nhóm và chia sẻ sản phẩm ngay tại thôn, xã trên sàn. Như vậy, sàn sẽ giải quyết được mong muốn trao đổi sản phẩm giữa các hộ nông dân trong cùng một địa bàn", ông Chu Quang Hào cho biết.
Đối với những sản phẩm có thương hiệu và chất lượng tốt, các hộ sản xuất nông nghiệp hoàn toàn có thể tính tới các bài toán xuất khẩu nông sản ra các thị trường, qua đó nâng tầm nông sản Việt trên thị trường quốc tế. Để đảm bảo chất lượng hàng hóa nông sản, sắp tới, Bưu điện Việt Nam sẽ tăng cường đầu tư hệ thống kho lạnh tại các vùng miền. Khi có hệ thống này, hoa quả, sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản,.. sẽ được đảm bảo về mặt chất lượng và sẽ thực hiện đúng nguyên tắc bán trái địa bàn, trái mùa, trái vụ song vẫn đảm vảo được giá trị sản phẩm.
Ông Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khẳng định, nhiệm vụ chuyển đổi số nông nghiệp, kết nối tiêu thụ nông sản và hỗ trợ nông dân là xu hướng. Hội Nông dân Việt Nam và Bưu điện Việt Nam sẽ thành lập Ban chỉ đạo, tổ công tác triển khai thỏa thuận hợp tác từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, thành phố đảm bảo chỉ đạo thông suốt, sát với tình hình thực tế.
Để chuyển đổi số nông nghiệp và tiêu thụ được nông sản, ông Nguyễn Xuân Định cũng lưu ý, việc đào tạo, hướng dẫn cho các hộ sản xuất nông nghiệp cũng triển khai từ cách thức nuôi trồng để tạo ra những sản phẩm an toàn chất lượng đến việc sử dụng máy tính, điện thoai thông minh, Internet, nền tảng thương mại điện tử... để nông dân sớm làm chủ được hình thức bán hàng mới.
Cần Thơ: Hỗ trợ nông dân tiêu thụ 5 tấn thanh long ruột đỏ Ngày 11/1, tại Nhà Văn hóa Lao động thành phố Cần Thơ, Công đoàn ngành Giáo dục và Trung tâm Hỗ trợ học sinh - sinh viên thành phố Cần Th phối hợp tổ chức điểm bán, hỗ trợ tiêu thụ thanh long ruột đỏ giúp nông dân. Hỗ trợ tiêu thụ 5 tấn thanh long ruột đỏ cho nông dân. Phó Giám...