Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm với 18 ngân hàng Việt Nam
Việc Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm với Việt Nam đã kéo theo việc tổ chức này cũng hạ mức triển vọng với 18 ngân hàng…
Ảnh: Internet.
Ngày 19/12/2019, Moody đã đưa ra mức xếp hạng tín nhiệm đối với 18 ngân hàng tại Việt Nam.
Dựa trên mức xếp hạng về các khoản tiền gửi bằng nội tệ và ngoại tệ dài hạn của các ngân hàng cũng như mức xếp hạng tín nhiệm của nhà phát hành, Moody’s đã thay đổi triển vọng của 10/18 ngân hàng xuống mức “Tiêu cực” từ mức “cần theo dõi để hạ bậc”.
Trong 10 ngân hàng này, Moody’s đã xác nhận mức đánh giá tín dụng cơ bản (BCA) và đã điều chỉnh BCA của 4 ngân hàng cũng như thực hiện đánh giá rủi ro đối tác dài hạn (Đánh giá CR) và xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) của 6 ngân hàng.
Moody’s cũng đã xác nhận mức xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn của 5 ngân hàng khác và thay đổi triển vọng về mức xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn của các ngân hàng này xuống thành “Tiêu cực” từ mức “cần theo dõi để hạ cấp”.
Đồng thời, Moody cũng đã xác nhận các đánh giá CR dài hạn và CRRs của 3 ngân hàng còn lại.
Việc thay đổi xếp hạng của Moody’s là kết quả của sự đánh giá hạ bậc 18 ngân hàng, được tổ chức này bắt đầu thực hiện từ ngày 10/10/2019, sau khi Moody’s cho biết sẽ cân nhắc hạ bậc triển vọng của Việt Nam vào ngày 09/10/2019
Ngày 18/12/2019, Moody’s đã chính thức hạ bậc triển vọng của Việt Nam về mức “Tiêu cực” từ mức cần theo dõi để hạ cấp. Cơ sở Moody’s đưa ra quyết định này là nhận định vẫn tiềm ẩn rủi ro chậm trả nghĩa vụ nợ gián tiếp của Chính phủ, trong bối cảnh chưa có những giải pháp rõ ràng để cải thiện công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan, cũng như tăng cường tính minh bạch về quản lý nợ được Chính phủ bảo lãnh.
Điều này đã kéo theo việc thay đổi mức xếp hạng của các ngân hàng Việt Nam ngày 19/12/2019. Moody’s khẳng định rằng việc thay đổi mức xếp hạng trên không phản ánh sự suy yếu về sức mạnh tài chính của mỗi ngân hàng.
18 ngân hàng Việt Nam được Moody’s điều chỉnh triển vọng gồm:
Video đang HOT
(1) ABBank
(2) ACB
(3) HDBank
(4) Vietcombank
(5) BIDV
(6) LienVietPostBank
(7) MBBank
(8) Nam A Bank
(9) OCB
(10) SHB
(11) SeABank
(12) TPBank
(13) Agribank
(14) VIB
(15) VietinBank
(16) MSB
(17) VPBank
(18) Techcombank
Theo Nhipcaudautu.vn
Doanh nghiệp lỗ đầm đìa vẫn "phóng tay" phát hành nghìn tỷ đồng trái phiếu
Trong tháng 10/2019, Công ty CP Bất động sản Sài Gòn Vina (Land Saigon) phát hành 1.850 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định 11%/năm và toàn bộ do HDBS thu xếp phát hành, lưu ký. Đáng lưu ý, tại báo cáo tài chính quý 3/2019, Land Saigon ghi nhận lỗ 14,2 tỷ đồng, hệ số nợ trên tổng tài sản lên tới 69%, dòng tiền hoạt động kinh doanh âm nên việc phát hành thêm lượng lớn trái phiếu là khá rủi ro.
Báo cáo thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam tháng 10/2019 do Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vừa phát hành cho biết, tháng 10, các DN bất động sản gia tăng phát hành trái phiếu.
Cơ cấu trái phiếu DN tháng 10 và lượng phát hành của DN bất động sản. (Nguồn: SSI)
Theo đó, trong tháng, có 17.071 tỷ đồng trái phiếu DN (TPDN) được phát hành nhưng chủ thể phát hành nhiều không phải là các ngân hàng thương mại mà thuộc về các công ty bất động sản với 9.349 tỷ đồng trái phiếu được phát hành.
Riêng Công ty TNHH Vinametric - chủ sở hữu của khách sạn Saigon Prince Hotel phát hành tổng cộng 3.705 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm, lãi suất thả nổi (kỳ đầu 10,5%/năm, các kỳ sau bằng lãi suất tham chiếu 3,65%/năm), kỳ trả lãi 6 tháng; toàn bộ đều do Công ty CP Chứng khoán Kỹ Thương làm đầu mối phát hành, lưu ký.
Đứng thứ 2 là Công ty CP Bất động sản Sài Gòn Vina (Land Saigon) phát hành 1.850 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định 11%/năm và toàn bộ do HDBS thu xếp phát hành, lưu ký.
Đáng lưu ý, tại báo cáo tài chính quý 3/2019, Land Saigon ghi nhận lỗ 14,2 tỷ đồng, hệ số nợ/tổng tài sản lên tới 69%, dòng tiền hoạt động kinh doanh âm nên việc phát hành thêm lượng lớn trái phiếu là khá rủi ro.
Đối với nhóm ngân hàng, cả tháng 10 các ngân hàng thương mại chỉ phát hành thêm 2.781 tỷ đồng trái phiếu, trong đó có 1.000 tỷ đồng phát hành dưới hình thức chào bán ra công chúng của Vietinbank, còn lại là các lô phát hành riêng lẻ của ABBank, Seabank, SHB, Bắc Á Bank, HDB, MBB.
Lượng phát hành này thấp hơn nhiều so với lượng phát hành trong các tháng trước đó mà cao điểm là trong tháng 9/2019; lãi suất trái phiếu ngân hàng bình quân trong tháng 10 tăng lên 7,6% do gần 60% lượng phát hành là các kỳ hạn từ 5 -10 năm.
Tính chung, lũy kế 10 tháng, tổng lượng TPDN phát hành là 178.732 tỷ đồng (số liệu bao gồm cả các lô phát hành ra công chúng nhưng không bao gồm các đợt phát hành riêng lẻ trong 3 tháng đầu năm do chưa được công bố).
Các ngân hàng thương mại vẫn là tổ chức phát hành lớn nhất với tổng lượng phát hành hơn 79.411 tỷ đồng (chiếm 44,4%). Đứng sau là các DN bất động sản (61.269 tỷ đồng - chiếm 34,3%), còn lại là các công ty phát triển hạ tầng, công ty chứng khoán và các DN khác.
Lãi suất bình quân các trái phiếu phát hành trong tháng 10 là 10,5% - tăng tới 2,7% so với mức bình quân trong tháng 9. Chủ yếu là do các ngân hàng thương mại giảm phát hành trong tháng 10 trong khi nhóm này có mức lãi suất bình quân thấp nhất; lãi suất phát hành TPDN của các nhóm, gồm các ngân hàng, trong tháng 10 đều tăng lên trong đó nhóm Bất động sản có mức lãi suất bình quân tháng 10 là 10,5% - cao hơn nhiều mức 9,6% của tháng 9.
Bên cạnh đó, cá biệt có lô phát hành hơn 1.400 tỷ đồng trái phiếu 5 năm của Công ty CP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng có mức lãi suất đáng kinh ngạc, lên tới 20%/năm do ACBS thu xếp phát hành.
Về cơ cấu nhà đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài mua khoảng 7,6% tổng lượng phát hành còn lại là các nhà đầu tư trong nước. Trong đó, có nhiều lô phát hành không có thông tin cụ thể mà chỉ chung chung là nhà đầu tư tổ chức trong nước.
Với những lô có thông tin cụ thể, công ty chứng khoán là bên mua lớn nhất với tổng lượng mua 10 tháng 2019 là 31.427 tỷ đồng - chiếm 18% lượng phát hành trong đó hơn 80% là trái phiếu của các ngân hàng thương mại phát hành. Các ngân hàng thương mại mua 12.000 tỷ đồng hầu hết là của các DN bất động sản và phát triển hạ tầng.
Xét về số lượng tư vấn phát hành TPDN, 3 công ty chứng khoán có lượng tư vấn phát hành nhiều nhất 10 tháng 2019 là TCBS, Vndirect và MBS. Trong đó, TCBS có 27.000 tỷ TPDN, chiếm tỷ trọng 17,3%, phần nhiều là các trái phiếu bất động sản. VNDirect tư vấn phát hành hơn 21.000 tỷ đồng, tập trung nhiều vào trái phiếu ngân hàng. MBS chiếm gần 8% và cũng chủ yếu là trái phiếu bất động sản.
Nha Trang
Theo Kinhtedothi.vn
SeABank đạt chuẩn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trước thời hạn Việc được công nhận đạt chuẩn Basel II vừa khẳng định khả năng hoạt động ổn định của SeABank đồng thời cũng giúp ngân hàng có nhiều thuận lợi hơn trong việc triển khai quản trị kinh doanh. Giao dịch tại SeABank. (Ảnh: CTV/Vietnam ) Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank) vừa được Ngân hàng Nhà nước công nhận...