Moody’s nhận định khả năng kinh tế Mỹ tránh được suy thoái
Nhiều nhà quản lý, nhà đầu tư và người tiêu dùng đang lo ngại nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong năm 2023.
Tuy nhiên, các nhà phân tích của hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s cho rằng nhiều khả năng nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ rơi vào tình trạng “slowcession”, tức tăng trưởng gần như chững lại nhưng không rơi vào suy thoái.
Vận chuyển hàng hóa tại Cảng Long Beach ở Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà kinh tế trưởng của bộ phận phân tích thuộc Moody’s, ông Mark Zandi khẳng định nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn trong năm nay. Tuy nhiên, vẫn có nhiều yếu tố để Moody’s có thể lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế Mỹ. Đó là thị trường việc làm vẫn vững mạnh, lạm phát hạ nhiệt, người tiêu dùng sẽ tích cực mua sắm trong năm 2023, tiền lương thực tế đang tăng, giá xăng giảm và Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể chuẩn bị tạm dừng chính sách tăng lãi suất… Ngoài ra, các nền tảng cơ bản trong nền kinh tế Mỹ sẽ dần ổn định như các doanh nghiệp làm ăn có lãi, bảng cân đối kế hoạch chi tiêu lành mạnh của người tiêu dùng và hệ thống ngân hàng vững mạnh.
Tuy nhiên, Moody’s vẫn cảnh báo suy thoái là một “mối đe dọa nghiêm trọng”, lưu ý nền kinh tế Mỹ “đặc biệt dễ bị tổn thương” trong trường hợp xảy ra cú sốc. Moody’s cũng dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 4,2% vào cuối năm 2023 từ mức 3,7% hiện tại.
Tuần trước, Goldman Sachs cũng đã bày tỏ tin tưởng nền kinh tế Mỹ sẽ tránh được suy thoái và hướng tới một cuộc “hạ cánh mềm” khi lạm phát được kiểm soát và kinh tế tiếp tục tăng trưởng.
Mỹ tìm cách tháo gỡ tình trạng ùn đọng hàng hóa xuất khẩu
Ngày 13/6, Hạ viện Mỹ đã thông qua Đạo luật Cải cách vận tải biển nhằm cải thiện việc giám sát vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, giúp kiềm chế lạm phát và giảm tình trạng ùn đọng hàng hóa xuất khẩu tại nước này.
Container hàng hóa tại cảng Long Beach, bang California (Mỹ) ngày 23/8/2019. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Dự luật đã nhận được 369 phiếu ủng hộ, 42 phiếu chống và dự kiến sẽ được chuyển Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành. Dự luật này sẽ tăng thẩm quyền điều tra của Ủy ban Hàng hải liên bang Mỹ (FMC) - cơ quan chịu trách nhiệm giám sát vận tải hàng hóa bằng đường biển - và tăng tính minh bạch trong các hoạt động liên quan.
Luật mới sẽ cho phép FMC mở cuộc điều tra về hoạt động kinh doanh của các hãng vận tải, áp dụng các biện pháp thi hành luật, yêu cầu các hãng vận tải biển báo cáo FMC tổng trọng tải hàng hóa xuất nhập khẩu mỗi quý, cấm các hãng vận tải từ chối tiếp nhận hàng xuất khẩu của Mỹ với lý do không phù hợp.
Trước đó, Thượng viện đã phê chuẩn Đạo luật Cải cách vận tải biển vào tháng 3. Mặc dù Hạ viện đã thông qua dự luật từ tháng 12/2021, song các nghị sĩ cần thêm thời gian để giải quyết các bất đồng về nội dung, trước khi Tổng thống Biden ký ban hành.
Theo Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, phí vận chuyển đắt kéo theo hàng loạt chi phí của doanh nghiệp và người tiêu dùng tăng cao, khiến các sản phẩm thiết yếu bị ứ đọng tại các cảng. Trong khi đó, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Charles Schumer nhận định lạm phát đang là mối quan tâm chính của người dân Mỹ tại thời điểm này và tình trạng tồn đọng hàng hóa tại các cảng là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến giá cả leo thang. Theo ông, dự luật trên sẽ giúp giải quyết những vấn đề nêu trên.
Lạm phát Mỹ đã chạm ngưỡng 8,6% trong tháng 5. Đây là mức cao nhất kể từ năm 1981 trong bối cảnh giá lương thực và xăng dầu tăng chóng mặt và chưa có dấu hiệu gì hạ nhiệt. Quốc hội Mỹ hiện không có nhiều công cụ để chống lạm phát. Ngoài dự luật trên, đảng Dân chủ cũng đang thúc đẩy các biện pháp nhằm hạ giá thuốc kê đơn để góp phần giải quyết vấn đề này.
Tuần trước, Hiệp hội Bán lẻ quốc gia Mỹ cho biết lượng hàng hóa nhập khẩu tại các cảng chính dự kiến sẽ gần đạt mức kỷ lục trong tháng này, khi các nhà bán lẻ tìm cách đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và tự bảo vệ trước tình trạng gián đoạn tại các cảng Bờ Tây nước Mỹ.
Mỹ gia hạn miễn trừ thuế quan với 352 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc Ngày 16/12, Văn phòng đại diện Thương mại Mỹ (USTR) thông báo sẽ kéo dài thêm 9 tháng thời gian miễn trừ thuế quan đối với 352 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, vốn sẽ hết hạn vào ngày 31/12. Hàng hóa Trung Quốc được xếp tại cảng Long Beach, Los Angeles, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Các mặt hàng được miễn...