Mông Cổ đã ghi nhận ca lây nhiễm Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng
Hôm qua (11/11), Mông Cổ đã ghi nhận ca lây nhiễm Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng sau khi có hàng trăm ca mắc “nhập khẩu”.
Bộ trưởng Y tế Munkhsaikhan Togtmol cho biết, một phụ nữ tại Ulan Bator đã bị lây nhiễm từ chồng bà, một lái xe tải chở hàng hóa từ Nga được xét nghiệm dương tính sau 21 ngày cách ly. 24 người khác có tiếp xúc với cặp vợ chồng trên đã được cách ly.
Máy bay chở công dân Mông Cổ được sơ tán từ tâm dịch Covid-19 ở Vũ Hán (Trung Quốc) về tới sân bay ở thủ đô Ulan Bator ngày 1/2/2020. Ảnh tư liệu
Nhà chức trách đã yêu cầu phong tỏa 3 ngày ở Ulan Bator, trong đó các trường học đóng cửa. Bộ Y tế Mông Cổ cũng kêu gọi các khán giả đến xem buổi hòa nhạc mà cặp vợ chồng trên đến dự nên đi xét nghiệm.
Mông Cổ đã được đánh giá cao về cách xử lý chống dịch Covid-19. Nước này đã đóng cửa biên giới phía nam với Trung Quốc vào cuối tháng 1 và nhanh chóng đóng cửa các trường học, các địa điểm công cộng khác, vì giới chức cảnh báo không có hạ tầng để ứng phó với tình trạng lây nhiễm trên diện rộng. Tới nay, Mông Cổ đã ghi nhận 376 ca mắc và không có ca tử vong.
Trên Twitter, Tổng Gám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus đã khen ngợi Mông Cổ như một tấm gương chứng minh rằng, tuân thủ quy tắc y tế cộng đồng sẽ ngăn chặn được virus lây lan.
Malaysia phát hiện biến thể nCoV có khả năng lây 'gấp 10 lần'
Malaysia công bố biến thể của nCoV có khả năng lây nhiễm cao gấp 10 lần so với chủng virus được phát hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc.
Trong bài đăng trên Facebook hôm 16/8, giám đốc Cơ quan Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah cho biết biến chủng D614G được tìm thấy trong 4 ca nhiễm tại các cụm dịch ở Sivangangga và Ulu Tiram.
Theo ông Abdullah việc phát hiện biến thể mới này đồng nghĩa với việc người dân phải cẩn trọng hơn, tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng dịch như giãn cách xã hội, vệ sinh cá nhân và đeo khẩu trang.
Quan chức y tế này cho hay chủng virus mới "có khả năng lây nhiễm cao gấp 10 lần", đã được tìm thấy trong xét nghiệm sơ bộ và cơ quan y tế Malaysia sẽ tiếp tục xét nghiệm các ca khác trong cùng cụm dịch liên quan.
Công nhân phun khử trùng tại một khu chợ ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 24/3. Ảnh: Reuters.
Biến chủng D614G được các nhà khoa học phát hiện vào tháng 7/2020, theo ông Abdullah và có thể khiến nghiên cứu vaccine hiện có trở nên không hiệu quả. Tuy nhiên, ông lưu ý thêm rằng cơ quan y tế công cộng Malaysia đã hành động nhanh chóng để kiểm soát được sự lây lan của virus từ các cụm dịch.
213 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, sau khi dịch khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019, khiến hơn 21,8 triệu người nhiễm, hơn 773.000 người chết. Malaysia hôm 16/8 ghi nhận thêm 26 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 9.175, trong đó số ca tử vong không tăng, 125 ca.
Cố vấn y tế Mỹ thừa nhận chiến lược xét nghiệm sai lầm Nhà dịch tễ học hàng đầu Mỹ Fauci cho rằng cách xét nghiệm hiện nay không hiệu quả, có thể cân nhắc chiến lược xét nghiệm gộp tương tự Vũ Hán. "Có thứ gì đó không hiệu quả", Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của Nhà Trắng, ngày 26/6 nói về chiến lược xét nghiệm Covid-19 hiện nay của Mỹ...