Mong có nhiều “Điện Biên Phủ” trong thời kỳ mới!
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó, đổi mới tư duy kinh tế làm trọng tâm, có thể so sánh như “Chiến thắng Điện Biên Phủ”, với quyết định lịch sử khi thay đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh, giải quyết nhanh” chuyển sang “Đánh chắc, tiến chắc” và biết phát huy nội lực. Mong có nhiều ” Điên Biên Phủ” trong thời kỳ mới!
Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Ảnh Ngọc Trinh
Trải qua những cuộc chiến trường kỳ và gian khổ, đất nước được độc lập, giang sơn thu về một mối, nhưng hàn gắn vết thương sau chiến tranh và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải có tinh thần “Điện Biên Phủ” trong thời kỳ đổi mới. Đổi mới hay “chết”, là mệnh lệnh mang tầm thời đại đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, trì trệ. Tháng 12 năm 1986, thời khắc thiêng liêng, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã thông qua đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó, đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Song song với đổi mới về kinh tế (đặc biệt là tư duy kinh tế), từng bước đổi mới toàn diện đất nước.
Nội lực của đất nước bắt nguồn từ sâu thẳm suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc ta và được nhân lên bội lần trong thời đại Hồ Chí Minh. Cơ chế nào kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, đất đai phì nhiêu, người nông dân cần cù, sáng tạo sao vẫn thiếu đói! Phải “cởi trói” cho nông dân, đó là “chìa khóa vàng” để giải quyết vấn đề lương thực cho đất nước và xuất khẩu. Năm 1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 10 (gọi tắt là khoán 10), với việc thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ; nông dân được trao quyền sử dụng đất và mức khoán lâu dài; chuyển hợp tác xã sang làm dịch vụ cho nông dân. Nhờ cây “gậy thần,” Việt Nam đã giải quyết được vấn đề lương thực và bắt đầu xuất khẩu gạo. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Nghị quyết 10, hàng triệu người Việt Nam biết đến, tạo nên sự phát triển vượt bậc trong nông nghiệp.
Công cuộc đổi mới đã gần 30 năm, những quyết định sáng suốt của Đảng về đổi mới trên tinh thần phát huy nội lực đã phát huy hiệu quả: Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài nhiều năm, khắc phục được lạm phát có lúc trên 700% (năm 1986) xuống 12% (năm 1995) và nhiều năm nay, lạm phát chỉ còn một con số; thu nhập bình quân đầu người từ 86 USD (năm 1988) lên gần 1.900 USD (năm 2013); xuất khẩu đạt gần 120 tỷ USD (năm 2013); vốn FDI đăng ký đạt trên 20 tỷ USD (năm 2013); v.v…
Khi bắt tay vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nhiều hy vọng, nhưng cũng không ít lo âu, nhất là bài học của các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) vẫn còn hiện hữu. Hiểu người, biết ta, Đảng ta luôn coi sự ổn định chính trị – xã hội là tiền đề quan trọng, là sự sống còn của công cuộc đổi mới; chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu tăng trưởng đi đôi với phát triển, phát triển đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Ở nhiều địa phương, đơn vị chỉ có thể phát triển bền vững khi biết phát huy nội lực kết hợp với việc tranh thủ, khai thác các nguồn lực từ bên ngoài.
Điện Biên Phủ được coi là Bạch Đằng, Chi Lăng của thời đại Hồ Chí Minh. Học ông cha mình trong đánh giặc giữ nước, bài học lớn là dựa vào dân, từ Hội nghị “Diên Hồng” đến Quốc dân Đại hội Tân trào… Chúng ta tự hào có Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung… hội tụ cùng hồn thiêng sông núi; tự hào về bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam luôn tỏa sáng vào những thời khắc khó khăn, bước ngoặt lịch sử, tạo nên dáng vóc Việt Nam, nhất định chúng ta sẽ bảo vệ, giữ gìn toàn vẹn giang sơn, gấm vóc trước bất cứ thế lực lớn mạnh, ngang tàng nào.
Thành công của công cuộc đổi mới chứng minh chân lý giản đơn, sức mạnh nội lực là sức mạnh bền vững nhất. Tuy nhiên, với thế giới mở, với sự hội nhập sâu rộng, Việt Nam kết hợp được sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong quá trình phát triển. Trong hào khí của kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta xúc động tưởng nhớ đến Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các anh hùng liệt sĩ với sự thành kính, biết ơn, mong muốn và tin tưởng rằng, sẽ có nhiều “Điện Biên Phủ” trong thời kỳ mới, để xây dựng đất nước ta đoàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ hằng mong muốn./.
Theo Dantri
Oai hùng ngàn năm đánh tan giặc ngoại xâm
Những đại danh tướng khắc ghi trong sử sách gồm Lý Thường Kiệt (thắng giặc Tống), Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (thắng giặc Nguyên - Mông), Quang Trung (thắng quân Thanh) và gần nhất là Võ Nguyên Giáp (thắng Pháp, Mỹ) vừa được tạc tượng và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội).
Video đang HOT
Thu hút rất nhiều người xem, trong đó có cả du khách nước ngoài
Các bức tượng được chạm khắc tạo hình rất tinh tế từ phiên bản ban đầu
Đưa lịch sử đến gần giới trẻ
Không ồn ào, không cầu kì, không phô trương nhưng vẻ uy nghi, oai dũng của các vị danh tướng vẫn có sức hút lạ kì và thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng.
Danh tướng Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống
Trong nhiều ngày qua, khoảng sân nhỏ trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam không lúc nào vắng người chiêm ngưỡng, trong số đó có nhiều bạn trẻ đang mặc đồng phục học sinh và cả những du khách nước ngoài.
Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn 3 lần đánh thắng quân Nguyên - Mông
Nhiều bạn trẻ đã đứng nhìn rất lâu, xem và tỉ mỉ quan sát từng thông tin trên các bức tượng. Bởi đây là bốn vị danh tướng đầu tiên được tạc tượng trong dự án Huyền thoại Việt Nam do Hội quán Di sản Việt Nam thực hiện.
"Chúng tôi muốn tái hiện, dựng lại chân dung những anh hùng dân tộc nhưng thay vì xây tạc những tượng đài lớn. Các vị danh tướng được tạc thành các vật phẩm nhỏ có thể đặt ở bất cứ nơi đâu. Toàn bộ được thể hiện bằng chất liệu tạo hình sinh động mang đậm hơi thở thời đại, thức tỉnh tinh thần dân tộc sâu sắc", anh Trần Thanh Tùng, sáng lập viên Hội quán Di sản chia sẻ.
Dự án ra đời xuất phát từ một thực tế rằng, người dân và đặc biệt là giới trẻ hôm nay đang muốn tìm hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc, về những vị anh hùng dân tộc, những trận đấu oai hùng của cha ông và tinh thần chống giặc ngoại xâm, bành trướng từ bao đời nay.
Hoàng đế Quang Trung chiến thắng quân Thanh xâm lược thời Tây Sơn
Trong số bốn bức tượng trưng bày đợt này, có tượng Quang Trung và Trần Hưng Đạo được mô phỏng theo nguyên mẫu đang đặt tại gò Đống Đa và Nam Định. Còn hai bức tượng Việt quốc công Lý Thường Kiệt và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhà điêu khắc Trần Thức sáng tạo.
Gương oai dũng của cha ông
Vừa thấy ý tưởng độc đáo, thể hiện những vị danh tướng của nước Việt, anh Thức đã lên kế hoạch và bắt tay vào làm ngay. Từ khi bắt đầu thực hiện đến khi hoàn thành vật phẩm là cả một quá trình, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu thu thập tư liệu và sang chuyển thành chất liệu tạo hình.
Khó khăn nhất là quá trình thu thập tư liệu lịch sử để phác họa được thần thái của mỗi vị tướng trong lòng nhân dân. Anh Thức cho biết, tư liệu còn lại về tướng Việt quốc công Lý Thường Kiệt dường như rất ít, chẳng biết tướng mặc gì, dáng vóc ra sao...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời kỳ lịch sử cận đại với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động toàn cầu
Cả thời gian dài anh Thức dành tham khảo hình ảnh qua các trang sử vẽ, trang phục cổ Việt Nam thời Lý... rồi cứ thế, chắt chiu từng thông tin ít ỏi để chắp nối và bằng tình cảm của người nghệ sĩ thổi hồn vào để tạc tượng chân dung vị danh tướng.
"Hay ngay cả với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mặc dù ở gần thời đại đang sống nhưng tôi cũng chưa một lần được gặp. May mắn là tư liệu về Đại tướng phong phú, được nhiều bậc lão thành tư vấn nhưng để chuyển tải thành điêu khắc là cả một câu chuyện dài với biết bao nhiêu trăn trở", anh Thức chia sẻ.
Hiện tại, các mẫu vật tạo hình bốn danh tướng trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được tạo bằng chất liệu nhựa, mạ công nghệ mạ nano đang trong thời gian chờ đón, trưng cầu ý kiến của công chúng để có thêm tư liệu và hoàn thiện hơn về mặt tạo hình. Đến khi nào tác phẩm chính thức được công chúng đón nhận thì chuyển sang chất liệu bền vững.
Các bức tượng tạc bốn danh tướng đang được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam
"Tôi thấy đây là ý tưởng rất tốt, cần nhân rộng mô hình các tượng chân dung về những danh tướng cha ông đã có công lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc qua các thời kì... để giáo dục, khơi gợi tinh thần yêu nước, rèn luyện ý chí kiên cường chống kẻ thù xâm lược cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau" - bác Nguyễn Hữu Phúc (Hà Nội), khách đến xem tượng chia sẻ.
Theo anh Thức, những bức tượng tạo hình các danh tướng gây ấn tượng mạnh, bởi ngoài hình ảnh điêu khắc, quan trọng hơn cả tinh thần dân tộc kiên cường, bất khuất, không bao giờ chịu lùi bước trước giặc ngoại xâm.
Lịch sử Việt Nam trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, bất kì thời đại nào, khi đất nước lâm nguy đều có nhân tài xuất hiện. Mỗi danh tướng đều mang trong mình hào khí thời đại ấy với tinh thần bất khuất, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền dân tộc.
Việt quốc công Lý Thường Kiệt, đánh tan quân xâm lược Tống, bảo vệ vững chắc chủ quyền dân tộc. Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn được sử sách ghi lại là vị anh hùng kiệt xuất dân tộc, 3 lần đánh thắng đạo giặc xâm lược Nguyên - Mông mạnh nhất và hung hãn nhất thời đại lúc bấy giờ. Với tham vọng lấn chiếm thôn tính nước ta, cả 3 lần quân Nguyên - Mông sang đánh nước ta là cả 3 lần thất bại nhục nhã, bởi kẻ địch phương Bắc vấp phải tinh thần chiến đấu kiên cường, đoàn kết, sẵn sàng bảo vệ bờ cõi đất nước của người dân Việt. Người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, cùng nhân dân đánh Đông dẹp Bắc, đuổi giặc Xiêm và 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta. Hình ảnh bức tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp giơ tay chỉ huy, cầm ống nhòm thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của một vị tướng tài ba.
Theo TNO
Ra mắt tượng 4 danh tướng Việt Nam Bốn bức tượng Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Võ Nguyên Giáp vừa được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Hà Nội) thu hút nhiều sự chú ý của công chúng. Việt quốc công Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là những...