Moscow Metro kỷ niệm 85 năm: Kiệt tác kiến trúc đẹp nhất thế giới
Hệ thống ga tàu điện ngầm Moscow được đưa vào hoạt động từ năm 1935 và đến hiện tại vẫn không ngừng mở rộng, gần như bao phủ toàn bộ thủ đô của nước Nga.
Tàu điện ngầm Moscow là một kiệt tác kiến trúc thực sự, nó không chỉ là phương tiện giao thông cho người dân và du khách mà còn là một địa danh theo đúng nghĩa của với những bí mật và truyền thuyết bên trong. Xét về tổng thể, hiện hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Moscow có 12 tuyến với tổng chiều dài là 313,1 km với 188 nhà ga, khối lượng hành khách vận chuyển mỗi ngày của hệ thống tàu điện này lên đến 6,8 triệu người.
Theo Joseph Stalin, tàu điện ngầm Liên Xô được cho là một trong những biểu tượng của thời đại. Do đó, một số tiền khổng lồ đã được đầu tư vào việc xây dựng và trang trí các nhà ga. Nhờ các cửa sổ kính màu tráng lệ, trang trí sang trọng, nhiều bức tượng, phù điêu và tấm khảm, các nhà ga được cho không khác gì cung điện dưới lòng đất.
Dưới đây là bộ sưu tập ảnh “ Moscow Metro kỷ niệm 85 năm: Kiệt tác kiến trúc đẹp nhất thế giới”: (Ảnh: Sputnik)
Vào ngày 15/5/1935, tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của Moscow chính thức đi vào hoạt động với hành trình dài 11,6 km.
Tần suất 5 -10 phút mỗi chuyến. Vào thời điểm ấy, hệ thống tàu điện ngầm Moscow là một trong những phương tiện công cộng thông minh và tiện lợi nhất trên thế giới, thể hiện sự tài năng, khéo léo của các kĩ sư trong việc xây dựng và thiết kế con đường trong lòng đất, hạn chế sự ùn tắc giao thông cho thành phố.
Giai đoạn những năm 1930-1935 việc xây dựng tàu điện ngầm Moscow đã được thực hiện bởi 540 nhà máy, 88 nghìn tấn kim loại, khoảng 600 ngàn mét khối gỗ, 330 nghìn tấn xi măng, hàng triệu khối đá nghiền, buta, sỏi đã được sử dụng để xây dựng.
Nhà ga được mở cửa từ 5h30 sáng cho đến 1h30 sáng hôm sau. Mật độ các chuyến tàu đến ga khá dày, vào thời gian cao điểm mật độ các chuyến tàu đạt 90 giây một chuyến trên tất cả các tuyến.
Video đang HOT
Các bến ga tàu điện ngầm Moscow được chia thành hai trường phái khác nhau là hiện đại và cổ điển. Mỗi ga tàu như một bảo tàng thực sự với những nét độc đáo trong kiến trúc và nét ấn tượng của các tác phẩm nghệ thuật.
Theo thống kê tàu điện ngầm Moscow vận chuyển hơn 8 triệu hành khách mỗi ngày, đây là một con số cao hàng đầu trên thế giới.
Ga tàu điện ngầm Metro “Công viên Chiến Thắng” của tuyến Arbat-Pokrovskaya được coi là sâu nhất, cách mặt đất 84 m, trong khi độ sâu trung bình của ga tàu điện ngầm tàu điện ngầm Moscow là 24 m.
Khoảng cách giữa hai ga tàu điện ngầm “Krylatskoe” và “Strogino” là dài nhất trong hệ thống tàu điện ngầm Moscow. Chiều dài của nó là 6.473 mét, vượt qua đoạn đường này mất khoảng 7 phút.
Ga tàu điện ngầm “Spartacus” của tuyến Tagansko-Kranopesk là một nhà ga nổi tiếng với thời gian hoàn thành kéo dài. Nó được bắt đầu xây dựng vào năm 1975 và khai trương tháng 12/2015. Các nhà chức trách đã lên kế hoạch để phục vụ các cư dân của một tiểu khu dân cư, được xây dựng trên khu vực sân bay Tushino.
Ngày nay, hệ thống này đã gần như hoàn thiện, bao gồm 207 ga tàu điện ngầm, 12 tuyến với tổng chiều dài 349,6 km. Hầu hết các đường ray và ga tàu điện ngầm đều ở dưới lòng đất. Nhưng cũng có những khu vực nằm trên mặt đất.
Chiều dài của hầu hết các tàu điện ngầm là 155 m (8 toa). Tại các ga tàu điện ngầm mới chiều dài của đoàn tàu là 162 m. Chiều rộng của đường ray tương tự với chiều rộng sử dụng trên đường sắt Nga (1524 mm).
Lưu lượng hành khách của hệ thống tàu điện ngầm Moscow là hơn 2,3 tỷ hành khách mỗi năm, đứng vị trí thứ hai về cường độ sử dụng trên thế giới (kém hơn tàu điện ngầm ở Tokyo, Nhật Bản).
Hệ thống tàu điện ngầm Moscow sử dụng hơn 24.000 nhân viên.
Ban nhạc biểu diễn ở một ga tàu điện ngầm.
Bức tranh dành riêng cho chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Moscow Metro kỷ niệm 85 năm: Kiệt tác kiến trúc đẹp nhất thế giới
Biểu diễn trượt băng nghệ thuật ở ga Delovoy Tsentr.
Bên trong một toa xe lửa trang trí theo phong cách Giáng sinh.
Gara để xe đạp tại Hà Lan đẹp như trung tâm mua sắm
Thành phố Utrecht, Hà Lan đã xây dựng gara dành cho xe đạp với quy mô lớn nhất thế giới, đẹp như trung tâm mua sắm.
Gara để xe đạp tại TP Utrecht, Hà Lan
Tại đất nước có lượng xe đạp (22 triệu chiếc) còn nhiều hơn cả dân số (17 triệu người) như Hà Lan, bãi đỗ dành cho xe đạp hoàn toàn là hạ tầng công cộng thiết yếu. Thậm chí, mới đây, thành phố Utrecht đã xây dựng hẳn gara dành cho loại xe này trên quy mô lớn nhất thế giới.
Gara xe đạp của Utrecht nằm dưới lòng đất, bên dưới Nhà ga Trung tâm, rộng 21.373m2, với 3 tầng, trong đó đường đi dành cho xe đạp dài 1.200m và sở hữu không gian để lưu trữ lên tới 12.500 chiếc xe. Mọi người có thể đạp xe dọc các làn đường màu hồng dẫn thẳng tới các điểm đỗ xe miễn phí.
Khu phức hợp dành cho xe đạp ấn tượng này do công ty kiến trúc Ector Hoogstad Architecten thực hiện, sử dụng các vật liệu như thép, gỗ và xi măng và được kỳ vọng trở thành điểm tham quan hấp dẫn.
Sự ra đời của gara xe đạp tại Utrecht đã lật đổ danh hiệu gara dành cho xe đạp lớn nhất thế giới mà Tokyo đang nắm giữ với hạ tầng ở sân ga Kansai sở hữu sức chứa tới 9.400 xe đạp.
Mỹ tìm cách phát hiện thử nghiệm hạt nhân bí mật Mỹ đang tìm mọi cách để có thể phát hiện ra các vụ thử nghiệm hạt nhân, bao gồm cả các vụ thử nghiệm hạt nhân công suất nhỏ. Trong Chiến tranh lạnh, sức mạnh của các vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân thường lên tới hàng chục và hàng trăm kiloton đến megatons, tuy nhiên ngày nay nhiều nước trên thế...