Mong các doanh nghiệp đừng lợi dụng gói hỗ trợ Covid-19 để hưởng lợi bù đắp việc làm ăn “bết bát” trước đó
Chính phủ đang cân nhắc các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng bởi Covid-19 với nhiều hình thức khác nhau. Vậy làm thế nào để tránh trục lợi các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp?
Cần hỗ trợ cho ngành nghề nào thực sự khó khăn lúc này
Đánh giá rất cao sự vào cuộc của Chính phủ trong việc tung ra các gói hỗ trợ cho DN bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ cho hay, quan trọng nhất là triển khai nhanh, trúng và đúng.
Ông phân tích, cần tìm ngành nghề nào thực sự khó khăn thì giúp nhóm này trước. Các gói cứu trợ cố gắng phân bổ về các ngành nghề ngành nào cần cấp cứu trước.
Trả lời câu hỏi liệu có tình trạng các DN nói chung và DN nhà nước làm ăn không hiệu quả trước đây trục lợi các gói hỗ trợ dịch Covid-19 hay không, ĐB Nguyễn Văn Thân phân tích: “Chắc chắn sẽ có tình huống đó, chúng ta cố gắng giảm thiểu thôi không thể tránh được 100%. Khi phát hiện DN trục lợi theo tôi phải phạt nặng, phạt bằng kinh tế… Tất nhiên việc kiểm soát không dễ”.
ĐBQH Nguyễn Văn Thân. Ảnh: Quochoi.vn
Để kiểm soát việc này, theo ông Nguyễn Văn Thân, cần đội ngũ lớn và sự hợp tác 2 chiều. Nhà nước tung gói hỗ trợ thì DN cũng cần sự tự giác, bản thân DN gặp khó khăn gì thì báo cáo rõ.
Video đang HOT
“Việc này rất quan trọng và giúp cho chúng ta triển khai được gói hỗ trợ nhanh tới DN hơn, đỡ mất thời gian và đỡ ảnh hưởng. Phải hiểu rằng là, chúng không giàu, nhà nước hỗ trợ được phần nào hay phần đấy, còn lại các DN phải chủ động chuyển hình thái kinh doanh sang lĩnh vực “anh” có thể làm được, kinh doanh online, hoặc các ngành nghề có nhu cầu”- Ông Nguyễn Văn Thân cho biết.
Sau đại dịch Covid-19, theo ông Nguyễn Văn Thân, chúng ta phải chuyển nhanh chóng sang Chính phủ số, kinh tế số, doanh nghiệp số nếu không sẽ bị thụt lùi và đây là nhiệm vụ quan trọng với DN.
Trong thời điểm này, ông Nguyễn Văn Thân cho biết, có những DN vừa và nhỏ chuyển hướng rất tích cực, làm ăn tốt, hoặc ít nhất là cắt lỗ sớm. Nhất là thế hệ trẻ do họ tiệm cận với kinh tế số tốt, giờ cách ly họ vẫn kinh doanh được.
Gói hỗ trợ tiền tệ hiện nâng lên khoảng 300.000 tỷ đồng, với tinh thần không để DN thiếu vốn tín dụng, không bắt DN phải trả nợ trong bối cảnh khó khăn, tạo mọi thuận lợi để DN tiếp tục duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh. Không được để tình trạng nơi nào quen biết thì cho hưởng mức thấp, nơi nào không quen biết thì để như cũ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Tìm đúng đối tượng hỗ trợ
Giải pháp cho vấn đề này, chia sẻ với phóng viên Tổ Quốc, ĐBQH Hoàng Văn Cường cho hay, cần công khai tên công ty, địa chỉ rõ ràng. “Bây giờ câu chuyện không phải là uy tín hay gì nữa mà phải chấp nhận sự giám sát của xã hội”- Ông Hoàng Văn Cường nêu.
Đặc biệt với những khoản hỗ trợ lớn cho DN như vốn vay phải đi kèm theo các điều kiện rõ ràng thì cơ quan thực hiện như ngân hàng tự giám sát để phần đó không bị thất thoát, thanh kiểm tra thì ngân hàng chịu trách nhiệm.
Trả lời câu hỏi, liệu có tình trạng DN nói chung và DN nhà nước nói riêng lợi dụng gói hỗ trợ để hưởng lợi trong khi họ vốn đã làm ăn “bết bát” trước đó? ĐBQH Hoàng Văn Cường cho rằng, việc hỗ trợ lần này không phân biệt DN hiệu quả hay không hiệu quả, DN nhỏ hay to, DN nhà nước hay ngoài nhà nước bởi nếu ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì đều khó khăn.
Tuy nhiên, việc không phân biệt không có nghĩa là lạm dụng gói hỗ trợ để bù đắp những tổn thất của giai đoạn trước đây.
ĐBQH Hoàng Văn Cường
“Cần đưa ra tiêu chí: việc hỗ trợ cho việc gì, tiêu chí cụ thể ra sao, lỗ trước đây không thể đưa ra để nhận tài trợ mà họ phải chứng minh được bảng lương trong tháng bị dịch thì như thế nào, các tháng trước đây ra làm sao. Hay trước dịch bệnh bán hàng là bằng này, dịch bệnh thì như thế này… Cách chứng minh với tiêu chí cụ thể sẽ khiến DN không khai “khống” được” – ĐBQH Hoàng Văn Cường nói.
Ông phân tích, các gói hỗ trợ cho DN không phải là ưu tiên DN nhỏ hay DN lớn mà phải lựa chọn “anh” nào khó khăn nhất.
Những khoản hỗ trợ thì DN nào cũng được hỗ trợ như nhau như những chi phí cố định: Về chính sách tín dụng thì tùy thuộc vào thực trạng của DN đó để áp dụng chính sách hỗ trợ. DN vay vốn chứng minh được vốn vay để làm gì để được hưởng lãi suất thấp, còn những khoản vay hiện tại phải trả thì tới kỳ không phải trả lãi suất nữa, cũng không được tính vào nợ quá hạn./.
Thái Linh
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng.
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương đương 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngày chốt danh sách cổ đông và thời gian chi trả dự kiến trong tháng 4.
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt 100% là con số "trong mơ" với nhiều nhà đầu tư. Hầu hết doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có mức chi cổ tức bằng tiền mặt dưới 50%. Những năm trước, May Phan Thiết trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ ổn định 20%.
Với 4,7 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCoM, Công ty May Phan Thiết sẽ chi 47 tỷ đồng trong đợt trả cổ tức lần này.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2019 chỉ đạt 21 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận trên, Công ty May Phan Thiết trích thêm từ quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (53 tỷ) bao gồm lợi nhuận các năm trước chưa phân phối để trả cổ tức.
Công ty May Phan Thiết thành lập năm 2002 và niêm yết trên sàn UPCoM vào năm 2010. Tuy nhiên, cổ phiếu của doanh nghiệp này gần như không có thanh khoản khi không phát sinh giao dịch mua bán nhiều năm qua.
Cổ phiếu của Công ty May Phan Thiết hầu như không có giao dịch suốt 10 năm lên sàn. Ảnh: VnDirect.
Hiện cổ phiếu của May Phan Thiết đang được giao dịch ở vùng giá 2.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy, số tiền cổ tức mà các cổ đông của doanh nghiệp may mặc này nhận được bằng 5 lần giá trị cổ phiếu đang nắm giữ.
Trong cơ cấu cổ đông của May Phan Thiết, Chủ tịch HĐQT công ty Huỳnh Văn Nghi là người có tỷ lệ sở hữu lớn nhất với 14,2% cổ phần. Ngoài ra, vợ và con ông Nghi cũng giữ 17% cổ phần doanh nghiệp. Nhờ đó, số tiền gia đình Chủ tịch May Phan Thiết nhận được trong đợt chia cổ tức lần này là 15 tỷ đồng.
Khôi phục kinh tế trong dịch COVID-19 - Bài 2: Đoàn kết vượt khó Sau khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng ngày 8/3, chính quyền và người dân nơi đây đã nhận thấy các tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19 lên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như đời sống hàng ngày. Karaoke Idol (Đà Nẵng) nơi thu hút nhiều khách hàng đến giải trí đã dán thông báo...