Mộng mơ phong cảnh Hồ T’nưng-Gia Lai
Trong hành trình du lịch từ thành phố Pleiku lên Kon Tum, du khách thường dừng lại ở hồ T’nưng long lanh, nhất là vào lúc bình minh.
Trong cái lạnh cao nguyên, rừng thông ba lá rung rinh đùa với gió, mặt hồ dờn dợn màu bạc ánh nắng ban mai phản chiếu.
Hồ T’nưng (nghĩa là biển trên núi), còn gọi là hồ Ia Nueng hoặc Biển Hồ, nằm ở phía bắc Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7 km. Hồ sâu 30 m, rộng khoảng 230 ha có rừng thông bao quanh. Vào mùa mưa, hồ được “nới” lên đến trên 400 ha. Tháng 11/1988, Biển Hồ được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) cấp bằng Di tích danh thắng. Dẫu vậy, cho đến nay, khu danh thắng này chưa được khai thác bao nhiêu nên còn giữ lại nhiều nét hoang sơ.
T’nưng là tên một buôn làng. Có một câu chuyện về ngôi làng này thường được các hướng dẫn du lịch kể trong những chuyến xe. Ngày xưa, con gái và con trai của làng T’nưng rất xinh đẹp, sống hòa thuận và vui vẻ. Một ngày nọ, trời đất chuyển mình, mây mưa vần vũ. Từ lòng đất có ngọn lửa phun lên ào ạt. Sau khi lửa tắt, ngôi làng chỉ còn là một hố sâu thăm thẳm. Những người còn sống đứng trên miệng hố than khóc vì thân nhân đã mất, nước mắt của họ từng ngày đong đầy hồ nước.
Còn theo các nhà khoa học, hồ T’Nưng chính là miệng núi lửa đã ngừng phun từ hàng trăm triệu năm trước.
Con đường rẽ vào hồ T’nưng hun hút trong hai hàng thông ba lá, thoang thoảng mùi nhựa. Có một căn nhà kiên cố ngay mũi đất. Cây nối cây tạo màu xanh ẩn khuất, mặt hồ long lanh trong nắng. Từ ngôi nhà thoáng mát, du khách có thể nhìn bao quát mặt hồ.
Du khách cũng có thể lên thuyền độc mộc (cây cổ thụ được đục rỗng ở giữa) để lướt trên mặt hồ. Người chèo thuyền len lách trong hồ, khám phá sự kỳ vĩ của núi chen rừng, rừng trong hồ để thấy nhiều loại chim trời như: sin sịt, bói cá, cuốc đen, kơ túc, kơ vông, le le, ngỗng trời, đ’rao, trắc la… bay lượn trên đầu. Điểm xuyết đây đó là những vạt hoa súng, hoa sen rất đẹp. Nếu mang theo cần câu, du khách có thể kiếm được cá chép, cá trôi, cá đa, cá trắm… Và không hiếm những con rùa, con ba ba sống ở đây cả trăm năm thỉnh thoảng trồi lên mặt hồ tò mò ngắm nhìn du khách.
Thắng cảnh Biển Hồ Pleiku, Gia Lai
Biển Hồ là tên do người Kinh đặt, còn tên thật của nó là Tơ Nueng (Tơ Nưng), là một miệng núi lửa khổng lồ nằm ở phía Bắc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Biển Hồ quanh năm ăm ắp nước và luôn luôn xanh ngằn ngặt, như một chiếc gương trên chót vót cao nguyên cho mây trời soi bóng. Xung quanh nó có rất nhiều bí ẩn và huyền thoại khiến Biển Hồ lại càng lung linh kỳ ảo trong ký ức của cả người sở tại và du khách.
Ngay cái tên Biển Hồ có lẽ cũng là do khát vọng của con người mà ra. Cao nguyên Pleiku cao hơn mực nước biển cả nghìn mét. Theo nguyên tắc bình thông nhau thì chả có giọt nước nào tồn tại được trên những đỉnh núi cao này. Và vì thế mà con người khao khát nước, khao khát biển. Một nhà thơ đã viết khi đến thăm Biển Hồ: Thương thương quá suốt một đời thiếu nước/Nên cái ao tù cũng thành biển của em... Vì thế, có một cái "ao" trên đỉnh núi cao vời vợi, đứng ở dưới Quốc lộ 1 nhìn lên chỉ thấy mây phủ kín, ấy thì người ta gọi là "biển" cũng đúng thôi.
ối diện với Biển Hồ theo trục Bắc Nam khoảng chục cây số là đỉnh Hàm Rồng, cũng là một miệng núi lửa khổng lồ (xung quanh thành phố Pleiku là hàng trăm miệng núi lửa lớn nhỏ, nhưng lớn nhất vẫn là Biển Hồ và Hàm Rồng). Rất đối xứng, một bên nhô lên, bên thụt xuống, lại cũng khiến một nhà thơ so sánh như Yo Ni và Lin Ga. Diện tích của Hàm Rồng và Biển Hồ cũng tương ứng nhau, hình dáng cũng tương tự nhau nếu nhìn từ máy bay, giống như kiểu bứng phần lõm của Biển Hồ đặt vào Hàm Rồng vậy, tức là nếu bê Hàm Rồng thả xuống Biển Hồ thì sẽ khít, không còn dấu vết. Một cuộc tạo sơn vĩ đại nào đó đã làm việc này. Thời chưa có các phương tiện hiện đại, người ta đồn rằng Biển Hồ... không có đáy, nó thông xuống... biển Quy Nhơn. Nhưng có một thực tế là mực nước Biển Hồ hầu như không đổi nên nó vừa là thắng cảnh, vừa là nguồn nước sinh hoạt chính nuôi sống nhân dân thành phố Pleiku. Cái sự mực nước không đổi này cũng là sự lạ, bởi sáu tháng mùa khô khốc liệt thế, trời không một giọt mưa mà mực nước giữ nguyên thì cũng khó giải thích thật. Xung quanh Biển Hồ được vây bọc bởi các ngọn núi mà đồng bào dân tộc bám vào các triền thoai thoải của nó để làm nhà, lập làng. Năm nhiều bù năm ít, mỗi năm có một người, toàn là thanh niên học sinh, chết đuối làm những bí ẩn về Biển Hồ càng tăng lên.
Hồ Tơ Nưng là hạt ngọc của Pleiku mà bất cứ ai đã đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên cũng không thể bỏ qua. Con đường nhựa phẳng lỳ chạy xuyên qua những hẻm núi gồ ghề, vách thẳng đứng rêu phong, điểm tô bởi các bụi cây kim ngân hoa vàng rực rỡ dẫn ta đến bờ hồ. Mặt hồ ở cao trên một ngọn núi nên không bị các dải núi xung quanh che khuất, đứng bên bờ hồ có cảm giác như đứng bên bờ biển lộng gió. Có lẽ vì thế hồ Tơ Nưng được gọi là Biển Hồ
Đến Gia Lai ngắm những 'ô màu' vàng xanh trên ruộng bậc thang Chư Sê Ngoài miền Bắc, thì ít ai nghĩ rằng đại ngàn Tây Nguyên cũng được 'điểm xuyết' bởi những thửa ruộng bậc thang với sắc xanh, vàng nằm giữa cánh rừng xanh mướt. Trong đó, ruộng bậc thang Chư Sê, tỉnh Gia Lai là một trong những điểm nhấn góp phần tô điểm cho cảnh sắc nơi đây. Ruộng bậc thang Chư Sê nhìn...