Mong muốn của Iran và các nước vùng Vịnh với chủ nhân mới của Nhà Trắng
Chiến thắng của ông Donald Trump hay bà Kamala Harris đều có thể tác động sâu sắc đến chính sách đối ngoại của Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh xung đột leo thang ở Trung Đông.
Các quốc gia vùng Vịnh và Iran đang theo dõi sát sao cuộc bầu cử này để điều chỉnh chiến lược của mình.
Ứng viên đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump (trái) và ứng viên của đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris trong cuộc tranh luận trực tiếp tại Philadelphia. Ảnh: THX/TTXVN
Theo hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, khi tình hình Trung Đông đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, câu hỏi về ai sẽ là tổng thống tiếp theo của Mỹ trở thành một chủ đề nóng bỏng không chỉ ở Mỹ mà còn ở các quốc gia vùng Vịnh và Iran. Việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hay Phó Tổng thống đương nhiệm Kamala Harris thắng cử có thể ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách đối ngoại của Mỹ, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng hiện tại giữa Israel và một số nước Hồi giáo.
Quan điểm từ Iran
Các nhà phân tích cho rằng, cả Iran và các nước vùng Vịnh đều có những kỳ vọng khác nhau về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tehran, với lịch sử đối đầu kéo dài với Washington, có thể không mong đợi những thay đổi tích cực ngay lập tức. Saeid Jafari, nhà phân tích người Iran, cho rằng các quan chức nước này đã từng nhìn nhận ông Trump như một người cởi mở hơn với các thỏa thuận trong quá khứ. Tuy nhiên, sau 4 năm cầm quyền của ông Trump, nhiều khả năng họ sẽ hoan nghênh chiến thắng của bà Kamala Harris hơn.
Cùng quan điểm, Mehran Kamrava tại Đại học Georgetown cho rằng việc ai là tổng thống không thực sự quan trọng đối với Iran. Chuyên gia này cho rằng ông Trump có thể dễ dàng hơn trong việc giao tiếp do cách tiếp cận kiểu “giao dịch” của ông, trong khi bà Harris và Tổng thống Biden lại có xu hướng mang tính ý thức hệ hơn trong chính sách đối ngoại.
Quan điểm từ các nước vùng Vịnh
Đối với các quốc gia vùng Vịnh như Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), sự khác biệt giữa ông Trump và bà Harris không lớn. Anna Jacobs từ Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group) nhấn mạnh rằng họ (các nước vùng Vịnh) muốn một tổng thống Mỹ ủng hộ mối quan hệ song phương tốt đẹp, tăng cường hợp tác an ninh và kinh tế. Các quốc gia này đang cảm thấy bị đe dọa nhiều hơn bình thường do tình hình an ninh khu vực hiện tại và họ muốn biết ứng cử viên nào sẽ có khả năng gây sức ép với Israel.
Mahjoob Zweiri, Giáo sư tại Đại học Qatar, cho biết các nước vùng Vịnh đã chuẩn bị để làm việc với bất kỳ chính quyền Mỹ mới nào. Họ đã thiết lập mối quan hệ tốt với cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Trong bối cảnh hiện tại, họ mong muốn một chính phủ Mỹ có thể “chấm dứt xung đột ngay lập tức và tìm kiếm giải pháp hòa bình bằng con đường ngoại giao”.
Có thể nói, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới không chỉ là một sự kiện chính trị nội bộ mà còn có những tác động sâu rộng đến tình hình Trung Đông.
Iran và các nước vùng Vịnh đều đang theo dõi sát sao diễn biến này để điều chỉnh chiến lược của mình. Dù ai lên nắm quyền, vai trò của Mỹ vẫn sẽ là yếu tố then chốt trong việc định hình tương lai của khu vực này.
Mặc dù vậy, các chuyên gia đều đồng ý rằng bất kể ai trở thành tổng thống Mỹ tiếp theo, người đứng đầu Nhà Trắng sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Trung Đông, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra giữa Israel và một số nước Hồi giáo.
Iran hé lộ cách trả đũa cuộc tấn công tiềm tàng từ Israel
Iran đã chuẩn bị đầy đủ để trả đũa bất kỳ cuộc tấn công tiềm tàng nào của Israel, theo một nguồn tin ở Tehran tiết lộ với kênh RT hôm 10.10.
Nguồn tin trên giải thích rằng việc Iran trả đũa một cuộc tấn công tiềm tàng từ Israel sẽ tương xứng và dựa trên các quy định trong nước và quốc tế. Chẳng hạn, nếu Israel nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Iran, Tehran sẽ đáp trả bằng cách tấn công 3 nhà máy lọc dầu chính ở quốc gia đó, theo nguồn tin nói với Đài RT.
Cũng theo nguồn tin, các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng khác, chẳng hạn như nhà máy điện hoặc cơ sở hạt nhân, cũng sẽ dẫn đến các cuộc tấn công trả đũa vào các cơ sở tương ứng ở Israel.
Iran hé lộ cách trả đũa cuộc tấn công tiềm tàng từ Israel
Nguồn tin cho biết thêm trong trường hợp bất kỳ dân thường nào bị tổn hại trong một cuộc tấn công tiềm tàng hoặc các khu vực dân sự trở thành mục tiêu, Tehran sẽ cân nhắc sửa đổi học thuyết hạt nhân của mình. Nguồn tin không nêu rõ chi tiết.
Trong khi đó, 3 nguồn tin vùng Vịnh hôm 10.10 nói với Reuters rằng các quốc gia vùng Vịnh đang vận động Mỹ ngăn chặn Israel tấn công các địa điểm khai thác dầu của Iran vì họ lo ngại các cơ sở dầu mỏ của họ có thể bị lực lượng ủy nhiệm của Tehran tấn công nếu xung đột leo thang.
Một tên lửa đất đối đất Sejil của Iran được trưng bày ở Tehran ngày 11.2. ẢNH: AFP
Nhà Trắng từ chối bình luận khi được hỏi liệu các chính phủ vùng Vịnh có đưa ra yêu cầu trên với Washington hay không. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 9.10 đã thảo luận về hành động trả đũa của Israel trong một cuộc điện đàm mà cả hai bên đều mô tả là tích cực, theo Reuters.
Ông Jonathan Panikoff, cựu phó sĩ quan tình báo quốc gia Mỹ ở Trung Đông và hiện làm việc tại tổ chức tư vấn Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington D.C, nhận định: "Sự lo lắng của các quốc gia vùng Vịnh có thể là điểm thảo luận quan trọng với các đối tác Israel trong việc cố gắng thuyết phục Israel thực hiện một cuộc trả đũa có cân nhắc kỹ".
Những lo ngại về một cuộc tấn công sắp xảy ra của Israel vào Iran xuất hiện sau khi Tehran phóng khoảng 200 tên lửa nhắm vào Israel tối 1.10. Iran tuyên bố cuộc tấn công đó là nhằm trả thù vụ ám sát thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh ở Tehran vào tháng 7 và vụ sát hại thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah vào tháng trước ở Li Băng. Iran cảnh báo Israel không nên thực hiện bất kỳ bước trả đũa nào vì điều này sẽ chỉ thúc đẩy một loạt các cuộc tấn công tiếp theo.
Cho rằng cuộc tấn công tối 1.10 là "hung hăng nhưng không chính xác", Israel tuyên bố sẽ có phản ứng quyết liệt đối với cuộc tấn công đó. "Cuộc tấn công của chúng tôi vào Iran sẽ chết chóc, chính xác và bất ngờ, Iran sẽ không biết chuyện gì đã xảy ra hoặc xảy ra như thế nào. Họ sẽ chỉ nhìn thấy kết quả", Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cảnh báo hôm 9.10.
Mỹ đề xuất thỏa thuận với Israel: Không tấn công các mục tiêu của Iran để đổi lấy viện trợ Mỹ đang nỗ lực đạt được thỏa thuận với Israel nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công trả đũa vào Iran sau vụ tấn công ngày 1/10 của Tehran. Đổi lại, Israel sẽ nhận được viện trợ quân sự bổ sung và hỗ trợ ngoại giao. Các tên lửa phóng từ Iran bị hệ thống phòng không Israel đánh chặn trên bầu trời...