MONO có bắt chước phong cách của anh trai Sơn Tùng M-TP 10 năm trước?
Lần đầu trình diễn trên sân khấu lớn tại quê nhà Thái Bình, MONO nhận về nhiều luồng ý kiến của khán giả.
Vừa qua, MONO nhận được sự quan tâm khi buổi diễn tại một đêm nhạc hội ở Thái Bình với hàng nghìn khán giả. Đây cũng lần đầu nam ca sĩ mang EP Đẹp trình diễn trên sân khấu quê nhà.
Tại chương trình, MONO xúc động chia sẻ: “Bản thân MONO luôn mong muốn được về đây, về chính quê hương mình, nơi đã sinh ra và nuôi lớn MONO đến ngày hôm nay để cùng hát cho tất cả mọi người nghe. Không ngờ ngày ấy lại đến sớm như vậy. MONO chân thành cảm ơn ban tổ chức, cảm ơn tất cả mọi người nhiều. MONO yêu tất cả mọi người, MONO yêu Thái Bình rất nhiều”.
Trên khu vực khán đài VIP do ban tổ chức bố trí, bố mẹ MONO có mặt từ rất sớm để theo dõi con trai út biểu diễn. Hai ông bà tỏ ra hạnh phúc khi MONO bước ra sân khấu trong sự hò hét, cổ vũ của đông đảo khán giả trẻ.
Trên các nền tảng mạng xã hội, video ghi lại phần trình diễn của MONO được chia sẻ rộng rãi. Bên cạnh lời khen về khả năng khuấy động không khí, sở hữu lượng fan “khủng” thì không ít ý kiến tranh cãi cho rằng nam ca sĩ có phong cách trình diễn, vũ đạo, thần thái khá giống với anh trai Sơn Tùng M-TP cách đây 10 năm trước. Thậm chí nhiều khán giả còn cho rằng anh không hát live mà chỉ mở nhạc rồi phiêu theo…
MONO biểu diễn trước hàng nghìn khán giả. Nhiều người cho rằng phong cách biểu diễn của anh khá giống anh trai Sơn Tùng M-TP cách đây 10 năm trước.
Trước điều này, nhiều fan đã vào bênh vực thần tượng. Họ cho rằng MONO vẫn hát live vì có những phần lời bè đã thu sẵn thì ca sĩ không cần hát. Đồng thời fan cũng dành nhiều lời khen về nguồn năng lượng tích cực mà ca sĩ quê Thái Bình mang đến cho khán giả thông qua EP Đẹp.
Trước đó, EP Đẹp của MONO đạt được thành tích #2 album iTunes và lọt vào nhiều bảng xếp hạng trên các nền tảng âm nhạc trực tiếp.
“Tôi thích MONO không chỉ vì âm nhạc của anh mà còn vì cả nguồn năng lượng tích cực anh tạo ra. Kiểu mỗi khi tâm trạng đi xuống, xem anh xong là nạp đầy năng lượng lại luôn”, khán giả T.M bình luận.
Khán giả Q.T viết: “Trong khoảng thời gian này đang là khoảng thời gian khó khăn nhất của bản thân, nghe bản nhạc mới của MONO khiến cho động lực của mình khá hơn, mong rằng những tiêu cực sớm qua đi và sẽ cười lên”.
Một chuyên gia truyền thông viết trên trang cá nhân: “Về nhạc, MONO có vẻ đang thích đi kiểu riêng thật sự. Sẽ hơi khó nghe với đại chúng. Mình cũng thấy hơi cấn nhưng vẫn có cảm giác thích vì độc lạ phần nào đấy. Đặc biệt có bài còn tận dụng nhạc cụ dân tộc, câu hát mang âm hưởng dân ca. Dạo gần đây có nhiều người chơi kết hợp như vậy nhiều rồi nhưng mà MONO mình nghe thấy lạ và thú vị hơn”.
Tạo hình của MONO trong EP “Đẹp”.
Trong khi đó, MONO nhận định EP Đẹp là một trong những bước đi đầu tiên trên con đường theo đuổi âm nhạc lâu dài. Anh cố gắng học hỏi, gom góp những kiến thức và trải nghiệm trong hơn một năm qua để viết nên bốn bài hát.
“Trước đây, tôi chẳng có gì cả. Âm nhạc của tôi như tờ giấy trắng, muốn vẽ gì cũng được. Nhưng giờ, khi đã có chút gì đó, tôi không vẽ linh tinh được nữa.
Video đang HOT
Trong việc sáng tác, tôi phải xóa đi viết lại nhiều lần, vì cứ cảm thấy chưa vừa ý.
Lúc ban đầu khi tôi viết ra thì thấy ổn, nhưng sau đó lại không, thế là xóa đi, viết lại. Phải trải qua rất nhiều lần như vậy mới có được sản phẩm mà mọi người đang nghe”, MONO nói.
Gặp cô bé 10 tuổi bén duyên với nhạc cụ dân tộc
Dù mới 10 tuổi nhưng với khả năng thiên phú cô bé người Bana sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc.
Năng khiếu thiên bẩm
Ngày xưa, thời cắp sách đến trường Y Jưng, SN 1990, thôn Plei Đôn, phường Quang Trung, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum, có niềm đam mê với các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. Trong những lần làng tổ chức lễ hội Y Jưng say trong tiếng đàn T'rưng, mê mẩn âm thanh du dương, trong vắt ngân vang của đàn đá mà quên lối về.
Y Jưng luôn ấp ủ trong lòng, một ngày nào đó mình có thể đứng trên sân khấu sử dụng được một loại nhạc cục nào đó. Thế nhưng, không vượt qua đượ rào cản định kiến, đến tuổi Y Jưng lập gia đình mải mê với việc đồng áng, chăm sóc coi cái chôn chặt ước mơ vào lòng.
Năm tháng cứ thế trôi đi người con đầu của chị Y Jưng là bé Y Thiên An (học sinh lớp 4, trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ, Tp. Kon Tum, lại bộc lộ rõ năng kiếu âm nhạc khi còn rất nhỏ.
"Thấy con có đam mê âm nhậc, vợ chồng mình bàn nhau đem toàn bộ số tiền tích góp được mua một cây đàn T'rưng với giá 7 triệu đồng. Khi mua đàn bé Thiên An chưa biết gì về các loại nhạc cụ. Thời điểm đó, mình chỉ nghĩ là thực hiện ước mơ lúc bé của bản thân và truyền cảm hứng cho con gái thấy yêu thích các loại nhạc cụ truyền thống", chị Y Jưng tâm sự.
Những ngày đầu Thiên An nghịch ngợm, dùng cây gõ vào những ống nứa mỗi ngày. Không được sử dụng đúng cách, lâu dần những ống nứa bị nứt rồi bể nên phải thay liên tục. Sau một thời gian tập luyện cùng các sơ, nhận thấy con có năng khiếu nên chị Y Jưng nhờ một người bạn am hiểu nhạc cụ dân tộc hướng dẫn thêm cho cô bé. Với khả năng thiên bẩm, chỉ vài tháng sau Thiên An có thể đánh được nhiều bài lễ (bài hát của nhà thờ) bằng nhạc cụ, như, đàn T'rưng, đàn đá.
Thiên An sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc.
Trò chuyện với PV, cô bé nhỏ nhắn chia sẻ: "Những ngày đầu, em dùng cây gõ vào đàn T'rưng thì nghe thấy tiếng trong trẻo, nghe vui tai nên thích thú. Thời gian sau em nghe nhạc trên mạng rồi tập đánh theo. Lúc bấy giờ việc tập đàn khá vất vả, bởi em chẳng học qua trường lớp nên việc cảm âm khá khó. Thời gian sau em quen dần với giai điệu nên chỉ cần nghe nhạc vài lần là có thể đánh theo".
"Bé Thiên An giờ đây có thể chơi được 4 loại nhạc cụ dân tộc, gồm: đàn T'rưng, đàn đá, đàn tre và cồng chiêng. Giá các loại nhạc cụ khá là cao, đặc biệt là cồng chiêng, nhưng mình sẽ cố gắng mua dần để con được thể hiện đam mê. Đây cũng là mong ước của bản thân khi còn nhỏ mà chưa thực hiện được và giờ đây con đã giúp mình hoàn thành ước mơ ấy. Mình rất vui, hạnh phúc và tự hào về cô con gái nhỏ", chị Y Jưng nói.
Để Thiên An có thể học hỏi, mạnh dạn và tự tin hơn chị Y Jưng cũng tạo điều kiện cho con gái đi biểu diễn ở một số nơi vào những ngày không đến lớp. Trong những chuyến "lưu diễn" ấy, nhiều du khách thấy tài năng trình diễn nhạc cụ dân tộc của cô bé nên đã quay lại clip và đăng tải lên một số trang mạng xã hội.
Thiên An tham gia cuộc thi "Siêu tài năng nhí".
Người truyền lửa
Đầu tháng 4/2023, Thiên An được chương trình "Siêu tài năng nhí" biết đến và mời tham gia cuộc thi. Thiên An đã được ban tổ chức thử thách đánh đàn T'rưng và xuất sắc đạt được một suất học bổng tiếng Anh khi vượt qua 3 bài hát: Xinh tươi Việt Nam, Ước mơ của mẹ và Nghe lời mẹ ru.
Bên cạnh việc đi học nhạc lý, hơn một tháng qua cứ đều đặn tuần 3 buổi tại căn nhà sàn nhỏ của gia đình chị Y Jưng đông đúc, nhộn nhịp hơn với hàng chục đứa trẻ. Khi nghe tiếng đàn T'rưng, đàn đá du dương, trong trẻo của Thiên An khiến lũ trẻ thích thú và muốn theo học. Cô bé 10 tuổi bất đắc dĩ trở thành giáo viên dạy nhạc cụ dân tộc của hơn 10 bạn nhỏ cùng làng.
Chưa được học ở trường lớp nên Thiên An hướng dẫn các bạn đánh đàn theo bản năng và năng khiếu của mình. Những đứa trẻ lần đầu tiếp cận với nhạc cụ dân tộc luống cuống, vụng về. Lâu dần lũ trẻ thích thú, đam mê và hầu như chưa nghỉ buổi học nào. "Em chỉ biết chút ít về nhạc cụ nên các bạn trong làng muốn tìm hiểu em sẵn sàng chia sẻ. Em sẽ cố gắng học hỏi thêm để có thể gìn giữ và phát triển nhiều loại nhạc cụ dân tộc. Cùng với đó sẽ học thật giỏi để thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ chữa bệnh cho bà ngoại và những người khó khăn", Thiên An tâm sự.
Thiên An hướng dẫn các bạn trong làng sử dụng nhạc cụ.
Cô Phạm Thị Xuyến, Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ cho biết, em Y Thiên An rất ngoan ngoãn và chăm chỉ trong học tập. Nhiều năm liền nữ sinh luôn là học sinh xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện. Không những thế, từ năm học lớp 2 em Y Thiên An đã tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ của trường lớp. Gia đình cũng tích cực hỗ trợ các loại nhạc cụ dân tộc để Y Thiên An và học sinh trong trường tham gia biểu diễn. Trong những tiết hoạt động ngoại khóa em Thiên An cùng giáo viên Âm nhạc hướng dẫn các bạn học, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc tại địa phương".
b>
Dù mới 10 tuổi nhưng với khả năng thiên phú cô bé người Bana sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc.
Năng khiếu thiên bẩm
Ngày xưa, thời cắp sách đến trường Y Jưng, SN 1990, thôn Plei Đôn, phường Quang Trung, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum, có niềm đam mê với các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. Trong những lần làng tổ chức lễ hội Y Jưng say trong tiếng đàn T'rưng, mê mẩn âm thanh du dương, trong vắt ngân vang của đàn đá mà quên lối về.
Y Jưng luôn ấp ủ trong lòng, một ngày nào đó mình có thể đứng trên sân khấu sử dụng được một loại nhạc cục nào đó. Thế nhưng, không vượt qua đượ rào cản định kiến, đến tuổi Y Jưng lập gia đình mải mê với việc đồng áng, chăm sóc coi cái chôn chặt ước mơ vào lòng.
Năm tháng cứ thế trôi đi người con đầu của chị Y Jưng là bé Y Thiên An (học sinh lớp 4, trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ, Tp. Kon Tum, lại bộc lộ rõ năng kiếu âm nhạc khi còn rất nhỏ.
"Thấy con có đam mê âm nhậc, vợ chồng mình bàn nhau đem toàn bộ số tiền tích góp được mua một cây đàn T'rưng với giá 7 triệu đồng. Khi mua đàn bé Thiên An chưa biết gì về các loại nhạc cụ. Thời điểm đó, mình chỉ nghĩ là thực hiện ước mơ lúc bé của bản thân và truyền cảm hứng cho con gái thấy yêu thích các loại nhạc cụ truyền thống", chị Y Jưng tâm sự.
Những ngày đầu Thiên An nghịch ngợm, dùng cây gõ vào những ống nứa mỗi ngày. Không được sử dụng đúng cách, lâu dần những ống nứa bị nứt rồi bể nên phải thay liên tục. Sau một thời gian tập luyện cùng các sơ, nhận thấy con có năng khiếu nên chị Y Jưng nhờ một người bạn am hiểu nhạc cụ dân tộc hướng dẫn thêm cho cô bé. Với khả năng thiên bẩm, chỉ vài tháng sau Thiên An có thể đánh được nhiều bài lễ (bài hát của nhà thờ) bằng nhạc cụ, như, đàn T'rưng, đàn đá.
Thiên An sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc.
Trò chuyện với PV, cô bé nhỏ nhắn chia sẻ: "Những ngày đầu, em dùng cây gõ vào đàn T'rưng thì nghe thấy tiếng trong trẻo, nghe vui tai nên thích thú. Thời gian sau em nghe nhạc trên mạng rồi tập đánh theo. Lúc bấy giờ việc tập đàn khá vất vả, bởi em chẳng học qua trường lớp nên việc cảm âm khá khó. Thời gian sau em quen dần với giai điệu nên chỉ cần nghe nhạc vài lần là có thể đánh theo".
"Bé Thiên An giờ đây có thể chơi được 4 loại nhạc cụ dân tộc, gồm: đàn T'rưng, đàn đá, đàn tre và cồng chiêng. Giá các loại nhạc cụ khá là cao, đặc biệt là cồng chiêng, nhưng mình sẽ cố gắng mua dần để con được thể hiện đam mê. Đây cũng là mong ước của bản thân khi còn nhỏ mà chưa thực hiện được và giờ đây con đã giúp mình hoàn thành ước mơ ấy. Mình rất vui, hạnh phúc và tự hào về cô con gái nhỏ", chị Y Jưng nói.
Để Thiên An có thể học hỏi, mạnh dạn và tự tin hơn chị Y Jưng cũng tạo điều kiện cho con gái đi biểu diễn ở một số nơi vào những ngày không đến lớp. Trong những chuyến "lưu diễn" ấy, nhiều du khách thấy tài năng trình diễn nhạc cụ dân tộc của cô bé nên đã quay lại clip và đăng tải lên một số trang mạng xã hội.
Thiên An tham gia cuộc thi "Siêu tài năng nhí".
Người truyền lửa
Đầu tháng 4/2023, Thiên An được chương trình "Siêu tài năng nhí" biết đến và mời tham gia cuộc thi. Thiên An đã được ban tổ chức thử thách đánh đàn T'rưng và xuất sắc đạt được một suất học bổng tiếng Anh khi vượt qua 3 bài hát: Xinh tươi Việt Nam, Ước mơ của mẹ và Nghe lời mẹ ru.
Bên cạnh việc đi học nhạc lý, hơn một tháng qua cứ đều đặn tuần 3 buổi tại căn nhà sàn nhỏ của gia đình chị Y Jưng đông đúc, nhộn nhịp hơn với hàng chục đứa trẻ. Khi nghe tiếng đàn T'rưng, đàn đá du dương, trong trẻo của Thiên An khiến lũ trẻ thích thú và muốn theo học. Cô bé 10 tuổi bất đắc dĩ trở thành giáo viên dạy nhạc cụ dân tộc của hơn 10 bạn nhỏ cùng làng.
Chưa được học ở trường lớp nên Thiên An hướng dẫn các bạn đánh đàn theo bản năng và năng khiếu của mình. Những đứa trẻ lần đầu tiếp cận với nhạc cụ dân tộc luống cuống, vụng về. Lâu dần lũ trẻ thích thú, đam mê và hầu như chưa nghỉ buổi học nào. "Em chỉ biết chút ít về nhạc cụ nên các bạn trong làng muốn tìm hiểu em sẵn sàng chia sẻ. Em sẽ cố gắng học hỏi thêm để có thể gìn giữ và phát triển nhiều loại nhạc cụ dân tộc. Cùng với đó sẽ học thật giỏi để thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ chữa bệnh cho bà ngoại và những người khó khăn", Thiên An tâm sự.
Thiên An hướng dẫn các bạn trong làng sử dụng nhạc cụ.
Cô Phạm Thị Xuyến, Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ cho biết, em Y Thiên An rất ngoan ngoãn và chăm chỉ trong học tập. Nhiều năm liền nữ sinh luôn là học sinh xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện. Không những thế, từ năm học lớp 2 em Y Thiên An đã tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ của trường lớp. Gia đình cũng tích cực hỗ trợ các loại nhạc cụ dân tộc để Y Thiên An và học sinh trong trường tham gia biểu diễn. Trong những tiết hoạt động ngoại khóa em Thiên An cùng giáo viên Âm nhạc hướng dẫn các bạn học, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc tại địa phương".
b>
Cô bé 9 tuổi biết chơi nhiều loại nhạc cụ dân tộc Cô bé Y Thiên An (9 tuổi, người dân tộc Bahnar), học sinh lớp 4, Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ, TP.Kon Tum, Kon Tum, biết chơi các loại nhạc cụ dân tộc như cồng chiêng, đàn T'rưng, đàn đá, đàn tre; hiện trở thành "cô giáo" dạy đàn T'rưng cho chúng bạn. Khi Y Thiên An lướt dùi trên những ống lồ...