Moody nâng xếp hạng tín nhiệm Techcombank
Theo Moody, việc nâng xếp hạng tín dụng của Techcombank lên mức ổn định phản ánh chất lượng tín dụng gia tăng.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa nâng xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi dài hạn của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) từ B3 (positive) lên B2 (stable), đồng thời, điều chỉnh đánh giá tín dụng cơ sở (baseline credit assessment – BCA) từ caa1 lên b3. Triển vọng đánh giá được nâng lên “ổn định”.
Theo Moody, việc nâng xếp hạng tín dụng của Techcombank lên mức ổn định phản ánh chất lượng tín dụng gia tăng. Ảnh minh họa.
Theo Moody, việc nâng xếp hạng tín dụng của Techcombank lên mức ổn định phản ánh chất lượng tín dụng gia tăng, qua việc nâng chỉ số đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) lên mức b3. Moody cũng cho rằng, việc công bố thông tin chất lượng tài sản được Techcombank thực hiện tốt hơn các ngân hàng nội địa khác tham gia đợt đánh giá này.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản đã tăng từ 8,5% vào tháng 12/2014 lên 9,1% vào tháng 6/2015. Tỷ lệ lợi nhuận của Techcombank vẫn duy trì ở mức trung bình, với mức lợi nhuận trên mức trung bình tài sản đạt 0,9% trong nửa đầu năm 2015 (tính bình quân theo năm).
Video đang HOT
Moody cũng đánh giá tích cực việc Techcombank không phụ thuộc vào nguồn vốn thị trường, khi tỷ lệ vốn thị trường trên tổng tài sản của ngân hàng chiếm khoảng 14% vào cuối tháng 6/2015.
Cùng thời điểm này, những tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, khoản vay liên ngân hàng, trái phiếu chính phủ và chứng khoán kinh doanh chiếm 36% tổng tài sản. Những tài sản này chất lượng tương đối tốt, trong đó trái phiếu chính phủ chiếm tới 1/3 tổng giá trị.
Moody cũng nâng hạng đánh giá rủi ro tín dụng (CR) dài hạn của Techcombank từ B2 (cr) lên B1 (cr) do việc nâng hạng BCA.
Thảo Nguyên
Theo giaoduc
Mỗi người dân Việt Nam đang gánh 1.016 USD nợ công
Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 92,618 tỷ USD (chiếm 46,0% GDP), bình quân nợ công theo đầu người là 1.016 USD.
Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, tính đến 9h30 (giờ Việt Nam ngày 11/10, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 92,618 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 1.016 USD; nợ công chiếm 46,0% GDP, tăng 9,6% so với năm 2014. Nợ công toàn cầu thời điểm này đang ở mức trên 57.135 tỷ USD.
Trước đó, 9h00 (giờ Việt Nam) ngày 22/7/2015, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 90,826 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 997,9 USD; nợ công chiếm 46,3% GDP, tăng 9,8% so với năm 2014.
Chỉ số nợ công của Việt Nam trên Đồng hồ nợ công toàn cầu lúc 9h30 ngày 11/10/2015
Còn thời điểm 10h00 ngày 24/11/2013 (giờ Việt Nam), nợ công của Việt Nam là trên 77,436 tỷ USD; bình quân nợ theo đầu người là 859,05 USD/người, chiếm 48,4% GDP, tăng 11,6%/năm so với năm 2012; nợ công toàn cầu đang là hơn 52.065 tỷ USD.
Như vậy, sau khoảng gần 2 năm, nợ công của nước ta tăng 15,182 tỷ USD; nợ tính theo bình quân dân số cũng tăng khoảng 157 USD/người. Tuy nhiên, tính theo tỷ lệ nợ công so với GDP, nợ công giảm 2,4%.
Từng nhận định về con số nợ công ngày 22/7/2015, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, nợ công so với GDP của nước ta năm 2014 ước tính là 59,6% (ước tính 2,346 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 110 tỷ USD). Con số này Bộ Tài chính đang đối chiếu với các nhà tài trợ và qua quyết toán của các đơn vị, con số thực có thể còn giảm một chút ít do số lượng rút vốn thực tế bảo lãnh.
Trong 59,6%, nợ Chính phủ là 47,4%, nợ Chính phủ bảo lãnh là 11,3%; 0,8% là nợ chính quyền địa phương.
Còn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo nợ công của Việt Nam, bao gồm nợ do chính phủ bảo lãnh, đến cuối năm 2015 sẽ tăng lên khoảng 62% GDP.
Nợ công gia tăng khiến chi phí thanh toán nợ gia tăng, gây áp lực chi ngân sách. Trong khi đó bội chi ngân sách đang tăng lên, tính đến hết tháng 5/2015 bội chi ngân sách ước gần 75.000 tỷ đồng (khoảng 3,5 tỷ USD).
Nghĩa vụ thanh toán nợ công (tổng thanh toán nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương) đã tăng từ 22% năm 2010 lên gần 26% tổng thu ngân sách năm 2014. Chi trả lãi vay hiện chiếm gần 7,2% chi ngân sách, lấn át các khoản chi tiêu khác.
Mai Anh (Tổng hợp)
Theo giaoduc
Sức mạnh bó đũa và câu chuyện từ Techcombank "Trong doanh nghiệp, mỗi cá nhân là một thực thể riêng biệt nhưng với sợi dây liên kết - hay nói cách khác là văn hóa doanh nghiệp, những thực tế đó tạo thành "bó đũa" khó có thể bẻ gãy". Chia sẻ của anh Ngô Nam Phong về sức mạnh đồng lòng và tham vọng vươn tầm quốc tế của ngân hàng...