Mong đợi nhiều đột phá
Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) lần II với chủ đề “Tầm nhìn đến năm 2020 – Cộng đồng NVNONN hội nhập và phát triển cùng đất nước” sẽ diễn ra từ ngày 26 – 30.9 tại TP.HCM.
Nhân dịp này Báo Thế giới & Việt Nam có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm ủy ban nhà nước về nvnonn.
Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần I.
Xin ông cho biết nét khác biệt giữa Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần này so với Hội nghị lần I?
Theo tôi, sự khác biệt của Hội nghị lần này so với Hội nghị lần I là nhìn nhận của bà con kiều bào của ta, các tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đối với các chế độ chính sách, định hướng của Đảng, Nhà nước ta đối với cộng đồng NVNONN nói chung đã có những bước đi rất cụ thể. Tại Hội nghị lần thứ nhất với 4 chủ đề đã nêu, bà con đã có những ý kiến đóng góp hết sức tốt, cụ thể. Từ kinh nghiệm và trên cơ sở ý kiến đóng góp của bà con, sẽ đúc kết đưa ra các vấn đề cần bàn thảo tại Hội nghị lần này. Những mặt đã làm được trên cơ sở chúng ta đã nêu và thực hiện, những cái tiếp thu ý kiến của bà con, những cái nào chưa làm được, sẽ tiếp tục được bàn tại Hội nghị lần II. Làm sao để mục đích cao nhất của Hội nghị lần này là tập hợp đựợc trí tuệ của NVNONN đóng góp cho công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Làm sao để ta có được cộng đồng NVNONN đoàn kết nhất trí với nhau hướng về quê hương đất nước, xóa bỏ hận thù Để cho những người, hoặc những tổ chức trong cộng đồng, mà còn suy nghĩ, hành động ngược lại lợi ích dân tộc (ở đây tôi không muốn dùng từ phản động hoặc cực đoan) họ tự thấy hướng đi của cộng đồng mà tuyệt đại đa số những thành viên đã hiểu và đang hướng về quê hương đất nước, với tính cảm chân thành, mong muốn xây dựng cộng đồng vững mạnh, từ đó hướng về đất nước góp phần cùng nhân dân cả nước xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam XHCN giàu mạnh.
Đặc biệt, năm nay chúng ta tổ chức Hội nghị lần II sau khi tổ chức thành công Đại hội Đảng XI với định hướng rất rõ ràng trong Nghị quyết về đối ngoại, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh, an toàn xã hội,định hướng phát triển cộng đồng NVNONN …Với vị thế của nước ta trên trường quốc tế, tôi cho rằng uy tín cộng đồng NVNONN cũng ngày càng được củng cố và phát triển trong con mắt bạn bè quốc tế tại các nước bà con đang sinh sống. Vì thế Hội nghị lần này sẽ đánh giá những thành tựu đã đạt được trong 3 năm qua với những ý kiến đóng góp thiết thực của bà con từ bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc cho đến nâng cao hiệu quả học tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN, đóng góp của trí thức kiều bào vào công cuộc xây dựng đất nước, hội nhập của VN với thế giới có sự đóng góp của bà con…
Video đang HOT
Hội nghị lần này sẽ kiểm điểm lại ý kiến của bà con tại Hội nghị lần trước là “mong muốn đóng góp vào việc xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh”. Cần đánh giá cả hai mặt? Bà con đóng góp được gì. Trách nhiệm ra sao? Chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã tạo thuận lợi được gi?
Ông có thể nêu lên một số đóng góp nổi bật của NVNONN từ hội nghị lần trước?
Trong 3 năm vừa qua, đóng góp của bà con thể hiện rất rõ qua các phong trào đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh, ủng hộ Biển đảo, giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó, nạn nhân chất độc dioxin… Một điểm nữa, sự đóng góp của bà con qua kiều hối, đầu tư, mỗi năm một phát triển, với mốc trên 7 tỷ USD. Kiều hối năm 2011 đạt trên 9 tỷ USD năm 2012, sau hai quý đạt 6,4 tỷ USD, hy vọng cả năm đạt xấp xỉ 10 tỷ USD. Thêm vào đó là khoảng 6 tỷ USD đầu tư vào gần 2 nghìn dự án lớn nhỏ, cộng với một số đầu tư không thống kê hết vào các công trình du lịch, bất động sản… Như vậy hàng năm, nguồn lực chúng ta huy động qua đóng góp của bà con kiều bào trên tất cả các hình thức vào khoảng 20 tỷ USD.
Tinh thần của bà con với biển đảo có thể nói là trách nhiệm cao. HN lần này tổ chức sau chuyến đi Trường Sa vừa rồi với ấn tượng rất tốt đẹp. Sau khi nhận rõ được thực tế, chân lý mà Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước trong đó có bảo vệ chủ quyền, bà con càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tiếp tục có cam kết đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước.
Ông kỳ vọng gì ở Hội nghị lần này? Các chính sách sẽ kiến nghị với Đảng và Nhà nước đối với NVNONN:
Hội nghị lần này đang chờ đợi các sáng kiến, ý kiến, dự án mang tính đột phá của bà con kiều bào. Hội nghị tiếp tục động viên, huy động nguồn lực kể cả về vật chất và chất xám. Thông qua Hội nghị, sự phối hợp giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước có hiệu quả hơn. Nhiều ý kiến bà con cũng sẽ được áp dụng vào đời sống. Hội nghị lần này sẽ góp phần xây dựng một cộng đồng NVNONN yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau vì một ViệtNam giàu mạnh.
Hy vọng Hội nghị lần này có sự đột phá mới trong chế độ chính sách với việc chúng tôi sẽ kiến nghị với Đảng và Nhà nước các chính sách cởi mở hơn nữa về đầu tư về cư tru, đi lại ( hiện tại miễn đăng ký cư trú, đi lại trong 180 ngày, tới đây dự định kiến nghị lên 1 năm) về các thủ tục mua bất động sản về giải quyết các vụ khiếu kiện của NVNONN về bất động sản…
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Theo Dantri
Trung - Nhật bắt đầu đối thoại
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua thông báo Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc sẽ thảo luận với người đồng cấp bên phía Nhật Bản nhằm giảm bớt căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước.
Người Trung Quốc biểu tình phản đối việc Nhật Bản quốc hữu hóa các đảo trong nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô vào ngày 18/9. Ảnh: AFP.
"Theo yêu cầu của Nhật Bản, Trung Quốc đồng ý đón tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Chikao Kawai trong hai ngày 24 và 25/9", Xinhua dẫn lời Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc họp báo hôm qua.
Ông Hồng cho biết, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân sẽ hội đàm với ông Kawai về quan hệ song phương, đặc biệt là những vấn đề liên quan tới tranh chấp nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku, vào ngày 25/9.
"Trong cuộc hội đàm, Trung Quốc sẽ tuyên bố quan điểm về vấn đề Điếu Ngư, kêu gọi Nhật Bản sửa chữa những sai lầm và thực hiện các nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ", ông Hồng nói.
Phát biểu tại sân bay trước khi sang Bắc Kinh hôm qua, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản nói Tokyo muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
"Tôi sẽ chuyển thông điệp của Nhật Bản tới phía Trung Quốc, đồng thời lắng nghe quan điểm của họ", hãng thông tấn Kyodo dẫn lời ông Kawai.
Nhật Bản và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, vốn có tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ những năm 70 thế kỷ trước, nhưng căng thẳng lên cao hồi tháng trước sau khi các nhà hoạt động ủng hộ Bắc Kinh lên một đảo trong chuỗi đảo này. Căng thẳng càng leo thang sau khi chính phủ Nhật hoàn tất việc quốc hữu hóa ba trong số 5 đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư.
Hôm 22/9, hàng trăm người Nhật biểu tình phản đối cách Bắc Kinh giải quyết vấn đề tranh chấp, không lâu sau khi những cuộc biểu tình chống Nhật diễn ra tại Trung Quốc khiến nhiều cửa hàng và nhà máy bị đập phá.
Theo VNE
Nga: Cấm quan chức mở tài khoản ở nước ngoài Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev Hôm 12/9, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã yêu cầu các quan chức chính phủ Nga phải gửi tiền trong các ngân hàng Nga. "Họ phải gửi tiền trong nước để chia sẻ rủi ro tài chính với đất nước," ông Medvedev nói. Sắp tới Duma Quốc gia, tức Hạ viện Nga, sẽ thảo luận dự luật do...