Mộng bành trướng Trung Hoa: Ăn thua đủ với Nga
Thời hậu Xô viết, Nga đã một số lần nhượng bộ, chuyển giao cho Trung Quốc nhiều phần lãnh thổ.
Đường biên giới quốc tế giữa Nga và Trung Quốc (TQ) dài hơn 4.300 km, đứng thứ sáu trên thế giới, bao gồm 2 phần: phía Đông dài và phía Tây ngắn hơn.
Bản thân đường biên giới này cũng như mối quan hệ Nga – Trung có một lịch sử lâu đời và gây ra khá nhiều xung đột, khởi thủy từ cuộc chinh phục Siberia. Biên giới Trung – Nga ngày nay hầu hết tồn tại từ thời Liên Xô trong khi đường biên giới Trung – Xô giống như biên giới giữa Nga và triều đại nhà Thanh, được xác lập bởi một số hiệp ước vào thế kỷ XVII cho đến hết thế kỷ XIX.
Suýt lãnh bom hạt nhân
Biên giới giữa Liên Xô (sau này là Nga) và TQ tồn tại tranh chấp lâu dài. Theo Hiệp ước Aigun (1858) và Hiệp ước Bắc Kinh (1860), Nga có được hơn 1 triệu km vùng Manchuria rộng lớn ở miền Đông Bắc Á vốn thuộc về TQ và 500.000 km khác ở phía Tây từ các hiệp ước khác.
Từ lâu, TQ đã xem những hiệp ước này là không công bằng và vấn đề này đã được nêu ra cùng với cuộc tranh chấp Trung – Xô. Cuối cùng, căng thẳng đã dẫn đến các cuộc đụng độ quân sự cấp sư đoàn dọc biên giới vào cuối những năm 1960.
Nga được ví như gấu, còn Trung Quốc được ví là rồng
Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ: Ấn Độ, Nhật Bản, Afghanistan, Bhutan, Myanmar, Đài Loan, Kazakhstan, Lào, Brunei, Tajikistan, Campuchia, Indonesia, Kyrgyzstan, Malaysia, Mông Cổ, Việt Nam, Nepal, CHDCND Triều Tiên, Philippines, Nga, Singapore, Hàn Quốc (theo The Economic Times).
Nhà sử học TQ Liu Chenshan cho biết TQ đã 5 lần đối mặt với mối đe dọa hạt nhân và mối đe dọa nghiêm trọng nhất vào năm 1969, cao điểm của cuộc tranh chấp biên giới giữa Moscow và Bắc Kinh. Ông kể rằng các nhà ngoại giao Liên Xô đã cảnh báo Washington về kế hoạch tấn công TQ bằng vũ khí hạt nhân, đồng thời yêu cầu Mỹ đứng trung lập.
E ngại khả năng như nêu trên xảy ra, TQ đã xây dựng những căn hầm trú ẩn ngầm quy mô lớn, chẳng hạn như thành phố ngầm ở Bắc Kinh, trung tâm chỉ huy dự án ngầm 131 ở Hồ Bắc và trung tâm nghiên cứu hạt nhân dự án 816 ở Trùng Khánh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Moscow đã nghĩ lại sau khi Washington tuyên bố sẽ tấn công hạt nhân vào 130 thành phố ở Liên Xô nếu nước này tấn công TQ và Mỹ sẽ coi như đó là khởi đầu Thế chiến thứ ba. Nhà sử học Liu cho rằng Mỹ xem Liên Xô là mối đe dọa lớn hơn TQ và muốn giữ một đất nước TQ hùng mạnh làm thế đối trọng với Liên Xô.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Richard Nixon lúc đó vẫn còn không bằng lòng vì 5 năm trước Liên Xô đã từ chối tổ chức cuộc tấn công phối hợp vào chương trình hạt nhân của TQ. Theo báo The Telegraph, những lời khẳng định trên của nhà sử học TQ nhiều khả năng làm dấy lên cuộc tranh luận về một giai đoạn lịch sử hiện đại vẫn còn nhiều tranh cãi.
Sau cuộc tranh chấp Trung – Xô vào những năm 1950-1960 và lên cao điểm trong cuộc xung đột biên giới năm 1969, đã xảy ra hiện tượng quân sự hóa một cách quy mô dọc theo biên giới. Năm 1990-1991, Nga và TQ đồng ý rút quân khỏi các vị trí đóng quân dọc theo biên giới.
Bắc Kinh lấn tới
Sau khi Liên Xô tan rã, 4 quốc gia Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan thừa hưởng những phần biên giới khác nhau của Liên Xô trước đây. Về sau, qua nhiều giai đoạn, 2 bên Trung – Nga đã nhiều lần ký các thỏa thuận phân chia biên giới và Moscow đã nhiều lần nhượng bộ. Theo ước tính của nhà sử học Nga Boris Tkachenko, với thỏa thuận biên giới Trung – Xô 1991, TQ nhận được khoảng 720 km lãnh thổ, kể cả khoảng 700 hòn đảo.
Vào năm 2005, qua việc phân chia biên giới Nga – Trung, TQ đã nhận được một loạt phần lãnh thổ có tổng diện tích lên đến 337 km2, bao gồm phần đất ở khu vực đảo Bolshoi (thượng nguồn sông Argun ở vùng Chita) và ở khu vực các đảo Tarabarov và Bolshoi Ussursky.
Người ta cho rằng với việc chuyển giao các hòn đảo như vừa nêu, bất đồng giữa Nga và TQ đã được giải quyết thỏa đáng. Đến năm 2008, Moscow ký kết các văn kiện tại Bắc Kinh khép lại vấn đề biên giới. Khi đó, TQ nhận được gần 74 km2 đất ở khu vực Khabarovsk. Như vậy, biên giới TQ lúc này đã dịch chuyển vào lãnh thổ nước Nga 50 km.
Đến năm 2012, khi kinh tế TQ phát triển song song với sức mạnh quân sự, Bắc Kinh đã lên tiếng yêu cầu Moscow thực hiện những sự nhượng bộ mới về lãnh thổ. Lần này, người ta nói về việc dịch chuyển đường biên giới vào sâu bên trong CH Altai thuộc Nga và khi đó, phần diện tích lãnh thổ mà phía Nga phải từ bỏ là 17 ha. Trong bản tin trên, hãng tin Regnum đã không cho biết lý lẽ do phía TQ đưa ra khi yêu cầu lấn biên giới như nêu trên.
Đáng chú ý là chẳng bao lâu sau khi công bố thông tin trên, chính phủ CH Altai đã thay đổi bản thông cáo báo chí của mình và con số 17 ha trên không còn xuất hiện trong văn bản đó nữa. Sau đó, 2 bên ký nghị định thư, đồng ý xem xét những bất đồng phát sinh tại phiên họp thường kỳ Ủy ban Nga – Trung về việc tiến hành kiểm tra chung đường biên giới…
Đó là chưa kể đến tham vọng thôn tính miền Viễn Đông mênh mông của Nga mà phía TQ vẫn ấp ủ từ lâu và tìm cơ hội thực hiện, như dư luận nước Nga đang lo ngại.
Hàng ngàn người mất mạng
Năm 1961, Liên Xô tập trung 12 sư đoàn và 200 máy bay dọc theo biên giới 4.380 km giữa 2 nước, đặc biệt là tại khu vực biên giới Tây Tạng ở phía Tây Bắc TQ; năm 1968, Liên Xô điều động 25 sư đoàn và 1.200 máy bay cùng với 120 tên lửa tầm trung.
Tháng 3-1969, cuộc xung đột biên giới Trung – Xô diễn ra tại khu vực sông Ussuri và đảo Damansky – Zhenbao; chiến sự quy mô nhỏ hơn diễn ra ở Tielieketi vào tháng 8 cùng năm. Theo báo Pravda, cuộc xung đột biên giới đã phát triển thành những trận đánh khốc liệt với sự tham gia của xe tăng, pháo binh và tên lửa, lấy đi sinh mạng của hàng ngàn người, cả lính biên phòng Liên Xô và binh sĩ TQ.
Các năm sau đó, Moscow và Bắc Kinh đã nhiều lần cáo buộc nhau theo đuổi chủ nghĩa bá quyền và chủ nghĩa bành trướng.
Theo Người Lao Động
Trung Quốc sẽ lôi kéo bằng được Đài Loan để thực hiện "Giấc mơ Trung Hoa"
Trong con mắt của giới lãnh đạo Trung Quốc, để thực hiện cái gọi là "Giấc mơ Trung Hoa", Trung Quốc phải coi Đài Loan như một "người em trai".
Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Venezuela Nicolas Maduro
2014 chắc chắn sẽ là một năm thảm kịch được đánh giấu bằng những sự kiện địa chính trị đã, đang và có thể sẽ còn tiếp tục xảy ra trên toàn thế giới giống như những gì đã diễn ra ở giữa Israel-Palestine; khủng hoảng chính trị ở Ucraine, bất ổn trỗi dậy ở Iraq; căng thẳng giữa hai cường quốc ở châu Á Nhật Bản - Trung Quốc và cơn ác mộng được Bắc Kinh cố tình gây ra đối với các quốc gia nhỏ bé ở láng giềng, đặc biệt là việc đưa hẳn giàn khoan 981 cùng hạm đội hộ tống hùng hậu xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam; chiếm đoạt quyền kiểm soát trên bãi Cỏ Rong từ tay Philippines...
Tuy nhiên, trái với bức tranh hỗn loạn do những cuộc khủng hoảng và sự kiện diễn ra, Trung Quốc vẫn đang bất chấp bỏ ngoài tai những phản ứng từ dư luận. Ông Tập Cận Bình, chủ tịch nước Trung Quốc cùng Lý Khắc Cường - Thủ tướng nước này vẫn tiến hành các chuyến thăm nước ngoài được Bắc Kinh và truyền thông nước này đánh giá là những cột mốc quan trọng trong tiến trình hiện thực hóa "Giấc mơ Trung Hoa" do ông Tập lãnh đạo.
Và gần đây nhất, tại Brazil, ông Tập Cận Bình đã tới đất nước ở Châu Mỹ Latinh này để tham gia hội nghị thượng đỉnh của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và sau đó lãnh đạo TQ đã tiến hành chuyến thăm quan trọng đến Argentina, Venezuela và Cuba.
Giới phân tích chính trị quốc tế cho rằng chuyến đi tới Nam Mỹ vừa quan của ông Tập Cận Bình có thể được xem là một trong những đươngg bước chính để Trung Quốc thực hiện tham vọng muốn có vai trò lớn hơn trên chính trường quốc tế.
Bên cạnh các chuyến công du nước ngoài, tại Bắc Kinh Trung Quốc cũng đã tổ chức các cuộc đón tiếp trọng thị để chào đón các nguyên thủ quốc gia hàng đầu thế giới như Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Những cuộc hội đàm này được truyền thông Trung Quốc cho là những bước đi sâu hơn của Bắc Kinh trong tham vọng làm thay đổi cán cân quyền lực của thế giới, cho phép nước này can dự nhiều hơn vào các vấn đề mang tính toàn cầu, đặc biệt là mưu đồ tạo đối trọng với siêu cường số 1 thế giới hiện nay là Mỹ.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cổ vũ cho rằng tầm nhìn về "Giấc mơ Trung Hoa của ông Tập Cận Bình không chỉ đơn thuần là hướng đến "một tương lai tốt hơn cho Trung Quốc" mà còn là một sứ mệnh lịch sử để cải cách quốc gia này.
Ê kíp lãnh đạo của ông Tập Cận Bình có tham vọng nâng cao mức sống của người dân Trung Quốc, tiếp tục theo đuổi các mục tiêu kinh tế, văn hóa lớn hơn. Đáng chú ý là ý định nâng cao gấp đôi thu nhập hiện nay của dân Trung Quốc trước khi chạm dấu mốc vào năm 2020.
Mục tiêu dài hơi hơn nữa của giới lãnh đạo ở Bắc Kinh là đến nă, 2049 Trung Hoa sẽ trở thành quốc gua hùng mạnh khi tiến hành kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Trong cuộc khủng hoảng chính trị và nội chiến hiện nay ở Ucraine, Trung Quốc tự nhận thấy mình có thể đóng vai trò trung gian. Trung Quốc cũng tiến hành giao thiệp với Nga, ký kết các hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn để đảm bảo nhu cầu cung ứng năng lượng, thế chân các thị trường trước đấy của Nga ở Đông Âu khi Moscow đang ngày càng bị phương Tây tiến hành cô lập.
Gần đây, người ta cũng dễ dàng nhìn thấy ông Tập Cận Bình cùng đội ngũ phụ tá của mình cũng đang nỗ lực xúc tiến các cuộc thương thuyết, đàm phán với cả Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc để tạo thế là một đối tác chiến lược quan trọng đối với chính quyền của nhà lãnh đạo xứ Hàn - bà Park Geun-hye.
Một tờ báo xuất bản ở Đài Loan gần đây đã bình luận cho rằng, mặc dù sự việc Trung Quốc đưa giàn khoan 981 và hạm đội hộ tống (xâm phạm trái phép - PV) vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam trong vòng hai tháng vừa qua đã gây ra phản ứng dữ dội ở Việt Nam nhưng Bắc Kinh đã cho đó là một "thử nghiệm thành công", chứng tỏ rằng Trung Quốc đã có khả năng hành động trong vùng biển mà nước này tuyên bố có chủ quyền (tuyên bố chủ quyền, thể hiện bằng đường lưỡi bò 10 đoạn vừa được TQ công bố bằng bản đồ mới không có giá trị pháp lý, xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của Việt Nam và nhiều nước trong khu vực).
Một điều đáng chú ý khác có thể nhận thấy rằng Bắc Kinh sẽ tìm mọi cách để lôi kéo Đài Loan trở về quỹ đạo ảnh hưởng của mình. Tư tưởng này đã được nêu ra trong phát biểu của Tập Cận Bình - Chủ tịch nước Trung Quốc khi ông kêu gọi rằng hai bờ nên làm việc và hợp tác cùng nhau để đạt được mục tiêu lớn là "Giấc mơ Trung Hoa", làm cho Trung Quốc mạnh hơn trên trường quốc tế.
Tập Cận Bình cũng công khai ý tưởng tiến hành một cuộc hội nghị thượng đỉnh Trung - Đài và xúc tiến các cuộc đối thoại chính trị.
Trong con mắt của giới lãnh đạo Trung Quốc, "để thực hiện cái gọi là "Giấc mơ Trung Hoa", Trung Quốc phải coi Đài Loan như một "người em trai", vui mừng với những thành tựu của Đài Loan đồng thời sẵn sàng giúp đỡ Đài Loan giải quyết các vấn đề của chính mình như điều mà "một ông anh" phải làm".
Điều mà giới lãnh đạo Trung Quốc đang cần ở Đài Bắc là đảo này phải "hiểu được, đáp trả tình cảm từ đại lục để thực hiện cái gọi là "Giấc mơ Trung Hoa" theo kiểu mà Bắc Kinh đang tham vọng.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc bị Mỹ cho 'leo cây' tại tập trận quân sự Cuộc tập trận quân sự đa quốc gia liên hợp trên biển lớn nhất thế giới mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC 2014) bắt đầu từ ngày 26.6 và kéo dài tới ngày 1.8.2014. Đây là lần đầu tiên hải quân Trung Quốc cử một biên đội tàu chiến tham gia và có quy mô chỉ kém nước chủ nhà Mỹ....