“Mòng biển” Be-12 – Thủy phi cơ săn ngầm đầu tiên của Việt Nam
Ngày 16/4/1980, Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân quyết định chuyển toàn bộ phi đội MiG-19 (Trung đoàn 925) làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia về nước. Các phi công được đi học chuyển loại tiêm kích MiG-21, trực thăng săn ngầm Ka-25 và thủy phi cơ săn ngầm Beriev Be-12.
Thủy phi cơ Be – 12
Cuối năm 1980, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra quyết định thành lập phi đội máy bay săn ngầm Be-12 thuộc Trung đoàn Không quân 933 (Sư đoàn 372). Năm 1981, 4 thủy phi cơ Be-12 được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam.
Thủy phi cơ săn ngầm Be-12 Chayka (nghĩa là Mòng biển) do Cục thiết kế Beriev phát triển từ cuối những năm 1950. Mục đích thiết kế ban đầu của Be-12 dành để săn lùng tàu ngầm Hải quân Mỹ nhăm nhe vào sâu lãnh hải Liên Xô.
Be-12 thiết kế thân như chiếc thuyền để tối ưu khả năng lướt trên mặt nước khi cất cánh, kiểu cánh giống cánh chim mòng biển, 2 cánh đuôi đứng hình bầu dục.Thân Be-12 chia làm 10 khoang với các vách ngăn kín nước, bên trong lắp khí tài điện tử. Nếu vài khoang bị thủng, máy bay vẫn nổi tốt trên mặt nước. Dưới 2 cánh có thêm 2 phao nổi để tạo sự ổn định.Be-12 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Ivchenko Progress AI-20D (5.180 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ khoảng 530km/h, tầm bay 3.300km, trần bay 8.000m. Chạy đà cất/hạ cánh trên mặt nước là 2.300m, cất/hạ cánh trên đất liền là 2.200-1.800m.
Cụ thể, gồm:
- Ngư lôi tự dẫn âm thanh AT-1 450mm có khối lượng 560kg, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 70-160kg, tầm bắn 5.000m, tốc độ 27 hải lý/h. Đầu tự dẫn kích hoạt tầm 500-1000m.
- Ngư lôi tự dẫn âm thanh AT-2 533mm có khối lượng 1.050kg, lắp đầu đạn 80-150kg, tầm bắn 7.000m, tốc độ 40 hải lý/h. Đầu tự dẫn kích hoạt tầm 1.000m.
Video đang HOT
- Bom chống tàu ngầm. Ngoài ra, biến thể Be-12LL cải tiến mang được tên lửa hành trình chống tàu siêu âm 3M-80 Moskit. Nhưng Be-12LL không bao giờ đi vào phục vụ rộng rãi. Các máy bay Be-12 được xuất khẩu và viện trợ cho một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo ANTD
Khám phá kho tên lửa Hàn Quốc
Trong kho tên lửa đối đất của Quân đội Hàn Quốc có nhiều loại do nước này tự phát triển và một phần nhập khẩu từ Mỹ.
"Thần hộ mệnh bầu trời phía Bắc"
Chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc bắt đầu từ những năm 1980. Các chuyên gia quân sự Hàn Quốc "cải tiến" tên lửa đối không tầm xa MIM-14 Nike Hercules (Mỹ) thành tên lửa đạn đạo tầm ngắn có tên gọi Hyunmoo 1 (nghĩa là: thần hộ mệnh bầu trời phía Bắc).
Tên lửa Hyunmoo 1 dài khoảng 12m, nặng 5 tấn. Tên lửa thiết kế với 2 tầng động cơ rocket nhiên liệu rắn, tầm bắn tối đa 180 km, lắp đầu đạn nặng 500kg.
Trong hành trình bay tên lửa Hyunmoo 1 được điều khiển bằng hệ định vị quán tính cho phép đạt độ chính xác tương đối. Nó có thể đánh trúng bất kỳ mục tiêu nào trong mọi điều kiện thời tiết mà không cần điều khiển từ mặt đất sau khi bắn.
Dù thời điểm này, Hàn Quốc chưa bị "giới hạn tầm bắn" nhưng họ phải chịu áp lực lớn từ Mỹ. Năm 1990, Mỹ yêu cầu phía Hàn Quốc không được phát triển tên lửa vượt quá tầm bắn 180 km. Sau khi chấp nhận yêu cầu từ Mỹ, Hàn Quốc có sản xuất số lượng hạn chế tên lửa Hyunmoo dưới sự giám sát chặt chẽ từ Mỹ.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hyunmoo 1 có kiểu dáng kỳ lạ "thừa kế" từ tên lửa đối không MIM-14.
Từ giữa những năm 1990, Hàn Quốc từng bước mở rộng dần giới hạn tên lửa, nhưng cũng không quá 300 km. Năm 2001, Hàn Quốc ký thỏa thuận với Mỹ đồng ý hạn chế tầm bắn tên lửa đạn đạo không vượt quá 300 km và mang đầu đạn thuốc nổ nặng không quá 500 kg.
Năm 2009, Hàn Quốc giới thiệu tên lửa đạn đạo Hyunmoo 2A/B có tầm bắn tối đa 300 km. Đạn tên lửa Hyunmoo 2A/B được mô tả có kiểu dáng khá giống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga. Tên lửa điều khiển bằng hệ thống định vị quán tính INS kết hợp hệ định vị toàn cầu GPS đem lại độ chính xác cao.
Theo một số nguồn tin không chính thức, Hyunmoo 2B nâng tầm bắn lên 500 km. Tuy nhiên, điều này là trái với thỏa thuận 2001, nên ít có khả năng xảy ra, hoặc Hàn Quốc không được phép sản xuất Hyunmoo 2B.
Ngoài dòng tên lửa Hyunmoo 1/2, năm 2002, Hàn Quốc nhập khẩu thành công 220 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS, và bố trí ở khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách Triều Tiên - Hàn Quốc.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn MGM-140.
MGM-140 do Tập đoàn Lockheed Martin phát triển. MGM-140 có tầm bắn tối đa 300km, điều khiển bằng hệ định vị toàn cầu GPS. Tuy nhiên, biến thể xuất khẩu cho Hàn Quốc giới hạn ở tầm 165km.
Trước bước tiến vượt bậc của Triều Tiên trong lĩnh vực phát triển tên lửa đạn đạo. Điều này làm cho giới chức Hàn Quốc không thể ngồi yên, họ tìm cách "lách luật" năm 2001 để nâng tầm bắn tên lửa. Vì với phạm vi 300km, tên lửa Hàn Quốc không có khả năng vươn sâu vào các mục tiêu chiến lược của Triều Tiên.
Theo đó, Hàn Quốc triển khai chương trình phát triển tên lửa hành trình đối đất tầm xa Hyunmoo 3. Họ lợi dụng "nhược điểm" thỏa thuận giới hạn tầm bắn chỉ áp dụng tên lửa đạn đạo mà không yêu cầu tên lửa hành trình.
"Tên lửa lách luật"
Đầu những năm 2000, Cơ quan phát triển quốc phòng Hàn Quốc (AAD) bắt đầu chương trình tên lửa hành trình tầm xa Hyunmoo 3. Theo trang tin Defence - Update, việc phát triển Hyunmoo 3 có sự hợp tác với Liên doanh Taurus (Đức - Thụy Điển).
Dự kiến, phải tới năm 2014, Hyunmoo 3 mới chính thức đi vào hoạt động trong Quân đội Hàn Quốc.
Tên lửa hành trình tầm xa Hyunmoo 3 giúp Hàn Quốc tạm bớt lo trước
"sức ép tên lửa đạn đạo" từ Triều Tiên.
Hyunmoo 3 có hình dáng tương tự tên lửa hành trình Tomahawk (Mỹ), dài 6m, nặng 1,5 tấn, lắp đầu đạn nặng 500kg. Tên lửa thiết kế với hệ thống điều khiển kết hợp giữa hệ định vị quán tính INS và hệ định vị toàn cầu GPS.
"Gia đình Hyunmoo 3" gồm các biến thể: Hyunmoo 3A (tầm bắn 500km), Hyunmoo 3B (tầm bắn 1.000km) và Hyunmoo 3C (tầm bắn 1.500km). Tên lửa hành trình tầm xa Hyunmoo 3 được triển khai trên bệ phóng mặt đất hoặc trên tàu chiến mặt nước, tàu ngầm.
Có thể nói, Hyunmoo 3 là bước đi khôn ngoan của chính quyền Hàn Quốc vừa tìm cách tăng cường sức mạnh quân sự, vừa không làm mất lòng người Mỹ.
Theo ANTD
Trung Quốc đã phát triển sức mạnh hạt nhân của mình như thế nào? (1) Ngày 16 tháng 10 năm 1964, tại khu thử nghiệm hạt nhân Lan Châu, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc cho nổ thành công thiết bị hạt nhân đầu tiên của mình. Từ đó cho đến nay, Trung Quốc luôn khẳng định học thuyết vũ khí nguyên tử của mình luôn dựa trên nguyên tắc "không để sử dụng đầu tiên" đồng thời giới...