Món ngon từ lòng, dồi cho ngày Hà Nội mưa rét
Những ngày giáp Tết, thời tiết Hà Nội chuyển mưa rét. Đây là thời điểm thích hợp để lên kế hoạch cùng bạn bè nhâm nhi những món ăn hấp dẫn từ lòng trong tiết trời lạnh giá.
Dồi nướng là món ăn nhận được nhiều cảm tình từ các tín đồ ẩm thực. Những xiên dồi đầy đặn, thơm phức mùi gia vị tẩm ướp, béo ngậy với phần nhân đa dạng là món quà vặt bạn không thể bỏ qua vào những ngày trời mưa ré. Dồi nướng có giá khoảng 20.000 đồng/lạng. Địa chỉ: Chợ Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng. Ảnh: Khanhhuyenh2.
Cháo lòng là món ăn không còn xa lạ với người Hà Nội, cháo lòng luôn đắt khách, đặc biệt vào những ngày trời lạnh. Người ta chọn cháo lòng làm món ăn sáng, ăn trưa, ăn tối hay thưởng thức buổi xế chiều. Bát cháo nóng hổi, nghi ngút khói với lòng non trắng phau dai sần sật, dồi mềm, thơm, ngậy, ăn kèm rau sống hay ớt tươi sẽ thêm dậy vị. Mỗi bát cháo có giá khoảng 20.000-30.000 đồng/bát. Địa chỉ: ngỡ 54, phố Hoa Bằng, Cầu Giấy. Ảnh: bachuaviahe.
Video đang HOT
Lòng non, dồi chần tiết là món ăn đơn giản nhưng hấp dẫn các tín đồ ẩm thực bởi vị ngon nguyên bản. Những món ăn đơn giản như dạ dày, lòng non, dồi già được chần kỹ qua nước sôi, tiết luộc chan với nước măng, ăn kèm nước mắm chấm pha ớt và các loại rau sống, cũng đủ hạ gục những chiếc bụng đang đói cồn cào. Muốn thưởng thức trọn vị ngon của lòng, bạn có thể thưởng thức thêm các món như lòng xào, lẩu lòng… Địa chỉ: 147 Nguyễn Thị Định. Ảnh: lòng dấm 147.
Nếu bạn đã nhàm chán với những bát bún quen thuộc thường ngày, có thể đổi gió thưởng thức bún lòng thơm lừng, hấp dẫn với dồi, lòng non, tiết luộc, măng, nấm, rau sống… Bún lòng nóng hổi phù hợp cho những bữa ăn nhanh ngày trời rét. Địa chỉ: đối diện chợ Thái Hà. Ảnh: mokhoet_hanoi.
Nếu muốn thưởng thức bún lòng kiểu mới lạ, bạn có thể thưởng thức tô bún sợi to kiểu bún Huế, chan nước lèo vị lẩu Thái kèm lòng heo, gan, dồi tiết… Sự mới mẻ trong phần nước dùng là điều khiến tô bún lòng ghi điểm với thực khách. Mỗi phần bún có giá khoảng 35.000 đồng. Địa chỉ: Lò Đúc, Hai Bà Trưng. Ảnh: Kimchi173.
Lòng nướng đá kiểu Hàn đang là món ăn làm mưa làm gió hội mê ăn uống trong mùa đông này. Ngoài lòng, dạ dày, các món nội tạng, bạn có thể gọi thêm thịt, dẻ sườn theo nhu cầu. Các món banchan ăn kèm kiểu Hàn cũng khiến bữa thưởng thức lòng nướng đá thêm hấp dẫn. Ảnh: nofoodphobia, _nymmm.
Theo Zing
Ấm nồng cháo lòng ngày mưa
Mỗi lần có dịp về Huế tôi lại tranh thủ ghé thăm nhà cũ, bà con lối xóm ngày xưa và đương nhiên không quên thưởng thức những món ăn Huế.
Rời Huế vào Sài Gòn sinh sống đã được 20 năm, thời gian cũng khá dài để cảm nhận mọi thứ xung quanh tôi trở nên quen thuộc, nhưng không vì vậy mà những kỷ niệm lúc còn ở Huế phai mờ. Mỗi lần có dịp về Huế tôi lại tranh thủ ghé thăm nhà cũ, bà con lối xóm ngày xưa và đương nhiên không quên thưởng thức những món ăn Huế.
Tôi chưa có cơ hội thưởng thức món cháo lòng kiểu Huế ở đất Sài thành này, mỗi lần thèm quá mà không có thời gian nấu tôi đành tìm đến một quán quen gần nhà để thưởng thức mặc dù có chút khác biệt trong cách nấu.
Người Huế nấu cháo lòng khá công phu. Họ phải dậy sớm đến lò mổ heo để mua tim, gan, cật, dồi trường, lòng non... và nước luộc thịt để về nấu. Ở Huế, người ta thường bán thịt heo luộc sẵn hay còn gọi là thịt phay. Chủ lò mổ sẽ luộc những miếng thịt đùi, thịt ba rọi và cả đầu heo để bán cho khách.
Do thịt được luộc khi heo vừa mới mổ ra nên miếng thịt rất thơm, ngọt, mềm, nước luộc thịt vì thế cũng rất ngon. Chủ quán cháo lòng thường lấy nước luộc thịt này về để nấu cháo. Còn tôi thì mua xương để nấu nước dùng. Phải chọn loại xương que, xương ống để nước dùng khi nấu xong được trong.
Canh lửa nhỏ, vớt bọt liên tục và phải cho 1 - 2 củ hành tây vào nữa. Một bí quyết nhỏ nữa để nước dùng trong là nêm bằng muối hột thay vì muối bột. Gạo ngon được luộc lên, cho vào một tí muối, canh hạt gạo nở vừa mềm thì đổ ra rổ, xả lại bằng nước lạnh, để ráo.
Tim, gan, cật, ruột non, dồi trường, bao tử... làm sạch, khâu này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến mùi vị của tô cháo, sau đó đem luộc với chút muối, gừng và hành tím nướng. Mỗi thứ có thời gian luộc khác nhau nên người nấu phải canh để vớt ra kịp lúc và thả vào nước lạnh để thịt được trắng, sau đó thái mỏng từng món. Cho gạo đã luộc vào nồi nước dùng, nêm nếm vừa ăn, vặn lửa nhỏ đến khi cháo sôi thì múc ra tô.
Hạt gạo chín mềm không nát, nước dùng trong có thể nhìn thấy được hạt gạo trắng tinh, nở múp. Cho tim, gan, cật, bao tử, ruột non... mỗi thứ một miếng, rắc tiêu, hành ngò vào thì sẽ có một tô cháo lòng kiểu Huế không thể chê vào đâu được. Người Huế không ăn cháo lòng cùng với giá, giò quẩy hay chấm nước mắm pha, họ chỉ ăn cháo lòng với nước mắm ngon nguyên chất xắt thêm ớt trái xanh hoặc đỏ.
Với thời buổi công nghiệp bây giờ, các món ăn đều chứa hàm lượng đạm cao, không tốt cho sức khỏe và việc ăn nội tạng động vật cũng được khuyến cáo đối với những người mắc bệnh gout hay cholesterol cao. Nhưng vài tháng hoặc vào dịp trời se lạnh và để ôn lại những kỷ niệm của ngày xưa, với những món ăn quen thuộc thì việc thưởng thức tô cháo lòng thơm ngon, nóng hổi theo kiểu Huế như vậy cũng thật bõ công nấu nướng.
Theo Thanhnien
Khám phá quán bún đậu lòng nướng "ngon bổ rẻ" nhất Hà Nội Nếu bạn là một tín đồ của món bún đậu hay thì ko thể không đến thử ngay quán bún đậu cây đa cơ sở 2 nằm trên phố Thụy Khuê - Tây Hồ, Hà Nội. Với menu rất đa dạng và giá cả hợp lý, bên cạnh cái bếp nướng than hoa lúc nào cũng thơm phức thì không hề khó hiểu...