Mong các ĐBQH bớt “nể nang” trong phiên chất vấn
Sáng mai, 4-6, Quốc hội sẽ bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn với các thành viên Chính phủ. Bên hành lang Quốc hội chiều 3-6, một số ĐBQH đã bày tỏ kỳ vọng của mình vào phiên chất vấn này.
ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan (TP Hồ Chí Minh)
ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TP Hồ Chí Minh) cho biết, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn luôn là nội dung được chờ đợi nhất ở mỗi kỳ họp Quốc hội vì nó phản ánh chân thực hơi thở cuộc sống, chuyển tải ý kiến, tâm tư nguyện vọng của mỗi cử tri gửi tới Quốc hội, Chính phủ.
“Về phía các ĐBQH khi đặt câu hỏi chất vấn với các Bộ trưởng “ngồi ghế nóng”, tôi mong muốn ĐBQH hãy dũng cảm hơn, bớt khen đi vì thời giờ không có nhiều, tập trung chất vấn thẳng vào những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của Bộ ngành được chất vấn mà cử tri bức xúc, nhất là đừng nể nang, đừng ngại mất lòng vì nhiệm vụ của ĐBQH là phản biện” – ĐB Phong Lan nói.
Đối với các thành viên Chính phủ, các Bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội, ĐB Phạm Khánh Phong Lan bày tỏ: “Các Bộ trưởng cần nhận rõ tầm quan trọng của việc trả lời chất vấn, bởi đây là ý kiến trực tiếp từ cử tri chuyển đến”.
Nữ ĐBQH cũng kỳ vọng các Bộ trưởng khi trả lời chất vấn về những hạn chế, tồn tại của Bộ ngành mình quản lý thì đừng nhận trách nhiệm một cách chung chung.
“Nếu chịu trách nhiệm thì Bộ trưởng phải nêu rõ được các giải pháp sẽ khắc phục như thế nào?” – ĐB Phong Lan kỳ vọng.
Video đang HOT
ĐBQH Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội)
Còn ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) chia sẻ, trong các lĩnh vực được chọn để chất vấn trước Quốc hội tại kỳ họp này, ông có “tiếc nuối” khi một số vấn đề, lĩnh vực “nóng” khác không được đưa ra chất vấn. Chẳng hạn như các vấn đề về giá điện, giá xăng dầu hay gian lận thi cử…
Tuy nhiên, theo ĐB Nguyễn Anh Trí, để quyết định chất vấn lĩnh vực nào, Quốc hội đã có cách làm khá dân chủ và công khai: Từ việc tập trung hết ý kiến các cử tri trong cả nước, chia nhóm cho các ĐBQH; từ đó chọn ra 5 nhóm có nhiều ý kiến của cử tri, rồi gửi cho các ĐBQH lựa chọn 4/5 lĩnh vực để đưa ra chất vấn.
Vì thế, có thể tin rằng những vấn đề được chất vấn đều là những vấn đề mà cử tri, nhân dân rất quan tâm.
Theo ANTD
Hiệu phó trường có hiệu trưởng dâm ô nam sinh: "Ai làm người đó chịu"
Nữ hiệu phó Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn (Phú Thọ) cho biết, nhà trường xác định rõ mục tiêu ai làm người đó chịu. "Bây giờ, nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng tôi là tập trung chuyên môn dạy và học".
Bà Nụ - Hiệu phó trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn.
Ngày 15.12, cơ quan điều tra - Công an huyện Thanh Sơn đã ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Đinh Bằng My, hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn.
Việc bắt tạm giam ông My để tiến hành điều tra việc ông bị tố cáo đã dâm ô nhiều nam sinh tại trường Phổ thông dân tộc nội trú Thanh Sơn khiến nhiều thầy cô giáo, nhân viên nhà trường "sốc", không tin vào mắt mình.
Khuôn viên Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn.
Bà Trần Thị Kim Nụ - Hiệu phó nhà trường cho hay, sau khi biết thông tin ông My bị bắt tạm giam về hành vi dâm ô trẻ em, nhà trường rất bất ngờ vì thầy hiệu trưởng là người có chuyên môn, tác phong chuẩn chỉnh, chấp hành tốt phân công nhà trường.
"Không thể ngờ sự việc này lại xảy ra ngay trên mái trường đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa, chúng tôi xác định rõ mục tiêu "ai làm người đó chịu". Bây giờ, nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng tôi là tập trung chuyên môn dạy và học", bà Nụ nói.
Theo nữ hiệu phó, ngay sau hôm xảy ra sự việc, nhà trường đã triệu tập cán bộ giáo viên, công nhân viên họp bàn phương pháp trấn an tâm lý học sinh.
"Ngày 16.12, nhiều phụ huynh xuống thăm con đã chia sẻ sự việc với nhà trường. Họ nói rằng "luôn tin tưởng nhà trường" không có e ngại, lăn tăn gì. Tôi nghĩ đó là động lực rất lớn để thầy và trò Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ "trồng người" của mình", bà Nụ nói, đồng thời cho biết, hiện tại, nhà trường tránh các con tiếp xúc với người lạ.
Những biển hiệu ở trường.
Cũng theo bà Nụ, ồn ào vừa qua không ảnh hưởng nhiều đến việc học tập của học sinh. Các em vẫn duy trì các hoạt động khép kín trong ngày đều đặn.
Buổi sáng từ 5h30-5h45 các em dậy tập thể dục, vệ sinh phòng ở, vệ sinh chung. Sau đó ăn sáng và vào học. Buổi trưa, các em có khoảng 30 phút ăn cơm, rồi nghỉ trưa và lên lớp học. Cuối giờ chiều, các em chơi thể thao với thầy cô giáo, trồng và chăm sóc rau xanh. Mỗi khung giờ đều có bảo vệ, quản sinh và cán bộ trực.
"Sau sự việc này, chúng tôi nhận thức rằng phải quan tâm các em nhiều hơn nữa. Nhà trường đã tăng cường khâu kiểm tra, giám sát, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em. Không phải chúng tôi mất bò mới lo làm chuồng, mà giờ phải tập trung mọi nguồn lực chăm lo cho các em, lấy lại hình ảnh nhà trường", bà Nụ cho hay.
CƯỜNG NGÔ - NGUYỄN HÀ
Theo laodong
Chất vấn và trả lời chất vấn: Cởi mở, dân chủ và chất lượng Nhiều đại biểu nhận xét, phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 30/10 tạo được không khí cởi mở, dân chủ và đáp ứng được hiệu quả như mong đợi. Ngày 30/10 là ngày đầu tiên trong 3 ngày liên tiếp, Quốc hội thực hiện phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri...