Món mực sốt tương ngon đậm đà đưa cơm
Món mực sốt tương ngon đậm đà với phần mực được bao quanh một lớp nước sốt sánh sệt, thêm chút xanh của hành lá, rau mùi cùng màu đỏ của ớt tươi khiến món ăn không chỉ ngon miệng mà còn vô cùng bắt mắt.
Món mực sốt tương ngon đậm đà đưa cơm
Nguyên liệu làm mực sốt tương ngon đậm đà đưa cơm:
Mực ống nhỏ: 500 g.
Hành lá: 2 cọng.
Rau mùi: 2 – 3 cọng
Ớt tươi: 2 – 3 quả.
Tỏi: 3 – 5 tép.
Tương đậu nành, dầu hào, muối, dầu ăn.
Cách làm món mực sốt tương ngon đậm đà đưa cơm:
Bước 1:
Mực mua về rửa sạch, rút bỏ mai, túi mực và ruột, lột bỏ lớp màng mỏng bên ngoài.Dùng dao cắt bỏ mắt và răng mực, sau đó đem mực bóp với chút muối cho trắng sạch rồi rửa xả lại với nước, vớt mực ra rổ để ráo.
Đun sôi một nồi nước cùng vài lát gừng rồi đổ mực và luộc sơ khoảng 2 – 3 phút thì nhanh chóng vớt mực ra để ráo.
Mực ống làm sạch rồi chần qua nước sôi
Bước 2:
Hành lá rửa sạch, bỏ rễ, rửa sạch, phần đầu hành trắng băm nhỏ, phần lá thái khúc khoảng 1 – 1.5 cm.Rau mùi chỉ nhặt lấy phần ngọn và lá, rửa sạch, để ráo;Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.Ớt bỏ cuống, rửa sạch, bỏ bớt hạt, thái lát.
Bước 3:
Đặt 1 chiếc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, đun nóng rồi trút đầu hành trắng tỏi băm vào phi thơm.Cho khoảng 2 – 3 muỗng canh tương đậu nành vào chảo, đảo đều, đun với lửa vừa.
Video đang HOT
Phi thơm hành tỏi rồi cho tương đậu nành vào đảo đều
Đun đến khi thấy nước tương trong chảo sôi lăn tăn thì đổ tất cả mực vào chảo.Cho thêm 1/2 thìa cà phê muối, đảo thật đều trong khoảng 1 phút cho mực ngấm gia vị và nước sốt tương.
Nước tương sôi thì cho mực vào đảo đều
Bước 4:
Tiếp tục thêm chút dầu hào vừa ăn vào chảo, đảo đều rồi đổ 1 chén ăn cơm nước lọc vào chảo.Vặn lửa to đến khi thấy nước sôi thì giảm lửa nhỏ và rim mực đến khi nước trong chảo cạn dần, sánh sệt bám dính xung quanh và ngấm đều vào từng con mực.
Nêm nếm lại lần cuối cho hợp khẩu vị rồi tắt bếp.Trút mực cùng nước sốt ra đĩa, rắc hành lá thái nhỏ rau mùi lên trên để trang trí cho đẹp mắt.
Thêm nước lọc vào chảo mực nêm nếm lại cho vừa ăn
Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!
Món chân gà hầm xì dầu ngon
Trong serie những món chân gà hầm thì có thể kể đến như hầm ngải cứu, hầm đậu phộng, hầm đỗ đen, đậu đỏ... thì có lẽ hấp xì dầu ít người biết đến.
Cách làm chân gà hầm xì dầu như nào cho ngon và chuẩn vị là câu hỏi của nhiều bà nội trợ. Với những cách làm khác nhau sẽ cho ra những hương vị khác nhau. Tuy nhiên, đâu mới là hương vị chuẩn nhất của món chân gà hầm xì dầu? Hãy theo dõi các bước thực hiện món chân gà hầm xì dầu theo cách dưới đây!
Cách làm chân gà hầm xì dầu
Đến đây mới nhớ là trên này mình cũng đã có hướng dẫn mọi người món chân gà hấp tàu xì cũng khá tương tự với xì dầu luôn. Muốn có cách làm chân gà hầm xì dầu ngon, đúng chuẩn vị. Các bạn hãy thực hiện theo những hướng dẫn sau.
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món chân gà hầm xì dầu rất đơn giản và dễ tìm. Để có thể làm ra món chân gà om xì dầu chuẩn hương vị, hãy chuẩn bị sẵn sàng những nguyên liệu.
Chân gà: khoảng 500 gr chân gà
Xì dầu: 3 thìa canh.
Tương đậu nành: 3 thìa canh.
Dầu ăn: 3 thìa canh.
Đường phèn: 10 gram
Gừng: 1 củ.
Hạt nêm: 2 thìa cà phê.L
ưu ý chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu cho món chân gà hầm xì dầu rất dễ tìm và quan trọng là cũng rẻ nữa. Tuy nhiên, các bà nội trợ hãy lưu ý tìm đúng địa chỉ uy tín để mua các loại nguyên liệu này.
Ví dụ như chân gà thì nên lựa chọn loại chân gà tươi ngon, mới làm. Không nên mua loại chân gà đã qua đông lạnh thời gian dài, thịt chân gà sẽ nhẽo và không có độ đàn hồi cao. Nấu bằng loại chân gà này vừa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa không đem lại hương vị thơm ngon cho món ăn.
Đối với xì dầu, nếu người thân của mình không thích ăn cay, các bạn có thể lựa chọn loại xì dầu bình thường. Còn nếu cả gia đình đều có thể sử dụng đồ cay thì có thể dùng loại xì dầu tỏi ớt để món ăn thêm phần đậm vị.
Các bước làm chân gà hầm xì dầu
Bước 1: Làm sạch chân gà
Chân gà mua ở bên ngoài về sẽ còn nguyên da, tật và móng chân. Các bạn cần phải bóc bỏ toàn bộ phần này để làm sạch chân gà.
Sau đó, dùng muối trắng sát kỹ vào phần chân gà đã sạch vỏ nhằm làm sạch và loại bỏ mùi hôi đặc trưng của thịt gà. Sát muối khoảng 2 đến 3 lần cho sạch sẽ.
Tiếp đến, chặt chân gà thành miếng vừa ăn. Riêng đối với món chân gà hầm xì dầu, các bạn không nên để cả chân như những món chân gà khác. Hãy chặt chân gà thành 2 hoặc 3 khúc.
Bước 2: Sơ chế chân gà
Đem phần chân gà đã rửa sạch để vào nồi vừa. Bỏ thêm một chút rượu và một vài lát gừng tươi để khử mùi hôi.
Luộc sôi khoảng 5 phút là chân gà đã chín vừa. Không nên đun quá lâu, tránh tình trạng chân gà chín quá bị nhũn hoặc bị rút thịt. Sau đó tắt bếp, vớt chân gà ra rổ để cho ráo nước.
Nếu thời gian chế biến eo hẹp, các bạn có thể đem chân gà ra để trước quạt cho nhanh ráo nước.
Bước 3: Đun đường tạo màu
Cho một chút dầu ăn vào chảo, đun nóng già. Cho thêm đường và đảo đều cho đường tan chảy hoàn toàn.
Đến khi đường có màu vàng nhạt cánh gián thì cho một chút đậu tương vào và khuấy đều.
Bước 4: Hầm chân gà
Cho chân gà đã ráo nước vào chảo đường và đậu tương vừa đun. Đảo đều cho phần nước màu thấm đều vào chân gà, giúp chân gà có màu vàng nhạt của đường và đậu tương.
Sau đó, cho khoảng 1 đến 2 bát con nước lọc vào nồi hầm. Mực nước phải phủ kín phần chân gà.
Đun sôi nồi chân gà hầm bằng ngọn lửa liu riu. Khi nước sôi, cho thêm xì dầu, bột nêm vào cho vừa ăn rồi đun tiếp trong khoảng 5 phút nữa.
Khi phần nước trong chảo hầm sền sệt thì dừng lại, tránh đun quá lâu, khiến đường bị cháy, chân gà bị mất vị, không ngon.
Bước 5: Hoàn thiện
Trình bày món chân gà hầm xì dầu ra đĩa vũm. Rưới thêm nước hầm lên cho món ăn thêm thơm ngon và bóng bẩy.
Trang trí thêm một vài nhánh rau thơm bên trên cho đẹp mắt. Có thể ăn kèm với bún hoặc cơm nóng đều rất hấp dẫn.
Công dụng chân gà hầm xì dầu
Chân gà hầm xì dầu là món ngon đưa cơm trong những ngày mưa gió, thời tiết se lạnh mà nhiều gia đình ưa chuộng. Không chỉ vậy, món chân gà hầm xì dầu còn có nhiều công dụng hữu ích mà các bà nội trợ nên biết trước khi chế biến món này cho cả gia đình cùng thưởng thức.
Theo y học cổ truyền, chân gà có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tính bình, vị ngọt, hơi ấm và không độc là bí quyết để chân gà chữa nhiều bệnh liên quan đến gân và xương, sinh lý cũng như suy nhược cơ thể. Do đó, nếu trong gia đình mình có các cụ già tuổi cao, hay người bị bệnh chân tay run và cơ thể hư nhược thì nên thường xuyên bổ sung món này vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên nếu các cụ đã quá cao tuổi thì không nên lựa chọn món này vì chân gà đôi khi khô quá sẽ khiến các cụ khó nhai nuốt và tiêu hóa.
Chúc các bạn thành công!
Cách xào thân lá khoai lang cực thơm ngon Khoai lang từ lâu đã được sử dụng như một loại thực phẩm phổ biến trong mọi gia đình. Củ thì có thể luộc, chiên hay làm bánh. Lá cũng được các bà các mẹ tân dụng xào cùng tỏi hấp dẫn vô cùng. Tuy nhiên, căn bếp "Tối Nay Ăn Gì" sẽ hướng dẫn các bạn một món ăn vô cùng độc...