Mộng xuất ngoại và 23 năm chưa một lần được về quê ăn tết
Cứ mỗi dịp xuân về, lòng tôi lại quặn thắt nhớ quê. Đã 23 năm, tôi chưa có dịp đón giao thừa cùng cha mẹ và những đứa em. Mộng xuất ngoại với hy vọng đổi đời đã phải đánh đổi bằng những khắc khoải hoài hương.
Ngày tôi đi, tóc mẹ con xanh, lưng cha còn thẳng, ba đứa em còn thập thò chảy mũi. Thấm thoắt, tôi cũng đã già, ngày tháng của cha mẹ giờ chỉ còn được tính theo những bữa cơm ăn nhiều hay ít.
Tôi sinh ra trên mảnh đất miền Tây Nam bộ. Tuổi thơ gắn với những mùa bông điên điển. Nhà đông con nên cha mẹ tôi phải vật lộn đủ nghề. Tốt nghiệp hết cấp II, tôi buộc phải nghỉ học để nhường cơ hội tới trường cho các em. Sự trưởng thành về thể chất và suy nghĩ khiến tôi trở nên già trước tuổi.
Tôi không muốn gia đình mình cứ quẩn quanh với những miếng ruộng khai hoang, bữa cơm và sự nghiệp học hành của các em phụ thuộc vào con nước nổi. Tôi quyết định đến thành phố, tìm trung tâm mai mối để đăng ký một suất lấy chồng Tây.
Ảnh minh họa: Internet
Rồi điều tôi chờ đợi cũng tới, một người ông cao to, mắt xanh xuất hiện. Qua phiên dịch, tôi biết đó là Jon – 45 tuổi, quốc tịch Mỹ, công việc chính là thợ cơ khí. Cha mẹ tôi trải qua hết bất ngờ này đến bất ngờ khác trước sự xuất hiện của người đàn ông ngoại quốc. Họ càng sốc hơn khi biết Jon đã qua một đời vợ nhưng chưa có con.
Cha tôi thì trầm ngâm, còn mẹ thì phản đối ra mặt. Bà kêu tôi ra ngoài sân giảng giải: “Con biết gì về người ta đâu mà theo họ. Chúng ta nghèo đói một chút nhưng sớm tối có nhau, chứ nước Mỹ gì đó xa tít mù khơi thì xem như mẹ mất luôn một đứa con gái…”. Vừa khóc, bà vừa cầm tay tôi “nghe mẹ, đừng vội lấy ông đó nghe con”.
Tôi chẳng thể nhớ nổi lúc đó mẹ nói những gì, vì lòng tôi cũng rất ngổn ngang. Ôm mộng xuất ngoại nhưng những gì đang diễn ra khiến tôi không thể lường trước được. Tôi hoang mang nói với người mai mối “cho em thêm thời gian”.
Dù tôi đã né tránh nhưng Jon vẫn kiên trì theo đuổi. Qua thông dịch viên, họ nói “Jon thích mái tóc dài và đôi mắt to đen của tôi. Anh nghiêm túc trong mối quan hệ này”. Thực lòng, tôi cũng cảm mến Jon nhưng lời mẹ nói cứ văng vẳng bên tai khiến tôi lo sợ.
Để tôi tin về mình, Jon đưa ra những giấy tờ và hình ảnh về gia đình để minh chứng một điều “anh sang Việt Nam để tìm vợ”. Nếu lấy anh, tôi sẽ xuất ngoại và làm cho một công ty tư nhân thiên về kỹ thuật.
Video đang HOT
Mẹ vẫn nhất quyết không đồng ý, nhưng thấy các em có nguy cơ nghỉ học, lòng tôi như có lửa đốt. Tôi quyết định gật đầu theo Jon về Mỹ cùng lời hứa để cả nhà yên tâm “con đi rồi con sẽ về”.
Ảnh minh họa: Internet
Lời hẹn năm xưa thấm thoắt đã 23 năm có lẽ, tôi vẫn chưa một lần trở về. May mắn duy nhất với tôi là những gì Jon nói về mình hoàn toàn đúng sự thật. Nhưng cuộc sống ở xứ người không dễ dàng gì với một đứa nhà quê, ít học như tôi. Trở ngại lớn nhất, trước tiên là bất đồng ngôn ngữ, tôi – anh và mọi người xung quanh chẳng hiểu ai đang nói điều gì. Tôi và họ chủ yếu giao tiếp bằng cử chỉ và ngôn ngữ hình thể. Dần dần, Jon dạy cho tôi tiếng, lái xe, công việc nội trợ, tôi tiếp thu khá nhanh và mày mò tự học.
Những khó khăn dần dà cũng qua, chỉ có nỗi nhớ nhà thì lúc nào cũng cồn cào. Không biết giờ này mẹ nấu cơm chưa, cha giăng lưới có được con cá linh nào không? Thằng Tuấn, thằng Tị, cu Út giờ này đi học đã về?
Ký ức càng ùa về, nước mắt tôi càng tuôn rơi. “Liệu quyết định của mình có vội vàng và sai lầm hay không” – tôi đau đáu mơ hồ về tương lai. Nhưng những lá thư gửi về cho cha mẹ, tôi vẫn vui vẻ khoe: “cả nhà yên tâm, con ổn” cùng với đó là những đồng đô la tôi dồn góp được để mọi người đừng lo lắng.
Những đứa con tôi lần lượt ra đời, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào Jon. Jon sống có trách nhiệm, chăm chỉ nhưng khá trầm lặng và kỹ tính. Dù thương nhau, nhưng giữa tôi và chồng vẫn có một khoảng cách vô hình mà đến giờ tôi vẫn không hiểu nổi. Đồng nghiệp anh thì nửa kín nửa mở “ngày trước, vợ cậu ấy bỏ đi cũng một phần vì Jon”.
Giảm sự đơn điệu của cuộc sống, tôi gửi hết vào những câu hò vọng cổ. Nhưng những câu hỏi của các con lại khiến mắt tôi lưng tròng “mẹ của mẹ ở đâu”, “Việt Nam là ai”, “miền Tây nước lớn là sao”… Con hồn nhiên nhưng lòng mẹ thì như bị dao cắt. Con tôi chưa một lần được về quê ngoại, chúng chỉ biết họ qua những bức hình chứ cái không gian mênh mông sông nước và cuộc sống thanh bình, dù có kể, có tả, các con tôi cũng không thể nào hình dung được.
Ảnh minh họa: Internet
Đã nhiều lần, tôi bàn tính với chồng dự định về thăm quê. Anh không trả lời nhưng tôi biết anh đang nghĩ gì. Nếu để tôi về một mình thì cha con sẽ rối rắm cả lên, nhưng về cả nhà thì tốn cũng kha khá tiền.
Lâu nay tích cóp được một ít thì thỉnh thoảng tôi lại bí mật gửi về quê. Nhà cha mẹ tôi giờ không còn xập xệ như xưa, các em đã khá thành công trên con đường sự nghiệp. Chỉ có tôi là ngày ngày gặm nhấm nỗi buồn “bao giờ mới được về quê”.
Tôi không ân hận với quá khứ, nhưng lại tự trách mình hiện tại. Tôi đã để mình thèm khát quá nhiều. Tôi thèm được nghe tiếng ai khua chèo trên dòng Hậu hơn là tiếng cào tuyết sột soạt ở bang Nebrska; thèm được cùng các em rộn ràng xay bột để làm bánh tráng quấn gỏi cá linh hơn là ăn bánh mì sandwich; thèm được tận mắt thấy hoa mai bung nở đêm 30 hơn là ánh đèn sáng trưng trong những ngôi nhà chọc trời ở Mỹ.
Và tôi thấy mình lạc lõng nơi xứ người khi quê nhà đang chộn rộn xuân sang.
Thúy Vân
Theo phunusuckhoe.vn
Hí hửng lừa được trai Tây lương tháng mấy trăm triệu, tôi khóc thét khi nhận ra sự thật
Linh cảm của một người phụ nữ cho tôi thấy có điều gì đó bất thường, khi tin nhắn báo đến tôi mở lên xem thì hiện lên là tin nhắn của người tự xưng là vợ anh. Cô ta hỏi bao giờ anh về, sao anh đi lâu như thế và hàng nghìn câu hỏi khác...
Lúc nhỏ, nhà tôi nghèo lắm, nghèo tới mức chẳng có cái quần, cái áo mà mặc,... khi đó, mẹ tôi thường nói "ước gì sau mày cũng như con B., lấy chồng Tây đưa bố mẹ sang đó sống" - B. là chị nhà kế bên nhà tôi, ngày xưa nhà chị cũng nghèo rồi chị đi học, yêu một anh Tây anh đón chị và mẹ chị sang đó sinh sống. Nghe nói giờ cả nhà giàu lắm, anh chồng mở nhà hàng, 2 mẹ con ở nhà làm bà chủ...
Thời đó, gặp Tây đã khó, lấy Tây còn khó hơn... vì lẽ đấy mà chị B. luôn là hình mẫu để các bà mẹ trong xóm nghèo của tôi lấy ra dạy con gái. Mẹ tôi cũng chẳng ngoại lệ, mà nhà tôi lại còn nghèo nhất xóm, đông con nhất xóm...
Tôi lớn lên trong cái nghèo đeo đuổi, tự hứa sẽ trở thành người con gái có địa vị, có tiền, có chồng giỏi,... Có mọi thứ mà mẹ tôi không có.
Mong ước cả đời mẹ là thấy tôi lấy được chồng giàu. Ảnh minh họa.
Nói được làm được, tôi đỗ đại học top đầu cả nước, vác vali lên đường nhập học mang theo một bồ tiếng Anh. Trước đây nhiều người hay hỏi tôi vì sao thích học tiếng Anh đến vậy, thực ra, tôi không dám nói tôi muốn lấy chồng Tây, muốn đổi đời, muốn nhiều tiền... Để lấy chồng Tây đầu tiên phải hiểu họ nói gì đã.
Sau 1 năm bỡ ngỡ tôi bắt đầu xin vào các nhóm học tiếng Anh, các hội người nước ngoài tại Việt Nam với mục đích vừa học tiếng Anh vừa mở rộng đối tượng cho mình. Dĩ nhiên, với ngoại hình bắt mắt, sự tự tin và khả năng nói chuyện tôi không khó để thu hút vài anh Tây nhẹ dạ.
Nhưng mọi chuyện cũng chẳng đi đến đâu, có người lúc đầu nói yêu tôi lắm, thích tôi vô cùng nhưng chẳng bao giờ đề cập tới cưới hỏi, có người yêu được dăm bữa anh lại lên đường tới 1 vùng đất mới. Tôi nhận ra, mình tìm sai đối tượng. Muốn ổn định tôi phải tìm người đang có ý định định cư ở Việt Nam hoặc sang bên này theo dạng công tác, mở rộng chi nhánh...
Tôi chăm đến bar hơn, thỉnh thoảng lại đăng ký khóa học mà ở đó có thể gặp người nước ngoài địa vị cao như mỹ thuật, hội họa... Tất cả số tiền chi tiêu cho việc "đặt thính" này đều đến từ những người tình trước đây cho tôi. Nếu tính theo kinh tế thì thực chất tôi chẳng mất gì.
Rồi tôi cũng toại nguyện khi kiếm được cho mình một anh Tây "chính gốc", anh là CEO của một trung tâm thể hình tại Hà Nội. Anh tâm lý, giàu có và nhất là rất chịu chi. Khi hiểu về gia đình tôi anh thể hiện sự đồng cảm và nói sẽ chu cấp cho tôi, sẽ không để tôi phải khổ.
3 tháng yêu, tôi trao cho anh tất cả, cho anh tất cả những gì anh cần, thậm chí chỉ cần anh gọi tôi sẵn sàng bỏ công việc để chạy đến với anh. Tôi xác định anh sẽ là bến đỗ cuối cùng, cho dù có bỏ học tôi cũng sẽ bám lấy anh. Vậy nhưng, đương lúc mặn nồng tôi phát hiện ra sự thật tày trời, anh thực chất chỉ là Tây balo đã có 1 vợ, 2 con ở nhà.
Hôm đấy, sau cơn ân ái, anh lăn ra ngủ còn tôi cứ nằm nghĩ mãi về tương lai tươi đẹp. Lúc này, điện thoại anh gọi đến liên tục, tôi lại không tiện bắt máy nên chỉ cầm lên ngắm ngía qua qua rồi đặt xuống.
Linh cảm của một người phụ nữ cho tôi thấy có điều gì đó bất thường, khi tin nhắn báo đến tôi mở lên xem thì hiện lên là tin nhắn của người tự xưng là vợ anh. Cô ta hỏi bao giờ anh về, sao anh đi lâu như thế và hàng nghìn câu hỏi khác...
Như vậy, tình cảm của 2 vợ chồng anh vẫn rất tốt, anh chỉ đi du lịch tiện thể dạy tiếng Anh tại 1 trung tâm. Không có CEO nào cả, cũng không có soái ca nào hết... Tôi như sụp đổ hoàn toàn.
Giấc mộng chồng Tây coi như vỡ lở nhưng đâu đơn giản thế, sau khi tôi làm um mọi chuyện 1-2 đòi chia tay anh gửi cho tôi 1 clip cấm anh đã quay trong lúc chúng tôi làm chuyện đó với lời đe dọa nếu dám bỏ anh trước anh sẽ tung lên mạng, tôi muốn báo công an cũng báo đường trời.
Giờ tôi phải làm sao, sao số tôi lại khổ thế này!
Theo afamily.vn
Lời nhắn nhủ cho chị em muốn lấy chồng Tây Nhiều chị em phụ nữ chỉ vì muốn đổi đời, muốn thoát khỏi cuộc sống khổ cực mà chấp nhận đi lấy chồng Tây, nhưng trước khi quyết định lấy chồng nước ngoài, bạn gái hãy đọc đôi lời chia sẻ dưới đây nhé. Sau một thời gian đọc những chia sẻ về cuộc sống, tình yêu và hôn nhân của các bạn...