Món nem ăn với lá sung nức tiếng Hà Nội
Nem Phùng có xuất xứ từ Đan Phượng, là một trong những món nem thính được người dân Hà Nội yêu thích nhất.
“ Nem Phùng ăn với lá sung/ Để người tứ xứ nhớ nhung một thời”, đó là câu ca dao nói về độ gây “thương nhớ” của món nem với những du khách từng ăn thử. Không được bán phổ biến như các đặc sản nem thính khác, món nem Phùng dân dã vẫn len lỏi trong cuộc sống của người dân Hà thành, trên những mâm cỗ, bàn nhậu… Sở dĩ món ăn có tên là nem Phùng là do có xuất xứ từ thị trấn Phùng, nay thuộc huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Món nem Phùng ăn kèm với lá sung. Phần nem được bện chặt trong lá chuối nên còn gọi là “quả nem”. Ảnh: Facebook Chân gà Đăng Khoa HN
Bản chất nem Phùng là món ăn dân dã nên mọi nguyên liệu chế biến đều đơn giản, mộc mạc, song cách chế biến tỉ mỉ mới là chìa khoá thành công của đặc sản này.
Nguyên liệu làm nem gồm thịt và bì lợn, gạo nếp và tẻ, đậu tương, lá sung. Thịt được chọn làm nem phải là thịt mềm, có cả nạc và mỡ. Gạo được chọn làm thính cũng phải là loại tẻ ngon và một ít nếp cái hoa vàng. Thịt lợn được xắt thành từng thỏi rồi đem hấp cách thuỷ, lọc bì, mỡ và nạc riêng, sau đó thái chỉ. Thịt đun chín tái, sau đó dùng thính để chín ngấu. Thính được làm theo tỷ lệ bảy phần gạo tẻ, một phần gạo nếp và hai phần đậu tương, khi rang phải đều tay và đều lửa thì mới khô và có màu nâu sáng hấp dẫn. Gạo rang xong được đem vào cối xay nghiền cho mịn tơi, đến khi toả hương thơm lừng là đạt yêu cầu cho một mẻ thính.
Sau đó, người làm nem trộn thính với bì và thịt lợn đã lọc riêng và xắt nhỏ rồi đùm lại bằng lá sung, sau đó mới gói lá chuối ở ngoài rồi buộc lạt lại thành “quả nem”. Vì vậy, khi bóc ra nem thường bện chặt với nhau, khi ăn tách dần ra để tơi.
Video đang HOT
Điều làm nên tên tuổi của món nem Phùng là sự kết hợp với lá sung. Hương vị của nem trở nên hoàn chỉnh hơn nếu cuốn cùng loại lá này, ăn thơm, chan chát và giòn tan. Lá sung cũng được lựa chọn cầu kỳ không kém. Lá quá nhỏ thì sẽ không đủ để bọc nem, lá già thì dai. Người làm nem thường chọn những lá sung to bằng nửa bàn tay, nếu có thêm những đốm sùi thì ăn càng bùi.
Khi bóc ra, “quả nem” sẽ từ từ tách rời. Ảnh: Trung Nghĩa
Nem Phùng được ví như một bông hoa đang hé nở vì khi bóc, lá chuối sẽ từ từ mở ra rồi đến lá sung, nhuỵ hoa là phần nem màu vàng đang bện chặt với nhau. Hương vị của nem là một sự kết hợp độc đáo giữa vị bùi của thịt, vị thơm của thính và vị chát của lá sung. Nem thường được chấm với tương vàng hoặc tương ớt.
Hiện nay, nem Phùng đã trở nên phổ biến hơn và không còn quá kiếm như trước, thậm chí được bán ở nhiều tỉnh thành, tại các quán nhậu như một món ăn vặt, khai vị. Thực khách muốn thưởng thức có thể đến Đan Phượng, nếu ở trong nội thành Hà Nội thì ghé qua cửa hàng nem ở Hàng Bún hoặc một số siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Hà Nội: Quán bún ốc nguội gia truyền 3 đời, bà chủ U70 gẩy ốc điệu nghệ như múa
Bún ốc nguội từ lâu đã gắn bó với cuộc sống của người dân Hà Thành, thay vì những bát bún đầy ụ, nóng hổi, bún ốc nguội là món ăn được ưa chuộng hơn hẳn mỗi khi mùa hè đến.
Nhắc đến bún ốc, thường người ta hay nghĩ đến món bún nóng với những con ốc béo giòn và thứ nước dùng chua dịu thơm mùi dấm bỗng. Nhưng bún ốc Hà Nội đâu chỉ có bún ốc nóng, nhiều người dân Hà Thành khẳng định bún ốc nguội mới thực là mỹ vị.
Thức quà có phần cổ xưa ấy giản dị trong hình thức nhưng lại ẩn chứa kỹ nghệ nấu nướng tinh tế.
Đến nay chỉ còn lác đác vài hàng trên phố Nhà Chung, Lương Ngọc Quyến, Bùi Thị Xuân, Phù Đổng Thiên Vương... còn bán. Trong đó, đặc biệt hơn cả có lẽ là quán bún ốc nguội gia truyền 3 đời trên phố Phù Đổng Thiên Vương.
Bà Trần Thị Hòa (67 tuổi) tiếp nối nghề truyền thống của mẹ đến nay đã được 40 năm: "Mẹ tôi người làng Pháp Vân, cả làng tôi ngày xưa đi bán bún ốc nguội. Mẹ tôi đi bán bún ốc từ năm 14 tuổi, còn tôi cũng đi phụ mẹ khi lên 17 tuổi. Khi mẹ già yếu, tôi tiếp quản nghề đến nay đã được hơn 40 năm".
Ẩm thực Hà Nội vốn tinh tế, độc đáo. Vũ Bằng trong "Món ngon Hà Nội" đã viết về bún ốc như thế này: "Đó là một thứ quà, có thể bảo là đã đạt được tới cái đích nghệ thuật ăn ngon của người Hà Nội".
Không phải phở, cũng chẳng phải cốm, món ăn ông nhắc đến ở đây là... bún ốc. Mà lại là bún ốc nguội mới đúng phong vị Hà Thành.
Bà Hòa cho biết: "Muốn có món bún ốc nguội ngon thì con ốc phải thơm, béo và giòn. Người Hà Nội xưa không chỉ ngâm ốc bằng nước vo gạo để ốc nhả hết chất tanh, mà còn ngâm bằng bỗng rượu.
Tiếp theo là cách luộc. Chỉ đổ nước xâm xấp mặt ốc, rắc thêm chút muối, đun to lửa, sôi bồng lên thì mở vung, hạ ngay lửa rồi tăng lửa cho bồng lên. Cứ như vậy đến lần thứ ba thì đổ ốc ra luôn là ốc đã đủ chín, con ốc sẽ giòn".
Bún ốc nguội ăn theo kiểu bún chấm, có một đĩa bún và bát nước có ốc riêng.
Bà Hòa cho biết thêm, đặc biệt vào những ngày đầu năm mới, người Hà Thành thường rủ nhau đi ăn bún ốc nguội, một phần vì Tết đã ăn nhiều bánh chưng giò thịt nên đầu năm đi ăn bún ốc cho thanh mát, giải ngấy. Nhưng quan trọng hơn là người dân tâm niệm, ăn bún ốc đầu năm mới sẽ may mắn.
Mỗi ngày bà Hòa bán được khoảng 40 - 50kg ốc, khi dịch Covid-19 bùng phát số lượng người mua về đông, chỉ lác đác khách ngồi ăn tại quán. Một suất bún ở đây có giá từ 40k - 50k với thịt ốc to, giòn sần sật.
"Tôi rất biết ơn mẹ mình đã để lại cho mình nghề này và tự hào khi mình là một trong số ít người còn lưu giữ nét ẩm thực xưa cũ của người Hà Thành. Hiện tôi truyền lại nghề cho con gái", Bà Hòa nói.
Bún ốc nguội xuất hiện ở Hà Nội từ rất lâu. Đến nay, tuy không thịnh hành như trước và có phần "lép vế" hơn so với bún riêu, bún chả nhưng món ăn vẫn có chỗ đứng trong lòng những người sành ăn.
Hè đến rồi, hãy khám phá ngay những quán nộm ngon nổi tiếng Hà Nội Nộm bò khô luôn là món ăn được mọi người yêu thích khi hè đến. Chỉ đơn giản là đu đủ xanh, thịt bào khô hoặc hoa chuối thái lát mỏng, trộn cùng thứ nước trộn chua ngọt và thêm lạc rang đập dập nhưng mỗi quán lại có một công thức và tạo ra các vị khác nhau Dưới đây là danh...