Moscow tiết lộ “điểm không thể quay đầu” trong quan hệ Nga – Mỹ
Nếu Mỹ chỉ định Nga là quốc gia tài trợ khủng bố thì đó sẽ là “điểm không thể quay đầu” trong quan hệ 2 nước và Washington biết rõ điều đó, một quan chức Bộ Ngoại giao Nga nhận định.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Tass công bố ngày 13/8, người đứng đầu Vụ Bắc Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Nga Aleksandr Darichev khi được hỏi về khả năng quan hệ Nga – Mỹ lao dốc sau khi Washington ủng hộ Kiev và áp lệnh trừng phạt chưa từng có lên Moscow đã nói rằng:
“Tôi không muốn suy đoán về những gì có thể xảy ra hoặc không xảy ra trong tình hình hỗn loạn hiện tại, khi mà phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã chà đạp lên luật pháp quốc tế và làm những điều hoàn toàn cấm kỵ trong quy tắc ngoại giao”.
Ảnh minh họa: Sputnik
Nhà ngoại giao Nga cũng bình luận về vấn đề chỉ định Nga là quốc gia tài trợ khủng bố, vốn được một số nghị sĩ Mỹ đề xuất gần đây.
“Việc thực hiện điều đó (đưa Nga vào danh sách quốc gia tài trợ khủng bố) đồng nghĩa với việc Washington đã vượt qua điểm không thể quay đầu, với sự phá hủy nghiêm trọng nhất cho quan hệ 2 bên, tới mức hạ cấp hoặc thậm chí làm gián đoạn tất cả mối quan hệ”, ông Darichev nhận định và cho biết “phía Mỹ đã được cảnh báo về điều đó”.
Hồi cuối tháng 7, Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua một nghị quyết không mang tính ràng buộc kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chỉ định Nga là quốc gia tài trợ khủng bố.
Tại Hạ viện, động thái tương tự cũng được Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi ủng hộ. Theo một bài báo của Politico, bà Pelosi thậm chí cảnh báo nếu ông Blinken không thúc đẩy biện pháp này, Quốc hội sẽ tự thông qua kế hoạch trên.
Các nghị sĩ Mỹ cho rằng việc đưa Nga vào cùng danh sách với Cuba, Triều Tiên, Iran và Syria sẽ giúp Washington tăng sức ép lên Moscow bằng cách mở rộng các biện pháp trừng phạt ra ngoài những ngành nhất định của nền kinh tế Nga.
Đến nay, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn ngần ngại thực hiện yêu cầu trên, cho rằng các biện pháp trừng phạt áp lên Nga vì cuộc chiến ở Ukraine đã đủ.
Vũ khí Nga ở Ukraine sử dụng nhiều công nghệ của phương Tây?
Hơn 450 linh kiện nước ngoài đã được tìm thấy trong các vũ khí Nga tham gia chiến sự Ukraine, mà theo tổ chức Anh là bằng chứng cho thấy Moscow lấy được công nghệ then chốt từ Mỹ, châu Âu và châu Á.
Nga sử dụng nhiều vũ khí có linh kiện từ nước ngoài. Ảnh AFP/GETTY
Kể từ khi chiến sự tại Ukraine bắt đầu cách đây 5 tháng, quân đội Ukraine đã tịch thu hoặc lấy được nhiều vũ khí còn nguyên vẹn hoặc bị tổn hại một phần của Nga.
Sau khi tháo dỡ để phân tích, họ phát hiện 27 hệ thống vũ khí Nga, từ tên lửa hành trình đến hệ thống phòng không, chủ yếu dựa vào công nghệ và linh kiện của phương Tây, theo Al-Jazeera hôm 9.8 dẫn báo cáo của Viện nghiên cứu quân sự Liên hiệp Hoàng gia (RUSI, trụ sở tại London của Anh).
Xem nhanh: Chiến sự Nga-Ukraine ngày thứ 167
Báo cáo của RUSI được cho là cung cấp phân tích chi tiết nhất đến thời điểm này về các thành phần của linh kiện phương Tây trong những dòng vũ khí Nga sử dụng tại Ukraine.
Khoảng 2/3 số linh kiện được các công ty ở Mỹ sản xuất. Trong đó, sản phẩm bán dẫn của hai hãng Analog Devices và Texas Instruments chiếm gần 25% số phụ tùng xuất xứ phương Tây của vũ khí Nga.
Những thành phần khác đến từ các công ty ở nhiều nước, từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan và Anh.
"Vũ khí Nga, vốn phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị điện tử phương Tây, đã mang cái chết đến nhiều người Ukraine", theo chuyên gia Jack Watling của RUSI.
Trong một trường hợp, tên lửa hành trình 9M727, một trong những dòng vũ khí hiện đại nhất của Nga có thể di chuyển tầm thấp để tránh radar và tấn công mục tiêu ở khoảng cách hàng trăm km, chứa đến 31 linh kiện nước ngoài.
Số linh kiện này đến từ các công ty như Texas Instruments và Advanced Micro Devices (Mỹ), cũng như Cypress Semiconductor, hiện thuộc về Hãng Infineon AG của Đức.
Trong một trường hợp khác, tên lửa hành trình Kh-101, từng được Nga phóng vào nhiều thành phố Ukraine, bao gồm Kyiv, cũng chứa 31 thành phần được xuất xưởng một phần từ Tập đoàn Intel và Xilinx.
Tên lửa bội siêu thanh Zircon mà hải quân Nga sắp trang bị mạnh ra sao?
Trước câu hỏi về việc tại sao vi mạch điện tử của họ được sử dụng trong nhiều vũ khí Nga, các công ty trên khẳng định họ tuân thủ các quy định về xuất khẩu và đã ngừng cung cấp linh kiện cho Nga.
RUSI kêu gọi siết chặt chính sách xuất khẩu và tăng cường các biện pháp quản lý để gây khó khăn hơn cho Nga trong việc bổ sung kho vũ khí của nước này, bao gồm tên lửa hành trình.
Chiến sự tối 8.8: Nga nói bắn hạ rốc két HIMARS, cảnh báo 'hậu quả thảm khốc' Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã bắn hạ gần 20 quả rốc két dành cho hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) ở Ukraine, trong khi Ukraine nói đã dùng vũ khí này để tấn công các vị trí quân sự thuộc Nga. Bộ Quốc phòng Nga hôm nay 8.8 tuyên bố các lực lượng nước này đã bắn...