Món ngon nhắc đến là thèm ở Mù Cang Chải
Thịt lợn đen nướng, cá hồi, nhộng ong rừng… là những đặc sản bạn nên thử khi đến Mù Cang Chải du lịch dịp nghỉ lễ sắp tới.
Món ăn đầu tiên khi nhắc đến Mù Cang Chải phải là thịt lợn đen nướng. Lợn lông đen được nuôi thả tự nhiên có thịt chắc, thơm. Miếng thịt có cả nạc, mỡ và bì, tẩm ướp gia vị với hạt mắc khén rồi bọc ngoài vài lớp lá dong tươi, kẹp cây rừng cho chắc trước khi mang nướng trên than hoa. Người nướng phải chú ý lật liên tục sao cho lớp lá dong bên ngoài cháy khô nhưng khi bóc ra, miếng thịt bên trong chín, bên ngoài vàng ươm. Sau đó mới thái thành miếng vừa ăn bày vào đĩa, ăn ghém với vài cọng rau thơm. Thịt nướng vừa tới đượm mùi thơm của lửa, chín mềm.
Không còn chỉ được nhập khẩu từ châu Âu hay Bắc Mỹ, cá hồi hiện nay đã được nuôi ở nhiều vùng núi cao Việt Nam trong đó có Khau Phạ, Mù Cang Chải. Tuy là cá nuôi, thịt cá hồi ở các nhà hàng tại đây vẫn có màu hồng cam đặc trưng với thớ thịt săn mềm. Cá được lọc xương, thái mỏng để ăn sống như gỏi với một số loại rau rừng. Đầu cá và xương sẽ được nhà hàng chế biến thành lẩu chua cay. Ảnh: mucangchai
Nếu Hà Nội có cốm làng Vòng thì Mù Cang Chải nổi tiếng với cốm Tú Lệ làm từ giống gạo nếp Tú Lệ nổi tiếng. Thóc được đổ vào rang trong chảo gang đúc trên lửa nhỏ, người rang phải đảo tay liên tục đến lúc thóc chín thơm, để nguội thì đổ thành từng mẻ vào cối giã. 10 lần vừa giã, vừa sàng bỏ trấu mới xong một mẻ cốm. Cốm Tú Lệ có thể dùng nấu cháo vịt, nấu chè, làm tôm và thịt chiên cốm. Hay cũng có thể bốc một nhúm giữ trong tay để vừa ngồi ngắm mặt trời xuống ngang sườn đồi, vừa chầm chậm nhai để cảm nhận vị thơm đang tan nhẹ nhàng trong miệng. Ảnh: dulichyenbai
Mùa sinh sản của ong rừng chỉ từ tháng 4 đến tháng 8. Đây cũng là lúc người dân tìm lấy nhộng non của ong để về chế biến món nhộng xào mùng. Để làm món này, quan trọng nhất là phải giữ cho con nhộng khi chín không bị nát mà căng tròn, bóng mỡ, vàng ươm, điểm thêm màu xanh của lá chanh thái nhỏ đẹp mắt. Nhộng ong rừng vừa bổ lại vừa béo, để ăn cơm cũng ngon mà nhâm nhi cùng chén rượu miền núi cũng thú vị không kém. Ảnh: mucangchai
Video đang HOT
Lúa nếp ở Tú Lệ chín theo mùa, hạt nào hạt ấy vừa dài vừa mẩy, được xếp vào một trong những loại nếp ngon nhất nước ta. Thứ gạo ấy trộn cùng các loại lá cây rừng, đồ lên thành xôi ngũ sắc có vị thơm ngọt và dẻo đến kỳ lạ. Dẻo mà lại rời từng hạt nếp chứ không dính chặt lấy nhau như đa phần các loại nếp thường khác. Người ta nói rằng, nhờ nguồn nước từ con suối trên đỉnh Khau Phạ mà hạt xôi chín căng bóng, nhai kỹ chỉ thấy béo bùi mà không ngán. Xôi nếp nương Tú Lệ bán nhiều trong các chợ phiên Mù Cang Chải, chấm với muối lạc hoặc ăn nóng cùng thịt lợn rừng nướng thơm phức, khiến cái se lạnh vùng cao cũng giảm bớt đi phần nào. Ảnh: Hữu Duyên.
Theo NLĐ
Những đặc sản níu chân du khách khi đến Mù Căng Chải mùa lúa chín
Từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 hàng năm là mùa lúa chín ở Mù Căng Chải. Tới đây dịp này, bạn có cơ hội được thưởng thức nhiều món đặc sản Mù Căng Chải ngon và nổi tiếng nhất.
Muỗm rang Mường Lò là đặc sản Mu Căng Chai chỉ có vào mùa lúa chín được người dân vùng này đặc biệt ưa thích. Muỗm rang ngon nhất là được bắt vào mùa lúa chín, lúc những con muôm béo vàng ươm, khi rang lên thơm lừng cực ngon.
Con muỗm trước khi rang được om với nước măng chua hoặc giấm gạo trên bếp lửa liu riu. Sau khi nước cạn, người ta sẽ cho mỡ lợn hoặc dầu ăn vào rang muỗm tới khi khô sạch nước và chín giòn. Ho nêm gia vị, ớt, lá chanh và thưởng thức.
Tới Mù Căng Chải mùa lúa chín, bạn sẽ vô cũng thích thú khi được nhâm nhi những hạt cốm tan Tú Lệ xanh ngắt vị thanh mát, dẻo thơm. Cốm tan Tú Lệ được coi là loại đặc sản vào loại nhất, nhì vùng Tây Bắc.
Cốm tan Tú Lệ phải làm từ nếp non, khi hạt lúa còn bấm ra sữa thì hạt cốm mới dẻo mới ngon. Tới Mù Căng Chải vào khoảng tháng 4 và tháng 10 hàng năm bạn sẽ được thưởng thức cốm Tú Lệ ngon chẳng kém gì cốm Làng Vòng nức tiếng ở Hà Nội.
Bánh chưng đen Mường Lò, món bánh đặc sản này không thể thiếu trên mâm cỗ cúng tổ tiên, trời đất và đãi khách quý. Nguyên liệu làm bánh được chọn lựa kỹ càng: lá dong bánh tẻ, gạo nếp phải là nếp Tú Lệ thơm ngon, nhân đỗ xanh đãi sạch vỏ, không lẫn sạn. Thịt lợn ngon nhất là thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút, thái mỏng, ướp với gia vị, hạt tiêu, hành củ để làm nhân.
Ăn miếng bánh chưng đen bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được hương vị thật đặc biệt, vị thơm của nếp, vị ngọt, béo của thịt lợn vùng cao, vị ngậy bùi của nhân đỗ xanh, vị là lạ của cây rừng.
Măng sặt Yên Bái là sản vật rừng quý giá, và ăn cũng ngon hơn hẳn so với măng tươi vùng khác. Cây măng sặt thường thon nhỏ, kích thước bằng chuôi liềm, măng trắng nõn, mềm vàng. Vào đúng mùa, măng non rất dễ bóc, vị ngọt, không hề có vị he đắng.
Măng sặt Yên Bái có thể dùng để nấu sườn, luộc, xào với cà chua đều rất ngon.
Bánh chuối đặc sản Lục Yên: Bánh được chế biến chủ yếu từ chuối và bột gạo mới. Để làm được một chiếc bánh chuối thơm ngon, giữ được hương vị nguyên vẹn của chuối sắc đẹp mất rất nhiều công sức.
Quả chuối chín, được đem bóc vỏ, rồi được sấy khô. Khi làm bánh, chuối sấy khô được đem ngâm nước ấm cho mềm rồi đem đi xay thành bột, bột gạo cũng phải xay bột nước cùng với bột chuối trộn đều làm vỏ bánh. Nhân bánh là đỗ, lạc và đường. Bánh được gói bằng lá chuối khi ăn dẻo thơm rất đặc biệt. Ảnh: Internet.
Theo Thảo Nguyên/Kiến thức
Món ngon mê hoặc lòng người ở Yên Bái Mỗi vùng đất đều có một nét độc đáo riêng để người ta nhớ đến và Yên Bái cũng không ngoại lệ. Nhắc đến Yên Bái không chỉ là nhắc đến Mù Cang Chải, hồ Thác Bà, ... mà người ta còn nhắc đến các món ngon nơi đây như thịt khô gác bếp, mận tam hoa,... và cả những món ăn kì...