Moskva cáo buộc NATO diễn tập tấn công tên lửa vào Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói NATO đang đẩy mạnh hoạt động do thám và huấn luyện gần nước này, trong đó có mô phỏng đòn tấn công tên lửa.
“Trước đây chủ yếu là những chuyến bay trinh sát với tần suất ít hơn, nhưng giờ máy bay NATO thường xuyên áp sát biên giới Nga trong những chuyến huấn luyện, bao gồm cả nội dung mô phỏng tấn công tên lửa và sử dụng lượng lớn phi cơ các loại”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói trong cuộc phỏng vấn trên kênh Rossiya 24 hôm qua.
Oanh tạc cơ B-52H Mỹ diễn tập trên bầu trời Ukraine hôm 4/9. Ảnh: USAF.
Bộ trưởng Shoigu thêm rằng NATO đã tiến hành khoảng 120 chuyến bay trinh sát gần biên giới Nga từ đầu năm đến nay, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Quân đội Nga đã phải triển khai ít nhất 10 chuyến bay giám sát trinh sát cơ NATO trên biển Baltic, biển Barents và Biển Đen ngày 23/8-2/9.
Video đang HOT
“Chúng tôi hiểu mục đích và lý do NATO tiến hành những hoạt động này. Nga không có lựa chọn nào khác ngoài trở nên mạnh mẽ, mọi thứ đang được thực hiện để bảo đảm không gì có thể đe dọa đất nước”, Shoigu nhấn mạnh, đề cập vụ biên đội máy bay B-52H Mỹ hoạt động gần bán đảo Crimea tuần trước.
Washington và Moskva thường triển khai oanh tạc cơ hoặc trinh sát cơ áp sát không phận của nhau. Máy bay của hai nước luôn chạm mặt trong các nhiệm vụ này nhưng thường tiếp cận và giám sát chuyên nghiệp, an toàn. Tiêm kích Nga nhiều lần buộc máy bay quân sự của Mỹ và NATO chuyển hướng khi chúng tiếp cận gần biên giới.
Trung tâm Kiểm soát Phòng thủ Quốc gia Nga hôm 4/9 cho biết đơn vị trực ban phòng không Quân khu miền Nam đã triển khai 8 tiêm kích Su-27 và Su-30 để giám sát biên đội 3 oanh tạc cơ B-52H Mỹ hoạt động trên Biển Đen và Biển Azov.
Cùng thời điểm đó, hàng loạt máy bay trinh sát và do thám tín hiệu của Mỹ và Anh cũng hiện diện gần bán đảo Crimea, gồm một chiếc RC-135V/W Rivet Joint, một máy bay Airseeker và một phi cơ Sentinel R1. Chúng dường như được triển khai nhằm thu thập dữ liệu tình báo về khả năng phản ứng và tín hiệu điện tử của lực lượng Nga khi chặn biên đội B-52H.
Ông Trump sẽ rút khỏi NATO nếu đắc cử Tổng thống?
Các quan chức Mỹ và châu Âu lo ngại, nếu ông Trump giành chiến thắng trong nhiệm kỳ tới, Tổng thống Mỹ sẽ thực sự rút khỏi NATO.
Theo New York Times, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần trao đổi kín về việc rút khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và nếu đắc cử, ông Trump có thể sẽ thực hiện động thái này.
Các cựu quan chức an ninh quốc gia cấp cao dưới thời chính quyền Tổng thống Trump đánh giá, động thái trên có thể là một chiến thắng cho Nga bởi theo họ, Moscow luôn coi NATO là một trở ngại cho những tham vọng toàn cầu của Tổng thống Putin.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters
Tổng thống Trump từng không ít lần chỉ trích NATO. Hồi tháng 12, ông Trump đã phá vỡ một trong những nguyên tắc của liên minh này khi nói rằng Mỹ sẽ không bảo vệ thành viên trong liên minh này nếu họ bị tấn công.
New York Times cũng đưa tin, mặc dù Quốc hội Mỹ có thể sẽ ngăn chặn nỗ lực rút khỏi NATO nhưng ông Trump vẫn có thể sử dụng các biện pháp khác để làm suy yếu liên minh này. Chẳng hạn, nhà lãnh đạo Mỹ có thể nới lỏng việc thực hiện điều 5 trong Hiến chương NATO kêu gọi phòng thủ tập thể.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cho biết hồi tháng 6 rằng, trong Hội nghị Thượng đỉnh NATO năm 2017, Tổng thống Trump đã có những tranh cãi với các nhà lãnh đạo châu Âu bởi ông Trump cho rằng, các nước này không đóng góp đủ ngân sách quốc phòng cho NATO.
Trong cuốn sách "The Room Where it Happened" (tạm dịch là Căn phòng nơi diễn ra mọi việc), ông Bolton viết rằng, Tổng thống Trump nhiều lần nói ông muốn rút khỏi NATO. Tháng trước, ông Bolton nhận định với một tờ báo Tây Ban Nha rằng ông Trump thậm chí có thể tuyên bố ý định rút khỏi liên minh này vào tháng 10 tới như một lời hứa tranh cử trong nhiệm kỳ thứ 2 khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp diễn ra.
John Kelly, một vị tướng đã nghỉ hưu nhận định, "một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất ông từng đối mặt là ngăn Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi NATO".
"Đó là một rủi ro thực sự. Chúng ta biết từ Kelly và Bolton rằng, ông ấy muốn đi xa hơn nhiệm kỳ đầu tiên. Nếu ông ấy cảm thấy rằng ông ấy hoàn toàn đúng trong cuộc bầu cử này, và ông ấy cảm thấy rằng mọi người khuyến khích các chính sách của ông ấy, tôi cho rằng ông ấy sẽ rút khỏi NATO", Thomas Wright, giám đốc Trung tâm Mỹ và châu Âu tại Viện Brookings đánh giá với New York Times.
Nga nói không có lý do để bị đổ lỗi vụ Navalny Điện Kremlin cho rằng không lý do gì để đổ lỗi hay trừng phạt Nga, sau khi Đức nói lãnh đạo đối lập Navalny trúng chất độc thần kinh Novichok. "Chúng tôi không muốn các đối tác ở Đức và các nước châu Âu khác vội vàng đưa ra phán xét nào đó. Không có lý do gì để buộc tội nhà nước...