Mông Cổ: Rình rập nguy cơ bùng phát dịch hạch, thêm một bệnh nhân tử vong
Bộ Y tế Mông Cổ thông báo một công dân nước này đã tử vong vì dịch hạch, làm dấy lên lo ngại rằng quốc gia này có thể sẽ trải qua một đợt bùng phát dịch bệnh trên quy mô lớn.
Ảnh minh họa: Reuters
Theo RT, nạn nhân là một người đàn ông 42 tuổi đến từ tỉnh Khovd, miền Tây Mông Cổ.
Người này qua đời đêm 11/8 (giờ địa phương). Trước đó, bệnh nhân đã mua 2 con sóc đất chết – loài động vật thường mang vi khuẩn gây bệnh dịch hạch.
Việc săn bắt sóc đất được coi là bất hợp pháp ở Mông Cổ. Nhưng nhiều người vẫn coi loài vật này như một món ăn ngon và bỏ qua các khuyến cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Video đang HOT
Tính đến thời điểm hiện tại, Mông Cổ đã ghi nhận tổng cộng 12 ca mắc dịch hạch. Tháng trước, một thiếu niên 15 tuổi ở Mông Cổ đã qua đời vì dịch hạch.
Hồi tháng 7, Mông Cổ đã cách ly hoàn toàn một khu vực sau khi phát hiện 2 người có triệu chứng dịch hạch.
Trung tâm Quốc gia về bệnh truyền nhiễm của Mông Cổ cảnh sát 17 trong số 21 tỉnh thành của nước này có nguy cơ bùng phát dịch.
Mới đây, thành phố Baotou (khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc) đã ghi nhận ca mắc dịch hạch thứ 2, và ca tử vong vì dịch hạch đầu tiên trong năm nay.
Để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, chính quyền Baotou đã cho phong tỏa làng Suji Xincun (huyện Damao Banner) – nơi bệnh nhân dịch hạch từng sinh sống, đồng thời lệnh cho người dân khử trùng nhà cửa hàng ngày.
Trước đó, một ca bệnh đã được ghi nhận hồi tháng 7 tại Bayannur, một thành phố khác ở Nội Mông.
Bệch dịch hạch là căn bệnh gây ra do vi khuẩn, lây truyền qua vết cắn của bọ chét và động vật nhiễm bệnh.
Căn bệnh này từng giết chết 50 triệu người ở châu Âu trong đại dịch Cái chết đen thời Trung Cổ.
Tại Trung Quốc, từ năm 2009 đến năm 2019, có tổng cộng 31 ca mắc dịch hạch được ghi nhận, trong đó có 12 trường hợp tử vong, theo dữ liệu do Ủy ban Y tế Quốc gia công bố.
Tháng trước, 2 ca dịch hạch đã được ghi nhận ở Mông Cổ, đều do ăn thịt sóc đất.
Phụ nữ hút thuốc có thể mắc chứng phình động mạch não tăng gấp 4 lần
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Thần kinh học, Thần kinh học & Tâm thần học cho thấy tỷ lệ đáng lo ngại của chứng phình động mạch trong não của những người hút thuốc là phụ nữ.
Chứng phình động mạch này có thể gây tử vong nếu vỡ và thậm chí còn phổ biến hơn ở những người hút thuốc bị huyết áp cao. Phình động mạch có thể lớn hoặc nhỏ và xảy ra chỉ trong bất kỳ động mạch nào trong cơ thể.
Nhiều trường hợp không được chẩn đoán và không được chú ý trong toàn bộ cuộc sống của một người. Có khoảng 6,5 triệu người được cho là đang mắc chứng phình động mạch não không bị vỡ ở Mỹ.
Một số yếu tố như tiền sử gia đình và sự hiện diện của bệnh thận có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng phình động mạch não, nhưng nghiên cứu này muốn chỉ ra mối liên hệ với những phụ nữ hút thuốc.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích quét não của 545 phụ nữ từ 30 đến 60 tuổi tại các bệnh viện ở Canada và Mỹ từ năm 2016 đến 2018. Các bản quét cho thấy 152 trong số 545 phụ nữ mắc chứng phình động mạch.
Trong số những người có quét não bất thường, bị huyết áp cao cũng như tiền sử hút thuốc hoặc hiện đang hút thuốc vào khoảng 46% và 57,5% phụ nữ. Chứng phình động mạch não đặc biệt có xu hướng cao hơn ở những người hút thuốc với thói quen khoảng 20 ngày và trung bình 29 năm. Triệu chứng dễ nhận thấy là tình trạng đau đầu, hiện có ở 62,5% phụ nữ bị phình động mạch não và 44% người không có.
Một so sánh trực tiếp giữa bệnh nhân hút thuốc và không hút thuốc cho thấy những người hút thuốc có khả năng bị phình động mạch não cao gấp 4 lần so với những người không hút thuốc, tình trạng tăng lên 7 lần nếu họ cũng bị huyết áp cao mãn tính.
Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu nhận ra rằng là một nghiên cứu quan sát, không có nguyên nhân trực tiếp nào có thể được rút ra từ phân tích các bản quét não này và các phát hiện có thể được khái quát cho tất cả các nhóm tuổi.
Nga cấm săn sóc marmot ở biên giới TQ sau ca cái chết đen tại Nội Mông Nga đang tăng cường tuần tra để ngăn chặn hoạt động săn bắn sóc marmot tại khu vực biên giới giữa nước này với Trung Quốc và Mông Cổ. Hôm 6/7, Nga đưa ra quyết định trên trong bối cảnh Trung Quốc và Mông Cổ đang ghi nhận nhiều ca nhiễm bệnh dịch hạch có nguồn gốc từ động vật hoang dã, theo...