Món thịt không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Trung
Bên cạnh hoa quả mùa hè, cơm rượu, bánh tro ú thì trên mâm cơm của người miền Trung còn có sự xuất hiện của món ăn này.
Nếu như người miền Nam thường kiêng ăn thịt vịt vào những ngày đầu tháng, ngày Tết Đoan Ngọ vì quan niệm đây là món ăn kém may mắn thì người miền Trung lại suy nghĩ khác. Vào ngày 5/5 Âm lịch, vịt luộc hay vịt quay là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm của nhiều hộ gia đình ở những địa phương này.
Người miền Trung thường ăn thịt vịt vào Tết Đoan Ngọ. (Ảnh minh họa)
Người miền Trung cho rằng, từ sau ngày 5/5, vịt bắt đầu vào mùa. Đây là thời gian thịt vịt chắc, ngọt và béo nhất, rất thích hợp để chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Thịt vịt mùa này ngon và béo nhất. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, theo Đông y, thịt vịt có tính mát, ngọt, có tác dụng tăng thêm năng lực, bồi bổ cơ thể cho người lao lực, lao tâm nhiều. Vì vậy, ăn thịt vịt vào những ngày nóng bức như ngày Tết Đoan Ngọ có thể giúp cơ thể cân bằng nhiệt, bồi bổ sức khỏe,…
Thịt vịt có tính hàn rất thích hợp ăn vào ngày nắng nóng. (Ảnh: emerald159)
Thông thường, thịt vịt sẽ được đem đi luộc hoặc quay, mỗi kiểu chế biến lại ngon theo một cách riêng. Trong khi vịt luộc giữ lại trọn vẹn vị ngọt, mềm của thì vịt quay lại hấp dẫn cả về màu sắc bắt mắt lẫn hương vị đậm đà, đặc biệt là lớp da giòn ai ăn cũng mê.
Video đang HOT
Thịt vịt luộc ngọt, mềm. (Ảnh: Handmade VN)
Thịt vịt quay lại đậm đà hương vị. (Ảnh: Foodyquangninh)
Ngoài đĩa thịt vịt, nhiều gia đình còn kỳ công chuẩn bị thêm một phần gỏi chua ngọt để ăn kèm. Rau trộn gỏi thường là bắp cải, đu đủ bào sợi, thêm một ít rau răm và hành tây để làm dậy nên hương vị. Món này được chấm với nước mắm gừng sánh sệt, đủ vị chua – cay – mặn – ngọt rất kích thích vị giác.
Ảnh: Brodardrestaurant
Thịt vịt ngon hơn khi ăn với gỏi và mắm gừng. (Ảnh: @ntnamhair)
Ngoài 2 cách chế biến trên, các gia đình cũng có thể tham khảo thêm món vịt nấu chao, vịt nướng, vịt om sấu,… để thay đổi theo từng mùa Tết Đoan Ngọ cho đỡ nhàm chán.
5 bí quyết làm món vịt mềm và không có mùi hôi
Thịt vịt là loại thực phẩm được nhiều chị em nội trợ lựa chọn trong thực đơn hàng ngày của gia đình và trong các bữa tiệc.
Tuy nhiên, loại thực phẩm này nếu làm không khéo sẽ rất khó ăn vì mùi hôi đặc trưng của vịt. Khi chế biến món ăn từ vịt, bạn nên lưu ý những điều sau.
1. Cách chọn vịt ngon
Thịt vịt ngon thường béo mập, ức tròn.
Để có món vịt luộc thơm ngon, không bị dai hoặc mềm nhũn thì khâu lựa chọn nguyên liệu cũng rất quan trọng. Bạn nên chọn chú vịt tơ, có đủ lông, béo mập, ức tròn. Da cổ và da bụng phải dày, dưới bụng nếu lông mượt, sạch là vịt ngon. Kèm theo đó, đôi mắt của vịt phải tinh nhanh.
Những chú vịt mắt đục, nhìn lờ đờ, gầy ốm là những con vịt bị bệnh hoặc vịt già. Hơn nữa những con vịt bụng dưới bám dính phân, đi lại chậm chạm cũng nên tránh.
2. Cách làm vịt
Vịt sau khi đã cắt tiết, đem nhúng vào chậu nước lạnh cho ngập mình. Sau đó, vớt ra thoa đều giấm và một chút rượu trắng lên trên, rồi đem nhúng tiếp vào chậu nước đã được đun sôi. Với cách làm này, vịt sẽ nhổ lông sẽ nhanh và sạch hơn rất nhiều.
Sau khi nhổ sạch lông, nên dùng nước ấm rửa sach, dùng nhíp loại bỏ hết phần lông tơ. Sau đó, cắt bỏ phần tuyền nhờn ở phao câu. Vì nếu quên cắt bỏ phần này, khi luộc vịt sẽ có mùi hôi, khiến món ăn mất đi hương vị thơm ngon và khó ăn hơn.
3. Cách khử mùi hôi của vịt
Thịt vịt luộc
Vịt sau khi làm sạch, lau khô, dùng chút muối, tiêu, gừng đập nhỏ, hoặc có thể thêm một ít rượu trắng thoa đều lên khắp mình, để trong vòng 30 phút, rồi rửa lại bằng nước sạch, để ráo vịt sau đó đem luộc chín.
Để khử mồi hôi, khi luộc có thể cho một ít gừng đập dập vào trong nồi luộc. Như vậy vịt sẽ hết mùi hôi mà món vịt của bạn luôn thơm ngon, hấp dẫn. Hoặc bạn cũng có thể cho củ sả đập dập vào nước luộc cũng có tác dụng tương tự.
4. Cách luộc vịt ngon
Để có món vịt luộc thơm ngon và thịt không bị mềm nhũn, nên để nước sôi mới cho vịt vào luộc, sau đó vặn lửa nhỏ đun sôi lăn tăn trong vòng 25 - 30 phút, dùng đũa xiên vào đùi nếu thấy nước chảy ra không còn màu đỏ là vịt đã chín.
Tắt bếp, vớt vịt ra chặt ăn nóng thịt vừa không bị vụn nát vừa mềm thịt hơn. Nếu chưa ăn thì chỉ tắt bếp chứ không vớt vịt ra.
5. Mẹo làm cho vịt luộc không bị dai
Nếu là vịt già, sau khi luộc chín bạn không nên vớt ra ngay mà nên để cho tới khi nước luộc nguội hẳn, thịt sẽ mềm và không bị dai.
Còn trong trường hợp, nếu vịt luộc chín mà chưa ăn ngay cũng không được vớt ra mà nên để trong nồi luộc cho đến khi nước nguội. Hoặc 30 phút trước khi làm vịt, bạn đổ vào miệng chú vịt một ít rượu trắng sẽ giúp vịt thơm ngon và không bị dai khi luộc chín.
Một số người giảm độ dai cho vịt già bằng cách ướp thịt vịt bằng nước quả lê khoảng 10 phút trước khi luộc. Có người cho vào nồi luộc vài con ốc, hoặc ít tủy lợn, đun sôi lăn tăn một chút rồi tắt bếp, ngâm tiếp.
Điểm mặt 4 món ăn quen thuộc không thể thiếu trong Tết Đoan ngọ Rượu nếp, thịt vịt hay bánh gio được cho là những món ăn không thể thiếu vào dịp Tết Đoan ngọ 5/5 âm lịch. Ngày 5/5 âm lịch được cho là thời điểm mà các loại ký sinh trong đường ruột ngoi lên. Rượu nếp/ Cơm rượu Người ta cho rằng có thể loại bỏ chúng bằng thức ăn, hoa quả có vị...