Moskva có thể tổ chức cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga – Ukraine
Ngày 1/6, Nga thông báo không loại trừ khă năng tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky nhưng lưu ý cần có sự chuẩn bị sớm nếu tổ chức.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết công tác chuẩn bị cho một thỏa thuận hòa bình với Ukraine đã tạm dừng từ lâu và đến nay chưa được khởi động trở lại. Trước đó, Ukraine nói rằng nếu Nga tiến hành sáp nhập các khu vực Kherson, Zaporizhzhia và Donbass thì mọi cuộc hòa đàm song phương sẽ chấm dứt. Về phần mình, Moskva cho rằng người dân các vùng này phải tự quyết định tương lai của chính họ.
Cùng ngày, Điện Kremlin cũng cảnh báo các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào ngành dầu mỏ Nga sẽ tác động tới thị trường năng lượng toàn cầu đồng thời cho biết Moskva sẽ điều hướng xuất khẩu dầu để hạn chế tổn thất. Trong tuần, các lãnh đạo EU đã nhất trí cấm nhập khẩu dầu thô của Nga, tiến tới cắt 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga sang khối này vào cuối năm nay.
Người phát ngôn Peskov cho rằng những biện pháp trừng phạt trên sẽ gây tác động tiêu cực tới toàn bộ châu Âu, tới người dân châu Âu, cả Nga và EU, cũng như cho toàn bộ thị trường năng lượng thế giới. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), năm 2021, khoảng 25% lượng dầu cung cấp cho thị trường EU là từ Nga. EU là thị trường nhập gần 50% tổng sản lượng xăng dầu xuất khẩu của Nga trong năm ngoái. Trong khi đó, hiện nay giá năng lượng đã tăng lên các mức cao nhất trong nhiều năm, đẩy lạm phát lên các mức kỷ lục mới đồng thời làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở châu Âu và Mỹ.
Điện Kremlin cho biết Moskva đã bắt đầu điều hướng nguồn cung năng lượng sau khi châu Âu áp dụng các biện pháp trừng phạt. Ông Peskov khẳng định động thái mới được thực hiện có trọng tâm và mang tính hệ thống, sẽ giúp nước này giảm thiểu những tác động tiêu cực từ các biện pháp trừng phạt. Ấn Độ đã nhanh chóng đặt mua một số lượng lớn dầu mỏ Nga.
Sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2, các nước phương Tây đã áp dụng nhiều vòng trừng phạt nhằm cô lập các lĩnh vực tài chính và kinh tế của Nga. Trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra đầu tuần này, EU đã nhất trí gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga, trong đó hạn chế phần lớn nhập khẩu dầu mỏ từ Nga, ngoại trừ đường ống dẫn tới Hungary.
Chiến sự tới trưa 20.3: Ukraine nhận thêm vũ khí
Ukraine đang tiếp nhận các lô vũ khí mới từ Mỹ giữa lúc chiến sự vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi tại Ukraine.
Lực lượng thân Nga lái xe bọc thép tại thành phố cảng Mariupol, Ukraine ngày 19.3. Ảnh REUTERS
Thực địa vẫn phức tạp
Reuters dẫn lại thông tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine vào tối 19.3 cho biết các lực lượng Nga vẫn tiếp tục chiến dịch ở khu vực Donetsk, phía đông Ukraine. Tuy nhiên, quân đội Nga đã buộc phải tập hợp tại một số khu vực ở phía nam Ukraine và các lực lượng dự bị bổ sung đã được triển khai ở đó.
Trong khi đó, bộ chỉ huy quân đội Ukraine phụ trách các lực lượng tại hai khu vực ly khai ở miền đông nước này cho biết họ đã chống lại 10 cuộc tiến công hôm 19.3, phá hủy tổng cộng 28 xe tăng, xe bọc thép. Nga chưa xác nhận các thông tin này.
Theo Reuters, Nga hiện tiếp tục bao vây nhiều thành phố và thực hiện các cuộc pháo kích. Bộ Quốc phòng Nga thông báo không quân nước này đã phá hủy 59 cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine trong ngày 19.3.
Theo TASS dẫn lời người đứng đầu Trung tâm quản lý quốc phòng Nga cho biết phía Nga đã mở 10 hành lang nhân đạo ở Kiev, Mariupol, Chernigiv, Sumy, và Kharkiv vào ngày 19.3, nhưng phía Ukraine đồng ý ba và đề nghị thêm 11 hành lang nhân đạo để sơ tán dân thường. Phía Ukraine thì cho biết muốn tiếp tục sơ tán dân thường an toàn thông qua các hành lang nhân đạo. Trước đó, hai bên nhiều lần cáo buộc lẫn nhau.
Ukraine sáng 20.3: Mỹ tiếp tục chuyển vũ khí cho Ukraine
Ukraine nhận thêm vũ khí
Reuters ngày 20.3 đưa tin Ukraine sẽ tiếp nhận lô hàng vũ khí mới, bao gồm tên lửa Javelin và Stinger, từ Mỹ trong vài ngày tới. Trước đó, các nguồn tin cho biết Washington đang cân nhắc việc cung cấp cho Ukraine những thiết bị bay không người lái (UAV) tấn công kiểu cảm tử, chẳng hạn như Switchblade.
Xem thêm: Mỹ bổ sung vũ khí cho Ukraine, gợi ý Thổ Nhĩ Kỳ chuyển giao S-400 cho Kyiv
Bên cạnh việc viện trợ vũ khí cho Kyiv, Mỹ đã gợi ý Thổ Nhĩ Kỳ gửi các hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga sản xuất cho Ukraine. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đang đề nghị các đồng minh đang sử dụng những dòng vũ khí, khí tài của Nga, bao gồm S-300 và S-400, cân nhắc việc chuyển giao cho Ukraine.
Ukraine kêu gọi đàm phán, Nga dùng tên lửa siêu thanh
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19.3 thông báo nước này đã dùng vũ khí siêu thanh Kinzhal nhắm vào một kho quân sự ngầm lớn chứa tên lửa và đạn dược cho máy bay tại vùng Ivano-Frankivsk ở miền tây Ukraine.
Xem nhanh: Chiến dịch quân sự Nga ở Ukraine tiếp tục đến ngày thứ 24
Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine luôn đưa ra các giải pháp cho hòa bình và mong muốn tham gia các cuộc đàm phán có ý nghĩa, trung thực về hòa bình và an ninh.
Interfax đưa tin Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow dự kiến chiến dịch ở Ukraine sẽ kết thúc với việc ký kết một thỏa thuận toàn diện về các vấn đề an ninh, bao gồm quy chế trung lập của Ukraine. Tuần trước, Kyiv và Moscow đều cho biết có tiến triển trong các cuộc đàm phán nhằm hướng tới phương án chính trị đảm bảo an ninh cho Ukraine, đồng thời không để Ukraine gia nhập NATO.
Ông Putin tuyên bố quân đội Nga đang làm mọi thứ để cứu mạng dân thường Ukraine Trong một cuộc điện đàm mới nhất với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng trong chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, Lực lượng vũ trang Nga đang làm mọi cách để cứu mạng dân thường, Điện Kremlin cho biết, TASS trích dẫn. Tổng thống Putin tuyên bố quân đội Nga đang làm mọi thứ để cứu...