Mông Cổ, Panama xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm SARS-CoV-2
Ngày 10/3 (theo giờ Việt Nam), Mông Cổ và Panama là 2 quốc gia mới nhất thông báo về trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 ở những nước này.
Theo thông báo của cơ quan chức năng Mông Cổ, một công dân Pháp đang làm việc tại nước này đã được xác nhận mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong bối cảnh dịch đang có dấu hiệu lây lan nhanh chóng trên toàn cầu. Bệnh nhân đã từ Pháp trở lại Mông Cổ sau khi quá cảnh qua Moskva (Nga). Bệnh nhân này được cho là đã gặp 42 người và có tiếp xúc gần với 142 người khác.
Trong khi đó, Bộ Y tế Panama đã xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên tại nước này. Bệnh nhân là một phụ nữ 40 tuổi từng du lịch tới Tây Ban Nha trong thời gian gần đây. Kết quả xét nghiệm cho thấy người này dương tính với virus trên.
Theo Lan Phương (TTXVN)
Nỗi 'đau đầu' khi 300 triệu học sinh ở nhà
Gao Mengxian, nhân viên bảo vệ ở Hong Kong, cho biết hai con gái của cô không ngừng hỏi khi nào chúng được ra ngoài chơi và đến trường học.
Hai con gái của Gao đã ở nhà suốt hơn một tháng qua, kể từ khi chính quyền đặc khu Hong Kong yêu cầu đóng cửa các trường học từ tháng 1 để ngăn Covid-19 lây lan. Người phụ nữ 48 tuổi này đã phải nghỉ việc để chăm sóc hai con gái 8 và 10 tuổi, đồng thời tìm cách chắt bóp chi tiêu.
Mỗi tuần, Gao chỉ ra ngoài một lần. Hầu hết thời gian cô dành để mày mò công nghệ, giúp các con học trực tuyến, nhưng thường bị lúng túng và khiến lũ trẻ thất vọng. Tại Hong Kong, rất nhiều người như Gao cũng đang phải vật lộn để duy trì cuộc sống bình thường cho gia đình.
Không chỉ ở Hong Kong, Covid-19 xâm nhập ngày càng sâu sắc vào cuộc sống thường nhật của người dân khắp thế giới, khi 22 quốc gia thuộc ba châu lục đã tuyên bố đóng cửa trường học ở các cấp khác nhau. Học sinh một số nước chỉ phải ở nhà vài ngày, nhưng nhiều nơi kéo dài đến hàng tuần.
Tại Italy, ổ dịch lớn nhất châu Âu, chính quyền quyết định đóng cửa trường học trên toàn quốc đến ngày 15/3, thay vì chỉ giới hạn ở các vùng phía bắc, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19. Bang Washington ở Mỹ, nơi ghi nhận ít nhất 10 ca tử vong vì nCoV, và bang New York cũng đóng cửa một số trường học.
Video đang HOT
Liên Hợp Quốc cho biết tình trạng gián đoạn này ảnh hưởng tới 290,5 triệu học sinh trên khắp thế giới, với quy mô và tốc độ dường như chưa từng có trong lịch sử hiện đại. Do trường học có chức năng hỗ trợ các gia đình, cộng đồng và nền kinh tế, việc đóng cửa chúng trong thời gian dài có thể gây ra hậu quả rất lớn với cả trẻ em và xã hội, theo bình luận viên Vivian Wang và Makiko Inoue của NYTimes.
Một học sinh học trực tuyến tại nhà ở thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy, Trung Quốc hôm 2/3. Ảnh: China Daily.
Để đối phó với tình hình, giới chức và các trường học trên thế giới đang nỗ lực giảng dạy và quản lý học sinh từ xa. Chính phủ Italy thiết lập một trang web, nơi các giáo viên có thể họp và giảng dạy trực tuyến. Mông Cổ phát sóng các bài giảng qua truyền hình. Chính phủ Iran miễn phí tất cả nội dung dành cho trẻ em trên mạng.
Học sinh thậm chí phải học thể dục từ xa. Một trường học ở Hong Kong yêu cầu học sinh mặc đồng phục thể dục và làm theo những động tác của người hướng dẫn trên màn hình. Webcam của mỗi học sinh sẽ ghi lại "bằng chứng".
Tuy nhiên, việc quản lý học sinh qua màn hình thực sự là thách thức, do các em không thể tránh khỏi phân tâm trong lúc sử dụng thiết bị điện tử, bên cạnh đó là hàng loạt rào cản công nghệ. Thira Pang, nữ sinh trung học tại Hong Kong, nhiều lần đăng nhập trễ vào lớp học trực tuyến vì mạng chậm. Giờ đây, nữ sinh 17 tuổi phải đăng nhập sớm hơn 15 phút. "Việc có vào lớp được hay không còn cần chút may mắn", Pang nói.
Đối với những học sinh nhỏ hơn và người giám hộ mù mờ về công nghệ, lớp học kiểu mới này gây ra rắc rối lớn hơn nhiều. Ruby Tan, giáo viên tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, cho biết nhiều ông bà đang chăm sóc cháu để bố mẹ chúng có thể đi làm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về công nghệ.
"Họ không có bất cứ cách nào để giám sát việc học tập của trẻ, thay vào đó lại để chúng phát triển những thói quen xấu như không thể tập trung trong lúc học", Tan chia sẻ.
Tình huống đứt mạng cũng khó tránh khỏi. Các bài đăng trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy giáo viên và học sinh phải trèo lên mái nhà, hoặc lang thang ngoài đường bắt tín hiệu Internet. Một gia đình ở khu tự trị Nội Mông thậm chí mang theo lều và tạm trú đâu đó trên thảo nguyên chỉ để có mạng khỏe hơn.
Việc đóng cửa trường học cũng làm đảo lộn chương trình giáo dục tại các nước như Nhật Bản, nơi năm học thường kết thúc vào tháng 3. Nhiều trường giờ đây chỉ cho phép giáo viên và học sinh tham gia lễ tốt nghiệp, hạn chế người nhà của các em.
Vì vậy, Satoko Morita, một phụ huynh ở tỉnh Akita, không thể dự lễ tốt nghiệp trung học phổ thông của con trai cô hôm 1/3. Tình huống này cũng sẽ lặp lại khi con gái cô tốt nghiệp tiểu học. "Con gái tôi hỏi rằng bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp còn nghĩa lý gì khi bố mẹ không ở đó", Morita nói.
Với Chloe Lau, một học sinh ở Hong Kong, thời trung học phổ thông của em kết thúc một cách đột ngột do ngày học cuối cùng dự kiến là 2/4, trong khi các trường học ở Hong Kong đều đóng cửa ít nhất đến ngày 20/4.
Một phụ huynh làm việc trong lúc con trai làm bài tập tại Tokyo, Nhật Bản hôm 2/3. Ảnh: AP.
Trong lúc không thể đưa trẻ đến trường, các phụ huynh phải đau đầu nghĩ cách phân chia trách nhiệm trong gia đình. Julia Bossard, người mẹ hai con ở Pháp, cho biết cô phải sắp xếp lại toàn bộ thời gian biểu kể từ khi con trai lớn ở nhà. Hàng ngày, Bossard vừa giúp các con làm bài tập, vừa lùng sục mọi siêu thị để mua gạo và đồ hộp, những mặt hàng ngày càng khan hiếm.
Gánh nặng dường như dồn lên vai phụ nữ khi họ thường được coi là người chịu trách nhiệm chăm sóc gia đình, đặc biệt trong tình trạng thiếu thốn người trông trẻ.
Con trai 11 tuổi của Lee Seong-yeon, người quản lý thông tin y tế tại một bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc, phải ở nhà từ khi chính phủ đóng cửa trường học trên cả nước hôm 2/2. Chồng cô cũng làm việc tại bệnh viện và họ giờ đây bận rộn hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh Hàn Quốc trở thành ổ dịch lớn thứ hai thế giới, cặp vợ chồng không thể nghỉ làm.
Trừ cuối tuần, mỗi ngày con trai của Lee đều phải ở một mình, ăn bữa trưa gồm cơm rang kim chi và xúc xích mà Lee chuẩn bị sẵn. "Nếu con trai tôi nhỏ hơn, tôi nghĩ mình sẽ nghỉ việc bởi không thể để cháu ở nhà một mình", Lee cho hay.
Tuy nhiên, Lee cảm thấy sự nghiệp của cô vẫn sẽ bị ảnh hưởng. "Tôi thường rời chỗ làm lúc 18 giờ để về nhà nấu bữa tối cho con, trong khi các đồng nghiệp vẫn bám trụ vị trí. Vì vậy, tôi biết mình sẽ không đời nào được ghi nhận trong công việc", cô nói.
Anastasia Moschos, nhân viên môi giới bảo hiểm ở Athens, Hy Lạp, có vẻ may mắn hơn khi bố cô đến thăm đúng lúc trường của cháu trai đóng cửa một tuần. Moschos để bé trai 6 tuổi cho ông ngoại trông. Nhưng nếu trường học ngừng hoạt động lâu hơn, cô sẽ phải chật vật tìm người giúp đỡ. "Mọi người đều có ai đó hỗ trợ, nhưng tôi thì không. Tôi là mẹ đơn thân", người phụ nữ 47 tuổi chia sẻ.
Ngay cả những người thoát khỏi khu vực chịu ảnh hưởng nặng của Covid-19 cũng khó gửi được con cái. Cristina Tagliabue, doanh nhân từ Milan, Italy, cùng con trai 2 tuổi gần đây chuyển tới ngôi nhà thứ hai của họ ở thủ đô Rome. Tuy nhiên, không có cơ sở nào nhận trông con trai cô, bởi các phụ huynh khác không muốn bất cứ ai từ Milan đến gần con họ.
Tagliabue phải gác lại một số công việc do không thể tập trung làm tại nhà mà không có người giữ trẻ. "Đóng cửa trường học là quyết định đúng đắn, nhưng có những cái giá phải trả. Chính phủ nên hành động để hỗ trợ các bà mẹ", nữ doanh nhân nêu ý kiến.
Chính phủ một số nước đang cố gắng điều tiết xã hội giữa cơn khủng hoảng vì Covid-19. Nhật Bản trợ cấp cho các công ty để bù đắp những tổn thất do nhiều phụ huynh nghỉ việc. Tại Pháp, những phụ huynh buộc phải ở nhà trông con sẽ có 14 ngày nghỉ được trả lương.
Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của việc học sinh ở nhà đã lan tới những góc khuất dường như không liên quan đến giáo dục. Tại Nhật Bản, quyết định đóng cửa trường học đột ngột của chính phủ khiến các nhà quản lý vội vã hủy hàng loạt đơn đặt hàng cơm trưa. Hậu quả là các nhà cung cấp bị "bỏ bom" với đống thực phẩm và các nhân viên cấp dưỡng không còn cần thiết.
Kazuo Tanaka, phó giám đốc Trung tâm Bữa trưa Trường học tại thành phố Yachimata, cho biết họ phải hủy đơn đặt hàng số nguyên liệu tương ứng 5.000 suất ăn trưa cho 13 trường. Ông ước tính mỗi tháng trường học đóng cửa sẽ khiến trung tâm thiệt hại khoảng 20 triệu yên (gần 200.000 USD).
"Các cửa hàng bánh choáng váng. Nông dân trồng rau và chăn nuôi gia súc lấy sữa cũng chịu tác động. Nhân viên tại các trung tâm phục vụ bữa trưa cho trường học thất nghiệp", Yuzo Kojima, tổng thư ký Hiệp hội Bữa trưa Trường học Nhật Bản, cho hay. Chính phủ Nhật hỗ trợ tài chính cho các phụ huynh, doanh nghiệp nhỏ và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhưng những nhân viên này thì không.
Tại Hong Kong, nơi có số lượng lớn cư dân làm nghề giúp việc, nhiều người cũng thất nghiệp khi các phụ huynh giàu có đưa con ra nước ngoài tránh dịch. Nhu cầu trông trẻ giảm 1/3 từ khi Covid-19 bùng phát, do nhiều công ty cho phép nhân viên làm việc từ xa, Felix Choi, giám đốc công ty cung cấp dịch vụ trông trẻ Babysitter.hk, cho biết.
"Hơn 30% khách hàng của chúng tôi là gia đình người phương Tây. Nhiều người trong số họ chưa quay lại Hong Kong. Họ hầu như đều thông báo rằng sẽ chỉ trở lại sau khi các trường học mở cửa", Choi nói.
Học từ xa thời nCoVHọc sinh Hàn Quốc buồn vui lẫn lộn vì nCoVTrẻ em Trung Quốc học qua mạng giữa dịch nCoV
Ánh Ngọc (Theo NY Times)
Theo vnexpress.net
Cảnh báo nguy cơ lây lan dịch sốt xuất huyết tại Mỹ Latinh Phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh dẫn báo cáo của PAHO cho biết tỷ lệ nhiễm bệnh sốt xuất huyết tại khu vực này đã tăng mạnh trong hai tháng đầu năm 2020 với hơn 3 triệu ca. Quang cảnh bên ngoài trung tâm y tế tư ở thủ đô Buenos Aires, Argentina ngày 3/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Ngày 4/3, Tổ chức Y tế...