Món ngon hồ Trị An níu chân du khách
Cá kìm, tép đồng, cá lăng… đều là những đặc sản của hồ Trị An được chế biến thành những món ăn ngon miệng, hấp dẫn dành cho du khách khi đến đây.
1. Tép đồng um
Ở lòng hồ Trị An, tép đồng có rất nhiều, khi đánh bắt về, người dân thường chế biến thành nhiều món ăn ngon như rang khế, nấu canh, xào rau… nhưng ngon béo và để lại ấn tượng cho du khách nhiều nhất là món tép đồng um. Tép đồng khi bắt về được cho vào rổ tre, đậy lại và xóc mạnh để tép rụng bớt râu rồi rửa sạch.
Đặt chảo lên bếp, phi thơm dầu ăn, cho tép vào xào chín nêm gia vị cho món ăn vừa miệng, nếu muốn ăn béo, bạn có thể cho vào ít bơ hoặc phô mai, khi đó tép sẽ mềm và có hương thơm rất hấp dẫn. Món này ngon nhất là cuốn bánh tráng với các loại rau hoặc ăn kèm với bánh tráng nướng.
Ngoài tép đồng um, món cá cơm chiên bột cũng là một đặc sản mà bạn đừng nên bỏ qua khi đến đây. Món ăn này có cách chế biến khá đơn giản nhưng lại cho cảm giác giòn giòn, beo béo lại đậm đà khi ăn khiến thực khách thích thú.
Video đang HOT
Để chế biến món này phải chọn loại cá cơm còn tươi sống mới được đánh bắt từ dưới hồ lên. Cá rửa sạch, để ráo nước, tẩm với bột rồi chiên giòn vàng. Khi chiên nhớ đảo đều tay để món ăn được chín vàng giòn và không bị cháy. Món này bạn có thể ăn với cơm trắng hoặc cuốn bánh tráng cùng các loại rau đều rất tuyệt.
Nếu đến hồ Trị An mà chưa thưởng thức món ăn này là một thiếu sót rất đáng tiếc cho chuyến đi của bạn. Chỉ với hai nguyên liệu là khô cá kìm và xoài xanh nhưng ai đã thưởng thức một lần thì khó có thể quyên được cái vị chua chua giòn giòn đặc trưng của món ăn.
Để làm món ăn này, mất thời gian nhất chính là phần làm khô cá kìm. Những con cá kìm còn sống được cắt đầu đem về cắt đầu, đuôi, nặn bỏ ruột, xẻ làm đôi rồi rửa sạch để ráo. Sau đó cá được ướp với một ít muối, ớt đem phơi khô. Khô cá kìm nướng chín, trộn với xoài xanh bằm nhuyễn cùng ít nước mắm ớt tỏi. Chỉ chừng đó thôi là đủ để bạn có được một món ăn lạ và ngon miệng.
4. Lẩu cá lăng rau bìm bịp
Ngoài tép um rau rừng, cá cơm chiên bột, khô cá kìm bóp gỏi xoài thì lẩu chua cá lăng rau bìm bịp là một đặc sản nổi tiếng của địa phương mà người dân muốn giới thiệu với du khách. Theo kinh nghiệm của người dân ở đây, cá lăng nấu lẩu phải là loại cá còn sống vừa được đánh bắt lên.
Cá lăng sau khi làm sạch được thái thành, chần sơ qua nước sôi để thịt cá được săn lại. Phi thơm một ít dầu với hành băm và tỏi, tiếp đến cho cà chua, măng tươi và cá vào đảo sơ, nêm ít gia vị rồi để nhỏ lửa cho cá được thấm. Tiếp đến cho nước hầm xương đã đun sôi vào nồi lẩu rồi tiếp tục đun sôi. Ăn kèm với món lẩu chua thơm ngon này không thể thiếu rau bìm bịp, một loại rau dại có nhiều trong các cánh rừng ở đây. Ngoài rau rừng, lẩu cá lăng dùng kèm với bún hay ăn như một món canh chua thông thường cũng rất ngon miệng.
Huấn Phan
Theo VNE
Giải nhiệt ngày hè với lẩu chua cá lăng rau bìm bịp
Thịt cá lăng béo ngọt, măng rừng chua chua, rau bìm bịp thanh mát... đã kết hợp tạo nên món lẩu rau rừng ngon miệng của khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai.
Nằm cách Sài Gòn khoảng 80 km, khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai với hệ động thực vật rừng tự nhiên, các hồ nước lớn và các di tích văn hóa, lịch sử là điểm đến đầy sứ hấp dẫn đối với du khách. Đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, thăm quan địa đạo Suối Linh, di tích Trung ương cục Miền Nam, khám phá hơn 40 loại lá và rau rừng có thể ăn được hay đi thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp của lòng hồ Trị An và đánh bắt cá...
Cá lăng là đặc sản của khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai. Cá thường được chế biến thành nhiều món như nướng, kho, nấu canh chua hoặc nấu lẩu.
Không chỉ có vậy, sau khi đã mệt nhoài với các hoạt động dã ngoại, du khách sẽ được thưởng thức các món đặc sản của vùng đất này như tép um rau rừng, cá cơm chiên bột, khô cá kìm bóp gỏi xoài, cá lăng nướng và đặc biệt là lẩu chua cá lăng rau bìm bịp. Đây là một đặc sản nổi tiếng của địa phương mà người dân muốn giới thiệu với du khách.
Ở Việt Nam, cá lăng sinh sống chủ yếu ở các vùng sông suối, thác ghềnh... nhiều nhất là vùng núi Tây Bắc, khu vực Tây Nguyên, sông Đồng Nai... Nhờ sinh sống trong môi trường tự nhiên nên thịt cá săn chắc, ăn có vị ngọt và không có mùi tanh nên rất được ưa thích. Theo kinh nghiệm của người dân ở đây, cá lăng nấu lẩu phải là loại cá còn sống vừa được đánh bắt lên.
Cá nấu lẩu thường được thái thành từng khúc, chần sơ qua nước sôi trước khi um chung với các nguyên liệu khác.
Cá lăng sau khi làm sạch được để nguyên con hoặc thái thành lát tùy theo sở thích của từng người. Cá được chần sơ qua nước sôi để thịt cá được săn lại. Phi thơm một ít dầu với hành băm và tỏi, tiếp đến cho cà chua, măng tươi và cá vào đảo sơ, nêm ít gia vị rồi để nhỏ lửa cho cá được thấm. Tiếp đến cho nước hầm xương đã đun sôi vào nồi lẩu rồi tiếp tục đun sôi.
Ăn kèm với món lẩu chua thơm ngon này không thể thiếu rau bìm bịp, một loại rau dại có nhiều trong các cánh rừng ở đây. Theo dân gian, rau bìm bịp là một loại thuốc có tác dụng chữa trị bệnh gút, giảm đau, hạ sốt, chống viêm, điều kinh. Người dân thường dung lá thân tươi giã nhuyễn chữa sưng đau, cầm máu, bong gân, gẫy xương kín...
Lẩu chua cá lăng ăn kèm rau bìm bịp là một đặc sản của vùng núi rừng thượng nguồn sông Đồng Nai.
Theo kinh nghiệm của người dân vùng này, rau bìm bịp ăn lẩu muốn ngon phải chọn những ngọn còn non, vì cọng rau vừa xanh, vừa giòn giòn lại có vị thanh mát ngon miệng. Rau sau khi hái về được rửa sạch, để ráo nước. Khi ăn chỉ cần nhúng sơ rau vào nồi nước lẩu đang sôi rồi thưởng thức. Chỉ chừng đó thôi là đủ để bạn được thưởng thức một món ăn ngon đầy hấp dẫn của núi rừng ở đây.
Ngoài rau rừng, lẩu cá lăng dùng kèm với bún hay ăn như một món canh chua thông thường cũng rất ngon miệng. Nếu có dịp đến khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai trong những ngày nắng nóng, bạn đừng quên thưởng thức món lẩu chua cá lăng rau rừng vừa ngon miệng hấp dẫn vừa có tác dụng giải nhiệt rất tốt cho bạn.
Theo Ẩm thực bốn mùa
[Chế biến] - Tép đồng rang sả, lá chanh Hương thơm thoang thoảng của sả, của lá chanh quyện vào nhau tạo nên sự hấp dẫn cho món ăn dân dã này. Nguyên liệu: - 150 g tép đồng, 5 cây sả, 1 nắm lá chanh. - Muối, đường, nước mắm, hành lá và hạt nêm. Cách chế biến: - Tép đồng mua về cho vào rổ xóc sạch với nước. Xả...