Mông Cổ tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế
Ngày 20/5, chính quyền Mông Cổ đã quyết định tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế được áp đặt từ ngày 10/4 vừa qua để khống chế dịch COVID-19 tại nước này.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Ulaanbaatar, Mông Cổ. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo, người đứng đầu Văn phòng báo chí của chính phủ, ông Tseden-Ish Ganzorig nêu rõ từ ngày 22/5 tới, các chợ lớn, khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, phòng tắm hơi và khu cắm trại trên cả nước có thể nối lại hoạt động với công suất 50%, nhưng cần tuân thủ nghiêm các quy định giãn cách xã hội và đeo khẩu trang.
Tuy nhiên, chỉ những người đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 mới được phép ra vào các địa điểm này. Nhà chức trách duy trì lệnh cấm các dịch vụ giải trí, tôn giáo, quán bar và tụ tập đông người như các sự kiện thể thao và hoạt động văn hóa trên cả nước.
Trong khi đó, tại Panama, chính phủ nước này thông báo bắt đầu từ ngày 20/5 sẽ tạm thời đóng cửa biên giới với Colombia để ngăn dịch COVID-19 lây lan, sau khi Colombia mở lại các cửa khẩu trên bộ, đường sông và đường biển với một số nước láng giềng.
Bộ Ngoại giao Panama thông báo chính phủ quyết định tạm thời không cho phép những người từ Colombia nhập cảnh vào Panama qua các tuyến đường bộ, đường biển và đường sông. Chính quyền Panama cho rằng quyết định của Colombia mở lại các cửa khẩu gây rủi ro cho kết quả đáng kể mà quốc gia Trung Mỹ này đạt được trong công tác kiểm soát dịch COVID-19 và đảm bảo an ninh biên giới.
Video đang HOT
Trước đó, Colombia thông báo mở lại các cửa khẩu trên bộ, đường sông và đường biển với các nước Brazil, Ecuador, Peru và Panama sau khi đóng các cửa khẩu này từ ngày 17/3/2020 để phòng dịch.
Tại Nhật Bản, Chánh văn phòng Nội các Kato Katsunobu cho biết chính phủ nước này đang thảo luận về việc bổ sung tỉnh Okinawa vào diện ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi số ca mắc COVID-19 gia tăng nhanh tại địa phương này trong những ngày gần đây.
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, Thủ tướng Suga Yoshihide dự kiến thảo luận với các thành viên Nội các trong ngày 20/5 và sẽ tổ chức cuộc họp của Ban chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 vào ngày 21/5 để đưa ra quyết định cuối cùng. Hiện Chính phủ Nhật Bản đang xem xét hai phương án áp dụng tình trạng khẩn cấp đối với Okinawa đến ngày 31/5 hoặc ngày 13/6.
Dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát mạnh tại tỉnh Okinawa kể từ đầu tháng 5 và trong hai ngày gần đây. Số ca mắc mới COVID-19 tại tỉnh này đều ghi nhận mức cao kỷ lục. Okinawa đang là một trong các địa phương trong diện áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm, theo đó các cửa hàng ăn uống được yêu cầu rút ngắn thời gian kinh doanh đến 20h.
Tuy nhiên, để áp dụng các biện pháp phòng dịch quyết liệt hơn, ngày 19/5, chính quyền tỉnh Okinawa đề nghị Chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp. Nếu được thông qua, Okianawa sẽ là địa phương thứ 10 tại Nhật Bản áp dụng tình trạng khẩn cấp.
Nghiên cứu: Một liều vaccine của Pfizer/BioNTech cho phản ứng miễn dịch mạnh
Nghiên cứu của Đại học Sheffield và Đại học Oxford (Anh) cho thấy một liều vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho phản ứng miễn dịch tương tự như khi nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên và có thể bảo vệ những người từng mắc bệnh trước các biến thể của loại virus này.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNtech. Ảnh: AFP/TTXVN
Tháng 12 vừa qua, Anh đã nới rộng giãn cách thời gian giữa các lần tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech từ 3 tuần lên đến 12 tuần. Nhà chức trách nước này tin tưởng vào kết quả phân tích rằng việc tiêm mũi đầu tiên vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech và AstraZeneca có thể tạo ra kháng thể mạnh bảo vệ con người.
Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Sheffield và Đại học Oxford, với sự hỗ trợ của Hiệp hội Miễn dịch SARS-CoV-2 Anh, 99% số người được tiêm 1 liều vaccine của Pfizer/BioNTech cho phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.
Để đưa ra được kết luận trên, các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu máu của 237 người, và phát hiện rằng phản ứng của kháng thể và tế bào T ở những người chưa từng mắc COVID-19 giống với những bệnh nhân lây nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên.
Những người từng mắc bệnh có phản ứng miễn dịch mạnh và rộng hơn, với phản ứng tế bào T cao hơn khoảng 6 lần so với những người không bị mắc bệnh. Do đó, theo các nhà nghiên cứu, việc tăng cường phản ứng kháng thể đã có từ trước có thể cung cấp "lá chắn" chống lại các biến thể của virus SARS-CoV-2, trong đó có cả biến thể đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi, được cho là giảm hiệu quả của các vaccine hiện có.
Kết quả này củng cố dữ liệu thực tế trong nghiên cứu của tổ chức SIREN đối với việc triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Anh, theo đó, tiêm một liều vaccine ngừa COVID-19 có thể ngừa bệnh nặng.
* Trong khi đó, với 52 nhà máy tham gia hoạt động này trên khắp châu lục, châu Âu nên dẫn đầu thế giới về việc sản xuất vaccine ngừa bệnh COVID-19 vào cuối năm nay. Đây là tuyên bố được Ủy viên Thị trường nội địa Liên minh châu Âu (EU) Thierry Breton đưa ra trong bài phát biểu ngày 26/3 tại Tây Ban Nha.
Theo ông Breton, đến mùa hè, khoảng giữa tháng 7, châu Âu cần tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho đủ một lượng người nhất định nhằm đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng toàn cầu. Đến cuối năm, châu Âu cần đạt năng lực sản xuất từ 2 - 3 tỷ liều vaccine.
* Trong tuyên bố chung đưa ra cùng ngày, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) khuyến cáo cần đưa thủy thủ, tiếp viên và phi công là danh sách "lao động thiết yếu" và được ưu tiên tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Tuyên bố nêu rõ thủy thủ, tiếp viên và phi công là những người có công việc đòi hỏi đi lại xuyên biên giới, do đó, tại một số nước, những người này cần xuất trình giấy chứng nhận họ đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 như một điều kiện để được nhập cảnh. Do đó, các tổ chức trên khuyến cáo các nước đưa thủy thủ, tiếp viên và phi công vào danh sách "lao động thiết yếu", được ưu tiên tiêm vaccine phòng bệnh.
* Cùng ngày, hãng tin RIA dẫn lời Đại sứ Iran tại Moskva cho biết nước CH Hồi giáo có kế hoạch bắt đầu sản xuất vaccine Sputnik V của Nga từ tháng 4 tới.
Tháng 1 vừa qua, Iran đã phê chuẩn việc sử dụng vaccine Sputnik V trong nước và đã nhận được hơn 400.000 trong tổng số 2 triệu liều vaccine đặt hàng từ Nga.
Trung Quốc ngăn bảo tàng Pháp mở triển lãm Thành Cát Tư Hãn Một bảo tàng ở thành phố Nantes, Pháp, phải hủy triển lãm về Thành Cát Tư Hãn sau khi bị giới chức Trung Quốc phản đối. Bảo tàng lịch sử Château des ducs de Bretagne ở thành phố Nantes, miền tây nước Pháp, hôm 14/10 thông báo họ sẽ dừng chương trình triển lãm về Thành Cát Tư Hãn, người sáng lập Đế...