Món quà quê của mẹ vợ mang đến, con rể vừa mở ra đã tím tái mặt mày
Nhìn thấy món quà mẹ vợ mang lên làm quà cho hai vợ chồng, tôi rùng cả mình. Tới bữa ăn, nhìn món đó trên mặt bàn, tôi sợ không dám đụng đũa.
Ngày về làm rể, tôi luôn tự nhủ phải đối xử tốt với bố mẹ vợ, coi như bố mẹ đẻ của mình. Thế nhưng, mẹ vợ tôi vốn có tính bảo thủ, con cái góp ý không chịu nghe, cứ khăng khăng làm theo ý mình.
Khi vợ sinh con đầu, mẹ lên chăm một tháng. Tính tôi ưa sạch sẽ, không thích chấm chung khi ăn, canh phải dùng muôi, không được dùng đũa gắp nhưng mẹ lại cứ làm theo ý mình.
Tôi thích đồ siêu thị, còn mẹ lại hay ra chợ cóc để mua dù tôi đã nói việc mua sắm thức ăn tôi sẽ tự lo liệu. Cũng chính thời gian này, tôi và mẹ xích mích lớn, mẹ đã bỏ về quê.
Con rể sợ món quà quê của mẹ vợ. Ảnh minh họa: FP
Mãi sau này, vì muốn gia đình yên ấm, tôi mới chủ động làm lành. Tôi cũng muốn vợ yên tâm và không buồn lòng về chuyện gia đình nữa. Dù sao, cô ấy cũng chỉ còn mình mẹ.
Nhưng sau lần xích mích ấy, tôi có mời gãy lưỡi mẹ cũng không bao giờ ở lại. Thi thoảng cuối tuần, mẹ bắt xe khách lên nhà tôi chơi một ngày rồi lại vội vàng trở về.
Tôi hơi khái tính, đặc biệt khó trong khoản ăn uống nên không thích người khác sắm đồ ăn cho mình. Tôi thường đi siêu thị, mua thức ăn cho cả tuần rồi bỏ vào tủ lạnh để vợ nấu dần.
Lần nào mẹ vợ lên cũng mang theo quà quê, hầu hết là những món tôi không thích.
Tôi đã góp ý khá nhiều, còn bảo vợ nói khéo với bà. Một là tôi không thích đồ quê, hai là quà của mẹ không hợp khẩu vị của tôi. Tôi sợ nhất rau cỏ ở quê vì mẹ hay bón bằng phân gà.
Video đang HOT
Hai tuần trước, mẹ vợ đến nhà. Vừa vào cửa, bà cười tươi, nói mang chút quà quê lên. Tôi đỡ lấy túi đồ, tò mò mở ra xem. Vừa nhìn thấy bên trong, tôi khựng người lại, mặt mày tím tái. Đó là một túi rươi.
Ở quê mẹ, đó là đặc sản nhưng tôi vừa nhìn đã nổi hết da gà. Lần nào nhìn thấy người ta chia sẻ con này trên mạng, tôi cũng thấy rùng mình.
Nhìn thái độ hồ hởi của mẹ vợ, tôi cố nhịn, gọi vợ ra xử lý. Mẹ hết lời khen món rươi ngon, đặc sản nên tự tay vào bếp nấu. Đặc sản cỡ nào thì tôi không biết nhưng tôi không dám đụng đũa.
Nhìn đĩa rươi om măng trên bàn ăn, còn nguyên con mà tôi phát hãi.
Tôi nói: “Mẹ mang cái này lên làm gì, ở đây đâu thiếu thức ăn? Lần sau mẹ đừng mang quà cáp, rau cỏ gì ở quê nữa ạ. Mẹ thích thì mẹ lên chơi với chúng con là được rồi”. Nói xong, tôi bỏ lên phòng.
Tôi biết tình cảm mẹ vợ, con rể sẽ vì chuyện này mà một lần nữa sứt mẻ. Nhưng nói thật, tôi không muốn tình trạng này tiếp diễn chỉ vì cả nể, không nói thẳng vấn đề.
Lần nào mẹ mang quà lên là lần đó tôi mang bỏ đi, vậy thì bắt bà xách làm gì cho tốn công, mất sức?
Rau sạch ở quê đã đành, rau bón phân gà thì sạch gì cho cam? Thà khuất mắt trông coi như đồ ở siêu thị, còn hơn biết rõ rồi mà vẫn cố ăn.
Mẹ vợ muốn tái hôn, con rể liền có động thái đáng ngờ, khi biết nguyên nhân, tôi lập tức l.y hô.n và đuổi chồng ra khỏi nhà
Nói xong chồng tôi mới nhận ra mình lỡ lời, nhưng tôi đã vỡ lẽ ra.
Bố tôi qua đời khi tôi còn rất nhỏ, mẹ tôi vì không muốn tôi phải chịu thiệt thòi nên đã không tái hôn. Mẹ một mình nuôi tôi khôn lớn, đã chịu rất nhiều khổ cực và trải qua không ít gian truân.
Nhiều năm trôi qua, tôi đã tốt nghiệp đại học. Còn mẹ tôi cũng rất thành công trong sự nghiệp. Dù sau khi tôi ra trường, vì một số lý do mà mẹ đã chuyển nhượng lại xí nghiệp của mình cho người khác. Nhưng hiện tại, mẹ vẫn còn 4 căn nhà và một số tiề.n tiết kiệm. Hoàn cảnh gia đình tôi có thể không phải là đại phú đại quý, nhưng cũng khá giả về mặt kinh tế. Bản thân tôi cũng không tệ, sau 3 năm tốt nghiệp đã trở thành quản lý bộ phận của một công ty lớn.
Tôi quen chồng tôi khi tôi bị ngã ở lối vào tòa nhà, trán bị va đậ.p mạnh. Lúc đó tôi choáng váng, nhìn thấy má.u từ trên trán nhỏ giọt xuống tay mình, chỉ biết đứng ngây ra. Chồng tôi thấy vậy, không nói một lời liền đưa tôi đến bệnh viện. Vết thương khá dài và sâu nên cần phải khâu, thuố.c tê dường như không có tác dụng với tôi. Lúc đó tôi òa khóc, còn anh ấy thì mắt đỏ hoe.
Trên đường về, anh ấy không ngừng dặn dò tôi những điều cần chú ý, rồi lại khóc. Tôi cười hỏi anh ấy khóc cái gì, anh ấy nhìn tôi rất chân thành và nói: "Anh rất đau lòng".
Sau đó chồng tôi nói với tôi rằng anh ấy đã thích tôi từ lâu, nhưng vì thấy tôi quá hoàn hảo, anh ấy nghĩ mình không xứng, nên mới không xuất hiện trong thế giới của tôi. Tôi không biết lúc đó vì lý do gì mà tôi xúc động, có phải vì anh đưa tôi đi bệnh viện, vì giọt nước mắt của anh, hay vì lời tỏ tình chân thành của anh? Dù sao lúc đó tôi rất cảm động, ấn tượng về anh rất tốt.
Sau đó chúng tôi dần tìm hiểu nhau, cuối cùng xác định mối quan hệ yêu đương. Lúc đó bạn bè xung quanh tôi đều cho rằng chúng tôi không xứng đôi, nói rằng tình cảm không môn đăng hộ đối thì khó bền lâu. Nhưng tôi không quan tâm, hai người yêu nhau và kết hôn là vì tình cảm, sao có thể bị chia rẽ bởi hoàn cảnh gia đình được? Nhưng tôi quên mất rằng, hôn nhân tuy dựa trên tình cảm, nhưng tiề.n đề là tình cảm ấy phải chân thật chứ không phải giả dối.
Tôi nhất quyết không nghe lời khuyên, cứ khăng khăng muốn kết hôn, cuối cùng chúng tôi đã cưới nhau. Sau khi kết hôn, tôi mới nhận ra có lẽ mình đã quá ngây thơ, vì chồng tôi trước và sau khi cưới là hai con người hoàn toàn khác nhau.
Trước khi kết hôn, khi chúng tôi còn bên nhau, chồng tôi sẽ nấu ăn cho tôi, xó.t x.a khi tôi phải làm thêm giờ, sẵn sàng chi tiề.n cho tôi, thậm chí anh ấy còn đặt thẻ lương vào trong tay tôi, thỉnh thoảng lại tạo cho tôi những bất ngờ.
Nhưng sau khi kết hôn, chồng tôi có thể không tiêu tiề.n thì nhất định sẽ không tiêu, thỉnh thoảng còn hỏi tôi xin tiề.n, nói là không đủ xài. Nếu tôi không cho, anh ấy sẽ tìm cớ không về nhà. Đừng nói đến việc nấu ăn cho tôi nữa, ngay cả khi tôi nấu bữa tối, anh ấy cũng ch.ê ba.i đủ điều.
Sau đó, tôi phát hiện tiề.n lương của mình không còn đủ để trang trải cho các chi phí trong gia đình nhỏ này, nên tôi đề nghị chồng tôi tiết kiệm một chút. Anh ấy bảo tôi về nhà mẹ hỏi xin tiề.n. Sau khi tôi từ chối, anh ấy nói rất nhiều lời khó nghe.
Tôi bắt đầu cảm thấy có điều gì đó không ổn và bắt đầu nghi ngờ lý do thực sự khiến chồng tôi kết hôn với tôi. Tôi không phải chưa từng nghĩ đến chuyện l.y hô.n, nhưng lúc đó tôi không nhận ra rằng những thay đổi của chồng tôi sau khi kết hôn là do anh ấy không đạt được mục đích, chứ không phải do hầu hết đàn ông sau khi kết hôn đều sẽ trở nên như vậy. Thêm vào đó, tôi cũng cứng đầu, không muốn bị bạn bè cười nhạo, vì dù sao trước kia cũng là tôi nhất quyết đòi cưới. Vì vậy, tôi đã nhẫn nhịn đủ điều, hy vọng anh ấy sẽ thay đổi, mong rằng cuộc sống của chúng tôi sẽ dần trở nên hòa thuận. Nhưng chẳng bao lâu sau, tôi nhận ra rằng ngày ấy sẽ không bao giờ đến.
Ảnh minh họa
Trước đây mẹ tôi vì tôi mà không tái hôn. Giờ tôi đã kết hôn, bà bắt đầu thả lỏng hơn. Đúng lúc đó có người giới thiệu cho mẹ tôi một người đàn ông phù hợp, mẹ tôi liền đi gặp mặt. Hai người vừa gặp đã thấy hợp nhau, nói chuyện rất vui vẻ.
Chẳng bao lâu sau, mẹ tôi dẫn chú Nam đến gặp tôi. Vợ chú Nam mất từ sớm, chú cũng vì con gái mà không tái hôn. Bây giờ con gái chú đã lấy chồng xa, sau khi kết hôn cuộc sống hạnh phúc êm đềm, chú cũng yên tâm. Vì vậy, khi mọi người lại nhắc đến việc tái hôn, chú không từ chối nữa.
Chú Nam trông rất hiền lành, qua vài lần tiếp xúc, tôi có thể cảm nhận được sự chân thành của chú dành cho mẹ tôi. Mẹ tôi cũng vui vẻ hơn, cười nhiều hơn hẳn, nên tôi không phản đối.
Nhưng không ngờ, chồng tôi lại không hài lòng. Anh ấy cứ liên tục hỏi tôi rằng mẹ tôi đã đăng ký kết hôn với chú Nam chưa, sau đó hét toáng lên rằng không cần thiết. Anh ấy nói: "Cả hai đều lớn tuổ.i rồi, sống chung với nhau là được, cần gì phải đăng ký kết hôn, lỡ bị lừa thì sao".
Tôi dở khóc dở cười, bảo: "Sao người già thì không được đăng ký kết hôn chứ. Em đã gặp chú Nam rồi, chú ấy rất tốt mà".
Nhưng chồng tôi vẫn không chịu bỏ cuộc, cứ khăng khăng bắt tôi ngăn cản mẹ làm giấy đăng ký kết hôn. Tôi nói rằng mẹ sẽ không nghe lời tôi. Vả lại việc kết hôn là chuyện riêng của mẹ, chúng tôi không có quyền phản đối.
Thấy tôi kiên quyết từ chối, chồng tôi thốt ra câu: "Mẹ em thiếu đàn ông đến thế à?".
Lúc đó tôi giận đến mức không thể kiềm chế nổi. Nhưng anh ấy còn đưa ra yêu cầu quá đáng hơn: "Nếu mẹ em cứ muốn đăng ký kết hôn thì cũng được, bảo bà chuyển hết tiề.n cho em, chuyển nhà sang tên chúng ta trước đã".
Tôi bỗng hiểu ra lý do khiến chồng tôi bực bội như vậy. Tôi vẫn cố gắng nhẹ nhàng nói: "Đó là tài sản của mẹ em, mẹ em không có nghĩa vụ phải chuyển hết cho chúng ta chỉ vì mẹ muốn kết hôn".
Bị tôi từ chối lần nữa, chồng tôi nổi giận. Đầu óc nóng lên, anh ấy nói mà không hề suy nghĩ: "Cứ tưởng em được thừa kế tất cả thì anh mới lấy em, chứ biết mẹ con em thế này thì anh đã chẳng theo đuổi làm gì cho tốn công".
Nói xong chồng tôi mới nhận ra mình lỡ lời, nhưng tôi đã vỡ lẽ ra. Sự thay đổi của anh ấy trước và sau khi kết hôn, phản ứng của anh khi biết mẹ tôi sắp tái hôn, tất cả đột nhiên liên kết lại. Tôi nhanh chóng đề nghị l.y hô.n, tôi nói: "Em không thể cho anh cuộc sống mà anh muốn, anh hãy quay về cuộc sống cũ của mình đi. Chúng ta l.y hô.n, anh hãy dọn ra khỏi nhà của em".
Bất kể anh ấy xin lỗi thế nào, khóc lóc ra sao, tôi cũng không lay chuyển.
Người ta nói rằng những lời nói trong vô thức mới là lời nói thật lòng. Khi tôi đã biết rõ lý do thực sự khiến anh ấy kết hôn với tôi, tại sao tôi còn phải tiếp tục ở lại trong cuộc hôn nhân đầy toan tính này? Mọi người nói xem, tôi l.y hô.n có sai không?
Mẹ vợ đòi xét nghiệm ADN cháu ngoại với con rể, mục đích khiến tôi không thể nào từ chối nhưng cũng căm hận trong lòng Chuyện ngược đời này xảy ra trong chính nhà tôi. Bố vợ tôi qua đời cuối năm kia, từ lúc đó, sức khỏe mẹ vợ có dấu hiệu suy giảm rõ rệt. Vợ tôi thương mẹ nên đón bà đến sống cùng chúng tôi. Tôi không phản đối vì nhà vợ chỉ có mình vợ tôi, cô ấy không chăm sóc mẹ thì...