Món nhà nghèo nay thành đặc sản Nghệ An được chị em lùng mua
Cứ đến gần Tết, món ăn này lại bắt đầu được rao bán nhiều hơn trên chợ mạng. Nhiều chị em cũng tò mò tìm mua ăn thử.
Đối với người Việt Nam, những món muối chua như dưa muối, cà muối… là một món ăn kèm khiến bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Ở Nghệ An, người dân còn có món dọc mùng muối cũng rất ngon, lạ miệng.
Dọc mùng còn được gọi là bạc hà, môn thơm, là một loại cây có hình dáng khá giống khoai nước hoặc khoai môn, nhưng phần bẹ trắng hơn. Dọc mùng thường là nguyên liệu để nấu canh, làm nộm, ăn kèm với bún… Thế nhưng dám chắc là chưa nhiều người từng được nếm thử qua món dọc mùng muối chua đặc sản Nghệ An.
Đây là món ăn vô cùng dân dã của người dân xứ Nghệ. Khi xưa không nhiều cái ăn, dọc mùng lại là nguyên liệu dễ tìm, dễ kiếm, có ở nhiều nơi, nên người dân đem về muối lên để có thể bảo quản được lâu hơn. Về nguyên liệu thì món ăn này không đòi hỏi cầu kỳ nhưng người chế biến phải có kinh nghiệm để đảm bảo thành phẩm chất lượng nhất.
Đầu tiên là bước sơ chế dọc mùng, gồm khá nhiều công đoạn tốn thời gian. Dọc mùng phải được phơi ở nơi râm mát cho hơi héo một chút. Không được phơi dưới nắng quá to, sẽ khiến dọc mùng bị khô, khi muối sẽ không còn giòn nữa.
Dọc mùng phơi đủ độ xong sẽ được đem đi rửa sạch, loại bỏ hết bụi bẩn rồi để ráo nước. Cắt dọc mùng thành từng khúc vừa ăn, sau đó đem ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút, rồi rửa tiếp với nước sạch vài lần nữa. Làm như vậy sẽ giúp dọc mùng không gây cảm giác ngứa miệng khi ăn.
Tiếp theo, dọc mùng sẽ được bóp với muối trắng. Người ta đem dọc mùng cho vào hũ thủy tinh sạch kèm nước chua, muối vài ngày là có thể ăn được. Thành phẩm đạt chất lượng là món ăn phải có màu ngả vàng, khi nhai thấy dai, giòn sần sật, thơm ngon mà không bị ngứa.
Dọc mùng muối thường được ăn kèm với cơm hoặc bánh đa, bánh mướt… Ngoài ra, người ta thường dùng dọc mùng muối để chế biến nhiều món như nộm dưa mùng, canh cá dọc mùng, canh mùng nấu ngao…
Để thưởng thức món ăn này, bạn vớt dọc mùng muối ra rồi rửa sạch lại với nước cho bớt chua, sau đó bóp chặt tay để mùng ráo nước. Trộn dưa mùng với lá chanh và giá đỗ, thêm nước mắm tỏi ớt chua ngọt tạo thành món nộm thanh mát. Vị dai, giòn sần sật của dọc mùng với chút nước đủ vị chua, cay, mặn, ngọt dễ dàng chiều lòng cả những thực khách khó tính nhất.
Không chỉ là món ăn dân dã, lạ miệng, dọc mùng còn được xem là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Dọc mùng chứa nhiều photpho, kali, canxi, magie, sắt và đặc biệt rất giàu chất xơ, từ đó xử lý được chất béo, cholesterol có trong ruột. Đồng thời cản trở sự hấp thụ cholesterol.
Theo Đông y, dọc mùng có vị nhạt, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, loại bỏ chất béo hiệu quả mà an toàn.
Video đang HOT
Từ món ăn bình dân của người địa phương, dọc mùng muối chua ngày càng trở nên phổ biến, được đóng gói và vận chuyển tới nhiều tỉnh thành để phục vụ thực khách thập phương. Cận Tết, dọc mùng muối cùng được nhiều người rao bán trên chợ mạng với giá khoảng 60.000 đồng/hộp. Đây là món ăn kèm lý tưởng, lạ miệng thay thế cho dưa hành cho gia đình trong dịp Tết.
Bật mí cách làm dưa muối vàng ruộm chuẩn vị
Dưa muối là một ăn đã quá quen thuộc với mỗi chúng ta, món ăn này không những giúp kích thích vị giác trong bữa ăn mà còn có tác dụng giúp tiêu hóa tốt hơn.
Đặc biệt dưa muối ngày tết còn một nét đặc trưng của dân tộc ta. Chính vì vậy, hôm nay Đôi đũa vàng sẽ hướng dẫn bạn cách làm dưa muối vàng, giòn.
1. Cách làm dưa muối vàng ruộm chuẩn vị
1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
1 kg cải bẹ xanh: nên chọn những cây cải còn tươi, không quá non, không quá già, không bị dập nát, vàng úa.1 lít nước đun sôi để nguội
20g đường trắng
60g muối: sử dụng loại muối hạt to.3 thìa cafe giấm
Hành củ, hành lá, ớt (nếu thích ăn cay)
Dụng cụ muối dưa như bình, hũ, chum,.
1.2. Cách làm dưa muối
Bước 1: Làm héo rau cải
- Rau cải sau khi mua về nhặt bỏ các lá sâu, úa, bị hỏng, sau đó mang đi phơi nắng khoảng 2 - 3 tiếng. Nếu trời không nắng thì thời gian phơi có thể sẽ lâu hơn.
- Để biết được rau đã đủ độ héo chưa, sờ vào rau nếu thấy có cảm giác mềm và dai hơn thì rau lúc này có thể muối được.
Phơi nắng rau cải trước khi muối
- Sau khi rau được làm héo, dùng dao cắt rễ, cắt thành từng khúc khoảng 3 - 5 cm.
- Mang đi rửa sạch với nước, để trong rổ cho ráo nước.
- Hành lá: rửa sạch, cắt khúc
- Hành lá: bóc vỏ, rửa sạch, bổ đôi
- Ớt: rửa sạch, thái lát mỏng
Bước 2: Làm sạch dụng cụ muối dưa
Hũ, lọ,...cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi đem đi đựng dưa (hũ sạch để lâu ngày cũng cần được vệ sinh lại).
Úp hũ vào nồi nước sôi trong khoảng 10 phủ để khử trùng, sau đó dùng khăn lau khô.
Bước 3: Pha nước dưa muối
Việc dưa có giòn hay không, có ngon hay không phụ thuộc vào nước muối dưa. Cho nên, hãy thận trọng với bước này.
Pha 1 lít nước 3 thìa muối hạt 1 thìa đường, khuấy đều hỗn hợp này lại. Bạn có thể nếm thử hỗn hợp này xem đã vừa chưa, tăng giảm gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị của gia đình mình.
Nếu muốn dưa nhanh chua, hãy cho 1 ít dấm nên quá trình lên men được nhanh hơn.
Bước 4: Cách làm dưa chua muối vàng, giòn
Xếp cọng xuống đáy hũ trước rồi mới xếp lá lên trên vì cọng là phần hơn nên thời gian chín sẽ lây hơn. Sau đó mới cho hành củ, hành lá, ớt vào trong hũ.
Đổ nước muối dưa đã pha sẵn trước đó vào ngập dưa để tránh việc dưa bị thâm, hay không chín đều. Hoặc lấy vật nặng như túi nước, thanh tre,... để nén dưa xuống.
Xếp dưa vào trong hũ theo thứ tự lá trước, cọng sau
Bước 5: Bảo quản và thời gian dùng
Đặt hũ dưa muối ở nơi thoáng mát, để dưa khoảng 2 ngày là đã có thể ăn được. Lúc này dưa sẽ vàng, có vị chua vừa phải, ăn rất ngon.
Khi lấy dưa ra, dùng đũa gắp từ trên xuống dưới, ăn phần lá trước ( vì phần cuống nếu ăn bây giờ sẽ hơi hăng)
Như vậy với cách làm dưa muối khá là đơn giản bạn đã có ngay một món ăn chua chua, giúp cho bữa ăn thêm ngon vị, điều hòa những món ăn nhiều dầu mỡ, hay dễ bị ngán.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dưa chua để nấu canh, cá chép, thịt lợn,...
Hình ảnh: Dưa giòn và vàng sau khi muối xong
2. Một số lưu ý khi muối dưa
- Lựa chọn rau dưa đảm bảo an toàn, rửa sạch từng bẹ rau dưới vòi nước.
- Sử dụng dụng cụ muối dưa bằng thủy tinh, sành, sứ.
- Chỉ nên ăn dưa muối trong vòng 15 ngày. Khi thấy dưa đã đủ vị chua, bạn nên cho vào tủ lạnh để ăn dần. Sau 15 ngày, nếu ăn không hết thì nên bỏ đi vì lúc này chất dinh dưỡng đã bị hao hụt và dần biến mất.
- Không nên ăn khi dưa còn hăng, chưa chín bởi khi này trong dưa vẫn còn tồn đọng lượng nitrit đáng kể, khi ăn cùng với thịt, cá,...sẽ tạo ra chất gây ung thư đó là nitrosamin.
- Không nên ăn dưa thường xuyên hay ăn quá nhiều trong một lần
- Không ăn dưa khi phát hiện nó có mùi lạ, thâm đen hay váng mốc
Như vậy chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết về cách làm dưa muối sao cho ngon, giòn. Hi vọng bạn sẽ thành công với món dưa muối này.
Du lịch Nghệ An: Đừng quên thử các quán cháo lươn "bà" này! Nghệ An nổi tiếng với đặc sản như tương Nam Đàn, cam Xã Đoài... và các món từ lươn. Trong đó, cháo lươn đã "hút hồn" không ít du khách. Cháo lươn là món ngon của nhiều tỉnh thành dọc chiều dài đất nước nhưng cháo lươn ở Nghệ An có phong vị khác lạ và rất hấp dẫn. Ảnh: Làng Nghệ Dù...