Món ngon từ gạo Việt
Gạo Việt với màu trắng trong, vị ngọt tự nhiên đã tạo nên các món cơm ngon mà trở thành đặc sản của từng vùng miền trải dọc nước Việt Nam.
Khi đến với từng vùng miền, đừng quên thưởng thức các món cơm dân tộc mà dân dã này nhé các bạn.
Cơm lam không chỉ là món ăn quen thuộc mà còn có giá trị tâm linh của những người dân vùng cao. Món cơm mang đậm hương vị rừng xanh, được chế biến rất công phu và tỉ mỉ. Nó là món ăn có sự kết hợp cũng như hòa quyện âm dương hoàn hảo: gạo được đựng trong ống tre (mộc), nấu với nước đọng trong ống tre hay nước suối trong (thủy), đun với lửa nhỏ (hỏa) trên mặt đất (thổ). Cơm lam thơm nức mùi gạo hòa quyện vào mùi ống tre nướng, có vị ngọt và dẻo, thường ăn cùng với muối vừng hoặc muối lạc.
Khi nói đến xôi ngũ sắc, người ta thường nghĩ ngay đến dân tộc Tày. Người Tày trồng rất nhiều gạo nếp, do đó, món ăn chính chủ yếu của họ là xôi. Món xôi ngũ sắc thường được nấu vào các dịp lễ hội và mang đậm nét đặc sắc của người Tày.
Xôi mang hoàn toàn hương vị của thiên nhiên với các loại cỏ ngâm lẫn với gạo nếp và được chế biến rất công phu: cỏ khảu cắm, cỏ khảu đen, hản mẩu, gừng và nghệ. Xôi có 5 màu, được gói bằng lá rừng, mang hương vị thơm ngon và dẻo ngọt của hạt gạo.
Video đang HOT
Cơm nị
Cơm nị là món cơm truyền thống của người Chăm. Món cơm nị có màu vàng của bột nghệ, mùi thơm của cà ri, vị đặc trưng của lá tía tô và vị ngọt của tôm mực. Người chăm hay ăn cơm nị kèm với cà púa, được chế biến từ thịt bò, cà ri, hành ớt muối, nước cốt dừa… theo phong cách Chăm.
Cơm nị – cà púa mang vị ngọt béo của sữa, bùi bùi của đậu phộng, vị ngọt của thịt bò, nho khô, cay nồng của ớt hòa trộn vào nhau.
Cơm tấm
Cơm tấm là món ăn bình dị của người miền Nam. Đĩa cơm tấm ngon là hạt cơm phải khô, tơi khi chín và không thể thiếu được miếng thịt nướng thơm phức, bì, trứng, sườn non, thịt kho …
Đặc biệt, khi ăn cơm tấm thì không thể thiếu được chén nước mắm chua ngọt hơi cay. Nước mắm được pha với đường, chanh, tỏi đun với nước lạnh sao cho loãng nhưng không mất hoàn toàn vị mặn của nước mắm. Khi chan với cơm, nước mắm phải thấm đẫm vào từng hạt cơm thì mới tạo nên vị của món cơm tấm này.
3 món dân dã trên phố núi Pleiku
Miếng thịt bò khô có vị đặc trưng khác lạ hay cơm lam dẻo thơm ăn cùng gà nướng vàng óng là món ăn bạn nên thử khi đến Pleiku, Gia Lai.
Một lần ghé thăm Tây Nguyên, ngoài việc băng qua những đường đèo ngoạn mục, tản bộ trên các con phố ngoằn ngoèo lên xuống để ngắm hoa cà phê hay ghé thăm những di tích nổi tiếng thì bạn cũng nên tìm thưởng thức những món ăn địa phương bình dị đã làm nên hương vị đặc trưng ở phố núi.
Bò khô muối kiến
Một món ăn mà nhắc đến Gia Lai, mọi người thường nhớ đến là miếng thịt bò chấm cùng với muối kiến vàng, loại gia vị độc đáo làm cho món ăn hấp dẫn hơn. Thịt được thái thành từng miếng to cỡ bằng bàn tay rồi tẩm ướp gia vị. Đây là khâu quan trọng quyết định đến độ ngon của thịt bò vì nếu đậm hay nhạt quá khi nướng sẽ không ngon và không bảo quản được lâu.
Khi ăn, người ta sẽ lấy từng miếng thịt đã được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho lên bếp than hồng nướng đến khi rám vàng hai mặt rồi mang ra cho thực khách. Khâu nướng thịt bò phải rất khéo léo để thịt không quá cháy, vẫn giữ được độ ngọt, dai và không bị khô. Món ăn này sẽ tròn vị nếu bạn chấm cùng với muối được chế biến từ loại kiến vàng sống trên cây rừng hay ở các vườn.
Bò khô muối kiến.
Gà nướng cơm lam
Ngoài thịt bò chấm muối kiến, cơm lam gà nướng là một trong những món ăn dân dã của vùng núi mà bạn không thể bỏ qua. Cơm được nấu trong những ống tre, có mùi thơm của gạo quyện lẫn mùi ngai ngái của tre nứa mang lại hương vị đặc trưng của nơi đây.
Cơm lam ở đây được nấu bằng loại gạo nếp nương có hạt nhỏ, thon dài. Sau khi ống tre được nướng xong, bóc từng miếng tre nứa bên ngoài bạn sẽ gặp phần cơm trắng nõn, dẻo và có mùi thơm phức.
Cơm lam sẽ ngon hơn nếu ăn chung với gà nướng sả ớt. Những con gà được thả vườn nên có thịt dai, chắc. Gà được ướp cùng với chút muối cho đậm đà, ớt, sả và một chút mật ong rồi kẹp vào thanh tre, đem nướng trên bếp lửa hồng. Người làm phải khéo léo trở gà đều để không bị cháy. Gà chín có một màu vàng ruộm, mỡ màng.
Gà nướng cơm lam.
Vị ngọt, thơm của mật ong thấm vào miếng thịt ngọt, kèm theo vị cay của ớt kích thích vị giác khiến bạn ăn nhiều mà không thấy ngán. Bạn có thể thưởng thức món ăn này tại các quán được nhiều người biết đến ở đường Phạm Ngọc Thạch, Hàn Thuyên với giá khoảng 250.000 đồng.
Bò núi nướng que
Thành phần chính của món ăn là thịt bò, được làm chín bằng cách nướng nhưng lại không có mùi khói, thay vào đó là vị ngọt của thịt bò cùng hương thơm quyến rủ của các loại rau rừng trong món ăn.
Thịt bò sau khi ướp được xỏ bằng những que tre và được nướng trên bếp than hồng. Khi màu thịt bên ngoài chuyển sang vàng cháy xém, hương thơm thoang thoảng lan tỏa là có thể dùng được.
Món ăn được dọn ra cho thực khách vẫn còn nằm trong chiếc que tre. Khi ăn, bạn phải tự tay tháo ra. Để tăng thêm mùi vị, thịt bò được ăn kèm với rau húng quế. Miếng thịt bò mềm, nhưng có độ dai nhất định, vị mặn vừa phải kèm theo hương thơm xộc thẳng vào mũi khiến bạn sẽ thích thú.
Bò núi nướng que.
Bên ánh lửa bập bùng trong cái se lạnh của phố núi Pleiku, ngồi thưởng thức miếng thịt bò núi nướng bằng que tre cùng ché rượu cần sẽ là những trải nghiệm khó quên trong hành trình của bạn.
Đặc sản ẩm thực mang đậm chất Hà Giang Đến Hà Giang bạn không không chỉ được ngắm khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn có cơ hội thưởng thức những món đặc sản ngon tuyệt nơi đây. Cùng tìm hiểu những món ngon nổi tiếng, hấp dẫn của vùng Hà Giang nhé! Phở chua Hà Giang Món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc này được rất nhiều người yêu...