Món sườn heo giúp long đờm và trị ho hiệu quả, các gia đình nên ăn thường xuyên khi trời lạnh
Sườn heo làm thế này không chỉ ngon lạ mà còn giúp trị ho nữa đấy.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn cách làm món sườn heo hấp lê, đường phèn. Đừng quên lưu lại công thức vì món ăn này không chỉ thơm ngon, dễ làm mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe trong những ngày mùa đông, thời tiết dễ gây ho, ốm.
Sườn heo hấp lê, đường phèn
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm sườn heo hấp lê, đường phèn
500-600gr sườn heo, 2-3 quả lê to, 4-5, 1 củ hành tây, 3-4 quả táo đỏ, 1-2 quả ớt và các loại gia vị (nước tương, dầu hào, đường phèn).
Cách làm sườn heo hấp lê, đường phèn
- Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Bạn rửa sạch sườn heo với nước rồi thả vào nồi, đổ nước ngập xâm xấp mặt sườn. Bật bếp và đun sôi nồi sườn trong khoảng 1 phút rồi vớt sườn ra, rửa lại 1 lần nữa và để ráo.
Luộc qua sườn heo với nước sôi
Bạn bóc vỏ hành tây, rửa sạch rồi bổ múi cau. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Rửa qua 3-4 quả táo đỏ với nước, rồi bổ làm đôi.
Với lê, bạn rửa sạch rồi gọt vỏ, cắt lấy 1 khoanh dày khoảng 1-1,5 cm ở phần đáy quả lê. Sau đó, tiến hành khoét ruột lê.
Bạn làm như thế này nhé!
- Bước 2: Hầm sườn heo
Bạn cho phần sườn heo đã luộc sơ vào nồi áp suất cùng 4-5 lát gừng, phần táo đỏ và hành tây, đổ nước ngập xâm xấp rồi thêm vào 5 thìa canh nước tương, 5 thìa canh dầu hào. Bật bếp và hầm sườn trong khoảng 20 phút.
Bạn nên dùng nồi áp suất để sườn heo chín mềm mà không tốn quá nhiều thời gian hầm.
Video đang HOT
Sườn heo sau khi hầm bằng nồi áp suất
Hầm xong, bạn đợi cho sườn heo nguội bớt rồi đeo găng tay, lọc lấy phần thịt và thái nhỏ.
Lọc thịt sườn heo sau khi hầm
- Bước 3: Nhồi thịt sườn heo vào lê và mang đi hấp
Đầu tiên, bạn lấy khoảng 300ml phần nước ninh sườn heo ban nãy, cho vào nồi cùng 1-2 viên đường phèn, vừa đun vừa khuấy cho đến khi đường tan hết thì tắt bếp. Với phần táo đỏ dùng khi hầm sườn heo, bạn hãy vớt ra và băm nhỏ.
Tiếp theo, bạn trộn phần thịt sườn heo đã băm nhỏ với 100ml nước ninh sườn heo pha đường phèn và phần táo đỏ băm nhỏ. Sau đó, nhồi hỗn hợp sườn heo này vào trái lê đã khoét ruột ban nãy.
Bạn có thể xiên 1 que tăm theo chiều dọc của quả lê để cố định khoanh lê bị cắt ở đáy
Giờ thì bạn xếp các trái lê nhồi nhân thịt sườn vào đĩa, rưới phần nước ninh sườn pha đường phèn lên. Mang đĩa này đi hấp cách thủy trong khoảng 5-7 phút là xong!
Thành phẩm
Giờ thì bạn chỉ cần dùng dao và dĩa, cắt trái lê nhồi thịt sườn này thành miếng nhỏ là có thể thưởng thức được rồi.
Làm theo cách này, thịt sườn mềm thơm, có vị mặn ngọt hài hòa, kết hợp với lê ngọt thanh nên hương vị rất lạ miệng, ăn thử sẽ thấy thích ngay. Bạn có thể thưởng thức món sườn heo hấp lê, đường phèn này với cơm nóng hoặc bún đều được.
Có thể bạn chưa biết: Theo Y học cổ truyền, lê hấp đường phèn có công dụng khử đờm, thanh nhiệt, nhuận phổi, mát tim. Trong những ngày mùa đông, khi bị ho hoặc viêm họng, ăn lê hấp với đường phèn có thể giúp bạn giảm sưng họng, làm dịu cơn ngứa rát cổ họng, giảm ho, chống mất nước cho đường hô hấp, làm sạch đờm.
5 loại quả nếu ăn thường xuyên vừa giúp giảm khô da lại giàu chất chống oxy hóa
Người xưa có câu "Thu ăn quả, đông ăn củ" gửi gắm bí quyết về cách bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe theo mùa.
Tiết trời thu ngày càng rõ rệt, nhiệt độ giảm khiến sự khô hanh tăng mạnh. Người xưa có câu "Thu ăn quả, đông ăn củ". Đây là bí quyết hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm theo mùa. Mùa thu là lúc thu hoạch trái chin trên cây nhiều, lúc này các loại hoa quả có nhiều tính kiềm rất có lợi cho sức khỏe. Chúng có thể duy trì sự cân bằng axit trong cơ thể, giúp tiêu hóa tốt và kích thích khả năng trao đổi chất bình thường.
Dưới đây là gợi ý một số loại quả bạn nên thường xuyên ăn trong mùa thu để dưỡng ẩm, giảm tình trạng khô da đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đây là lúc các loại quả này vào mùa, mùi vị lẫn hương thơm không chỉ ngon hơn mà lượng dinh dưỡng cũng dồi dào đáng kể.
1. Quả hồng
Tháng 9, tháng 10 là thời điểm hồng chín rộ. Quả hồng không chỉ thơm ngọt tự nhiên mà còn giàu vitamin C, vitamin A, kali, magie và các khoáng chất khác. Chúng còn được mệnh danh là "thánh quả mùa thu". Ăn hồng không chỉ giúp sản sinh dịch cơ thể và giải khát, tốt cho lá lách mà còn tạo cảm giác ngon miệng. Người ta còn cho rằng, nếu bị tiêu chảy không ngừng ăn hồng sẽ rất có lợi.
Món ngon gợi ý: Hồng sấy khô
Trên thị trường có nhiều giống hồng thơm ngon, từ hồng trứng đến hồng giòn, hồng da tre,... Mặc dù hồng chín ăn trực tiếp rất ngon tuy nhiên bạn cũng có thể làm hồng treo gió hoặc hồng sấy khô.
Với hồng trứng hoặc hồng giấy người ta thường làm hồng treo gió. Với hồng sấy khô bạn có thể dùng hồng giòn để làm, vừa tiện lại thơm ngon.
Hồng sấy khô từ hồng giòn thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần mua hồng về (số lượng tùy theo nhu cầu ăn thực tế), rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng lát mỏng. Sau đó, trải lên khay nướng, cho vào lò nướng và sử dụng chức năng sấy khô ở nhiệt độ 60 độ, sấy khô trong 1 giờ.
Sau đó, lấy hồng ra, lật lại và tiếp tục cho vào lò, sấy trong 1 giờ ở nhiệt độ 60 độ. Những lát hồng sấy khô này có thể bảo quản được lâu và giữ được vị ngọt tự nhiên. Chúng thích hợp làm đồ ăn nhẹ.
2. Quả lựu
Tháng 9 và tháng 10 cũng là thời điểm thu hoạch lựu. Lựu lúc này hấp thu tinh hoa đất trời, giàu chất dinh dưỡng và mọng nước. Chúng rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, có tác dụng dưỡng ẩm và hạ hỏa. Bởi vậy, vào mùa thu khi tiết trời trở nên khô hanh, ăn lựu có thể giúp điều hòa độ ẩm và làm giảm các triệu chứng khó chịu trong cơ thể.
Để hấp thu tốt nhất nguồn dinh dưỡng quý giá này, uống nước ép lựu tươi vừa ngon lại dễ làm.
Món ngon gợi ý: Nước ép lựu
Với cách làm nước ép lựu tươi không có gì khó hay phức tạp. Lựu mua về chỉ cần cắt cuống, đập lấy phần hạt lựu và cho vào máy ép.
3. Quả bưởi
Ngay từ Rằm tháng 8 đã rộ lên mùa bưởi chín. Mùa thu là mùa bưởi chín, bưởi có độ chua ngọt vừa phải lại nhiều nước nên được nhiều người ưa thích. Bưởi giàu vitamin C, kali, magie, sắt,... Khi tiết trời trở nên hanh khô vào mùa thu, con người thường dễ mắc các vấn đề như khô họng, khát ước, khô da. Ăn bưởi có thể bổ sung nước cho cơ thể, thanh nhiệt giảm hỏa, dưỡng ẩm cho họng và phổi.
Đối với những người dễ nóng giận do khô hanh vào mùa thu, ăn bưởi điều độ có thể thanh nhiệt, giảm nóng trong, từ đó điều hòa cơ thể, tạo cảm giác thoải mái hơn.
Món ngon gợi ý: Kẹo bưởi (mứt cùi bưởi)
Bưởi ngoài ăn trực tiếp hoặc ép nước có thể tận dụng phần vỏ cùi để làm món ngon khác, đó là kẹo bưởi.
Vỏ bưởi gọt đi phần vỏ xanh bên ngoài, chỉ lấy phần cùi trắng. Cắt thành miếng nhỏ, sau đó rửa sạch nhiều lần rồi vắt khô nước. Luộc cùi bưởi trong nước nóng sau đó vớt ra ngày, rửa sạch tiếp. Thực ra, có thể bóp cùi bưởi với muối sau đó, rửa đi rửa lại vài lần, chúng cũng sẽ hết đắng.
Phần cùi bưởi này có thể ngâm với đường một thời gian hoặc mang sên trực tiếp. Cứ thực hiện theo tỷ lệ 1 bưởi 2 đường, sau đó cho vào chảo hoặc nồi, đun đến khi sủi bọt, cho nhỏ lửa. Cứ sên ở lửa nhỏ và đảo đều đến khi bụi đường bám vào phần cùi là được.
4. Quả lê
Lê là một trong những lựa chọn hàng đầu để bảo vệ sức khỏe trong mùa thu. Lê có vị ngọt, tươi và mọng nước. Chúng có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, thúc đẩy dịch cơ thể và dưỡng ẩm cho da khô.
Lê mọng nước có thể bổ sung độ ẩm cho cơ thể và làm giảm các triệu chứng khô da vào mùa thu. Ngoài ra, lê còn có tác dụng dưỡng ẩm tốt cho phổi, phế quản và đường hô hấp trên, giúp giảm các triệu chứng như ho khan, đau họng. Bên cạnh đó, chất xơ trong quả lê giúp thúc đấy quá trình tiêu hóa và tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt thích hợp với người chán ăn vào mùa thu.
Món ngon gợi ý: Lê hấp đường phèn
Nếu như trong nhà có người bị viêm họng, ho hoặc đau họng có thể sử dụng lê hấp đường phèn. Lê mua về gọt vỏ, cắt bỏ phần trên quả lê để sang bên cạnh. Dùng thìa múc phần cùi bên trong. Có thể dùng tăm ghim vào bên trong để khi hấp xong lê không bị nhũn xuống. Sau đó, cho đường phèn vào trong, đổ thêm xíu nước và đậy nắp quả lê lại. Bước này bạn có thể dùng tăm ghim cố định lần nữa.
Cho quả lê vào đĩa sâu lòng hoặc bát tô, đặt vào nồi và hấp trong khoảng 40 phút. Sau khi hoàn thành, để nguội, uống phần nước khi còn ấm và nhai hết phần quả.
5. Quả táo
Muốn ăn trái cây có tính kiềm vào mùa thu, hãy ăn táo. Táo chín căng mong, vị giòn ngọt, không chỉ giàu vitamin mà còn nhiều khoáng chất. Chẳng hạn như vitamin C, vitamin A, axit citric giúp ích cho cơ thể.
Món ngon gợi ý: Táo sấy khô
Táo tươi ăn trực tiếp hoặc ép nước uống đều ngon. Nếu táo không ăn hết hoặc muốn đổi vị bạn có thể làm táo sấy khô.
Táo mang gọt vỏ, cắt thành bốn, bỏ lõi hạt. Sau đó mỗi miếng lại cắt đôi thêm nữa. Ngoài ra, bạn có thể thái lát mỏng tùy thích. Trải táo vào khay nướng, nướng trong lò 20 phút ở nhiệt độ 170 độ C. Mang táo ra hấp chín 15 phút. Tiếp đó nướng lần 2 ở nhiệt độ 140 độ trong 40 phút. Sau đó mang ra hấp chín 15 phút. Nướng lần 3 ở nhiệt độ 120 độ trong 40 phút. Táo sau khi nướng vàng sẽ dai dai, chua ngọt và thơm ngon khó cưỡng.
Chúc bạn thực hiện các món ăn ngon dưỡng da mùa thu thành công!
Thời tiết thay đổi, học ngay cách làm lê hấp đường phèn cực đơn giản nhưng trị ho hiệu quả Phương pháp hấp lê với đường phèn để trị ho là sự lựa chọn tuyệt vời. Đây là một biện pháp chữa ho tự nhiên từ dân gian, không cần dùng đến thuốc nhưng cực kỳ hiệu quả. Quả lê hấp đường phèn có tác dụng gì? Quả lê có tính mát và vị ngọt thanh, có nhiều công dụng hữu ích như...