Mong ước đặc biệt nhân ngày 20-11 nơi rẻo cao
Ngày 20/11 hàng năm, từ lâu đã trở thành ngày lễ “ tôn sư trọng đạo”, là ngày hội của những người làm thầy. Đây là dịp để các bạn học sinh tri ân các thầy cô và những người hoạt động trong ngành giáo dục.
Tuy nhiên, 20/11 năm nay thật đặc biệt với các thầy cô giáo ở Nà Tấu, Nà Nhạn, Tà Cáng (Điện Biên) khi F0 đã len lỏi vào bản làng.
20/11 đặc biệt tại Tà Nấu
Tính đến ngày 20/11, cả tỉnh Điện Biên có 337 F0. Đáng chú ý, có chùm ca mắc là các trường hợp là cán bộ, giáo viên thuộc các trường của thành phố Điện Biên Phủ, gồm: Mầm non 7-5, Mầm non 20-10, Mầm non Him Lam, Mầm non Hoa Ban, Mầm non Hoa Mai, Mầm non Họa Mi, Tiểu học Tà Cáng, Tiểu học số 1 Nà Nhạn; THCS Him Lam, THCS Trần Can, THCS xã Nà Tấu, Tiểu học – THCS Thanh Minh; THPT Lương Thế Vinh, THPT Phan Đình Giót…
Hiện tại, điểm trường tiểu học Tà Cáng – Xã Nà Tấu – TP Điện Biên phủ có 253 học sinh cách ly, trường tiểu học số 2 Nà Nhạn – Xã Nà Nhạn – TP Điện Biên có 135 học sinh cách ly, trường THCS Nà Tấu – Xã Nà Tấu – TP Điện Biên 247 học sinh cách ly.
Các em học sinh tay ôm chiếu, chân đi dép lê đến khu cách ly.
Video đang HOT
Cả tỉnh Điện Biên mấy đêm nay thức trắng, hàng nghìn F1 là giáo viên và học sinh mầm non – cấp 1 – cấp 2 trên địa bàn toàn tỉnh. Đa số học sinh là con em dân tộc Thái, H’mông.
“Thời tiết Điện Biên ban ngày có thể nắng ấm nhưng sáng sớm và chập tối là lạnh thấu xương nơi vùng cao này. Vậy mà các em phải ôm chăn ôm gối đi bộ từ bản ra các điểm trường đến các khu cách ly vào đêm muộn.
Ở Nà Tấu lúc này, không có những chuyến xe cứu thương hú còi inh ỏi trên đường để đón F1 đi cách ly, không có những chiếc xe 29 chỗ ngồi đưa người đến khu cách ly mà các em đi bộ, tay ôm chiếu, chân đi dép lê đến điểm cách ly, nhìn mà rơi nước mắt”- chị Giang, một người dân sinh sống ở Điện Biên cho phóng viên Báo Đại Đoàn Kết biết.
Hiện tại, một số phụ huynh ở Điện Biên đang đứng ra kêu gọi sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân giúp đỡ các em học sinh được ăn no, mặc ấm những ngày cách ly.
“Hàng nghìn học sinh cách ly, thiếu thốn đủ thứ, người Điện Biên chủ yếu là đồng bào dân tộc, còn nhiều khó khăn nên sự giúp đỡ của người dân điạ phương gần như không thấm vào đâu. Bản thân tôi cũng lên mạng xã hội để kêu gọi sự giúp đỡ của bạn bè khắp nơi”, chị Giang cho biết thêm.
Các em học sinh cách ly tại điểm trường.
Theo cô hiệu trưởng trường THCS Nà Tấu thì mọi thứ ập đến quá nhanh, không kịp chuẩn bị gì nên cái gì cũng thiếu. Đêm đầu tiên cách ly, các thầy cô giáo ở Nà Tấu, Nà Nhạn, Tà Cáng chỉ biết cố gắng cho học sinh cách ly sao an toàn mà chẳng thể nghĩ được sáng mai các con sẽ ăn gì và cũng chẳng thể nhớ đến 20-11.
Mong muốn của các thầy cô giáo vùng cao ở Điện Biên nhân ngày 20-11 là Điện Biên sẽ khoẻ lại, bản làng sẽ bình an, các em học sinh lại được đến trường.
Gấm Kami và Quỳnh Alee ôn lại kỷ niệm và gửi lời chúc nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cả Gấm Kami và Quỳnh Alee đều có những kỷ niệm khó quên với cô giáo cũ của mình.
Vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm, cộng đồng người Việt có truyền thống 'tôn sư trọng đạo' và thường gửi những lời chúc chân thành nhất đến những thầy giáo, cô giáo.
Trong làng game Việt cũng vậy, nhiều streamer, YouTuber đều gửi lời cảm ơn những thầy cô giáo đã dạy bảo mình thành người. Trong đó, 2 cô nàng streamer, TikTok-er là Quỳnh Alee và Gấm Kami cũng chia sẻ những kỷ niệm khó quên về cô giáo cũ của mình.
Cả Quỳnh Alee và Gấm Kami đều có những kỷ niệm đáng nhớ với cô giáo cũ của mình.
Theo Gấm Kami chia sẻ, thời đi học cô nàng này từng học rất yếu môn Toán nên kỳ thi học kỳ I từng bị điểm thấp. Lúc ấy, Gấm Kami 'vừa bị bố mẹ cho ăn đòn vừa sợ cô sẽ đúp thêm 1 năm', vậy nên cả nhà đều khá lo lắng và hoang mang.
Nhưng trong học kỳ II Gấm Kami đã được cô giáo kiên trì động viên, chỉ bảo từng chút một. Kết quả là Gấm Kami đã thi được 8 điểm môn Toán trong học kỳ II, được giấy khen HS Tiên Tiến và được bố mẹ thưởng cho một chiếc xe đạp mới.
Gấm Kami từng học rất kém môn Toán thời học sinh.
Còn với Quỳnh Alee, nữ streamer này kể về kỷ niệm từng đi học về nhà cùng cô giáo. Cụ thể hơn, trong một chiều mưa Quỳnh Alee đứng trú dưới mái hiên trường chưa biết về nhà thế nào, cô giáo che ô và đưa Quỳnh Alee về nhà. Trên đường đi cả hai cô trò đã hàn huyên rất nhiều chuyện cùng nhau.
Nhưng khi về tới nhà, bản thân khô ráo không bị ướt mưa nhưng quần áo và tóc cô giáo gần như ướt hết. Khi Quỳnh Alee hỏi thì cô giáo đáp lại: 'Cô là người lớn, cô ướt chút không sao. Con còn bé, dầm mưa là bị ốm đấy.'
Quỳnh Alee cho rằng với nhiều người đây có thể là chuyện nhỏ, nhưng với cô nàng thì đây là điều hết sức ý nghĩa mà cô không thể quên.
Quỳnh Alee đã có một kỷ niệm đáng nhớ với cô giáo cũ của mình.
Sau cùng, cả Gấm Kami và Quỳnh Alee đều gửi đến cô giáo của mình nói riêng và các nhà giáo Việt Nam nói chung một lời chúc tốt đẹp nhất, chúc các thầy cô có thật nhiều sức khoẻ, thật nhiều niềm vui và luôn thật hạnh phúc.
Nỗi khổ nhà giáo thời giáo dục bị nhầm là dịch vụ Khác với tâm lý mong chờ, ngày 20/11 có lúc thành nỗi ám ảnh với nhiều giáo viên khi bị hiểu nhầm ngày lễ thành ngày làm "dịch vụ". Cô giáo Nguyễn Mai Hoàn (giáo viên lớp 4, một trường tiểu học tại Hà Nội) chia sẻ, trước đây cô rất mong đợi ngày lễ hội của ngành Giáo dục và là Ngày...