Mòn mỏi chờ tái định cư ở vùng Dự án Công viên văn hóa Tràng An
Hơn 14 năm qua, 80 hộ dân thôn Ích Duệ, xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình nằm trong vùng quy hoạch Dự án Công viên văn hóa Tràng An vẫn chưa được bố trí tái định cư khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
Người dân xã Ninh Nhất mong mỏi dự án sớm được thực hiện để ổn định cuộc sống.
Dự án Công viên văn hóa Tràng An xây dựng dở dang.
Bà Nguyễn Thị Hải, thôn Ích Duệ chia sẻ, nhận được thông báo của chính quyền địa phương từ trước những năm 2010 về việc trên 400 m2 đất của gia đình nằm trong diện giải tỏa để thực hiện Dự án Công viên văn hóa Tràng An, gia đình đã nghiêm túc chấp hành. Tuy nhiên, từ đó đến nay, chính quyền chỉ đến kiểm kê, đo đạc diện tích, kiến trúc nhà cửa, cây cối hoa màu chứ chưa được đền bù và có hướng di dời cho người dân sang nơi ở mới. Ngôi nhà cấp 4 xây từ nhiều năm nay giờ đã xuống cấp trầm trọng. Mỗi khi trời mưa, ba mẹ con bà Hải lại phải lấy xô, chậu ra hứng nước và phủ bạt trên đỉnh màn để tránh nước mưa dột xuống.
“Năm 2017, chồng tôi không may bị bệnh hiểm nghèo cần số tiền lớn để chữa trị. Lúc này, gia đình chỉ còn có căn nhà là đáng giá nhất. Tôi mang sổ đỏ đi để cầm cố lấy tiền chữa bệnh cho chồng nhưng đất nằm trong vùng quy hoạch nên không ngân hàng nào chấp thuận cho vay. Cũng do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, lại không được vay tiền chữa trị, chồng tôi đã mất vào năm 2018. Giờ đây, hai con trai đã lớn nhưng gia đình không thể tách thửa, xây mới để các con lập gia đình có cuộc sống riêng. Tôi chỉ mong muốn các cấp chính quyền sớm có phương án đền bù, tái định cư để người dân ổn định cuộc sống”, bà Nguyễn Thị Hải cho biết.
Video đang HOT
Gia đình chị Đoàn Thị Mơ, thôn Ích Duệ đang sống trong căn nhà cấp 4. Căn bếp do xây dựng lâu năm đã gần sập mà không được phá đi xây mới nên gia đình chị phải nhiều lần chằng chống bằng cột. Mỗi lần nấu bếp, chị Mơ rất lo lắng bởi căn bếp có thể sập bất cứ lúc nào đặc biệt là những ngày mưa bão. Gia đình chị và người dân trong thôn đã kiến nghị nhiều lần nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Người dân thôn Ích Duệ gặp nhiều khó khăn do nhà cửa xuống cấp nhưng không được xây mới do nằm trong vùng quy hoạch.
Ông Lê Trọng Thệ, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Nhất cho hay Dự án Công viên văn hóa Tràng An triển khai từ năm 2008 đến nay đã hơn chục năm. Năm 2019, người dân đã được công bố dự thảo phương án bồi thường nhưng thời điểm này giá đền bù cho đất vườn ao cùng thửa đất với nhà ở theo người dân quá thấp nên đã kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xem xét lại. Người dân kiến nghị nhiều lần lên UBND tỉnh và UBND thành phố Ninh Bình về việc sớm triển khai dự án, đền bù và tái định cư để người dân ổn định cuộc sống.
Theo UBND thành phố Ninh Bình, Dự án Công viên văn hóa Tràng An do Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND thành phố Ninh Bình đã kê khai, kiểm đếm theo quy trình, ban hành các kế hoạch thông báo thu hồi đất, tổ chức kê khai, kiểm đếm, dự thảo phương án và công khai lấy ý kiến. Tuy nhiên, đến nay chưa thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đối với các hộ do chưa bố trí được kinh phí.
Người dân thôn Ích Duệ gặp nhiều khó khăn do nhà cửa xuống cấp nhưng không được xây mới do nằm trong vùng quy hoach.
Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Ninh Bình cho biết, đối với kiến nghị của người dân thôn Ích Duệ về giá đất vườn ao cùng thửa với đất nhà ở quá thấp, UBND thành phố đã kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để có chính sách đền bù hợp lý. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố đã tính toán phương án đền bù cho người dân thôn Ích Duệ và gửi hồ sơ để Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh xem xét.
Còn việc công trình, nhà cửa của các hộ dân bị xuống cấp, hư hỏng, UBND thành phố Ninh Bình đã có văn bản giao UBND xã Ninh Nhất và các phòng chuyên môn, trong trường hợp người dân đề nghị cải tạo, sửa chữa, sẽ khảo sát, thống nhất phương án sửa chữa hợp lý đảm bảo an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí. Thành phố cũng giao cho UBND xã, phường trong vùng dự án vào mùa mưa bão thực hiện kiểm tra, đánh giá hiện trạng nhà của các hộ dân thuộc vùng dự án. Trường hợp không đảm bảo an toàn phải có phương án xử lý kịp thời đảm bảo tính mạng, tài sản. UBND thành phố mong muốn dự án sớm triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng, di chuyển các hộ đến nơi ở mới để bà con ổn định cuộc sống.
Khai thác đất đá làm mất an toàn lưới điện
Ngày 3/6, Chủ tịch UBND huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên Huỳnh Văn Khoa cho biết, huyện đã chỉ đạo lực lượng chức năng làm rõ và xử lý hành vi khai thác đất đá sai quy định làm đứt dây tiếp đất và uy hiếp vị trí cột C107 - C108 của đường dây 110kV mạch kép Tuy Hòa 220 - Sông Cầu 2.
Tình trạng khai thác đất trái quy định đến sát chân móng uy hiếp an toàn đến vị trí cột C107 - C108 của đường dây 110kV mạch kép Tuy Hòa 220 - Sông Cầu 2. Ảnh: TTXVN phát
Cụ thể, thời gian gần đây tại vị trí cột C108 qua khu vực khu phố Chí Đức, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An người dân đã khai thác đất làm ló cọc và đứt dây tiếp địa, nguy cơ mất an toàn lưới điện và gây ra nguy hiểm đến tính mạng con người đang ở khu vực thi công phía dưới đường dây cao áp đang mang điện vận hành.
Vị trí cột điện C108 nằm trên triền núi, việc khai thác đất đá gần trụ điện rất dễ gây ra sạt lỡ đất làm nghiêng, trôi móng cột điện nhất là vào mùa mưa bão và gây ra sự cố nghiêm trọng cho lưới điện 110Kv.
Ngoài ra, tại vị trí cột C109 qua khu phố Long Bình, thị trấn Chí Thạnh của đường dây 110kV, người dân đã san gạt đất gây ảnh hưởng đến móng cột, cách móng cột 1m và chiều cao mái taluy từ mặt đất tự nhiên đến mặt đất sau khi san gạt là 2m. Việc khai thác đất đá áp sát cột 109 gây nguy cơ sạt lở, mất điện bị kéo dài, đặc biệt là vào mùa mưa bão sắp đến.
Theo đại diện Đội Quản lý vận hành Lưới điện cao thế Phú Yên, hoạt động khai thác đất đá ở các khu vực trên là hoàn toàn tự phát, chưa có sự đồng ý của chính quyền địa phương; không thông báo và xin phép với cơ quan quản lý lưới điện.
Đại diện Đội Quản lý vận hành Lưới điện cao thế Phú Yên cho rằng, cần xử lý nghiêm hành vi vi phạm nói trên. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền không để người dân tự ý khai thác đất đá cũng như xây dựng công trình, nhà ở trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An.
Theo ông Nguyễn Khoa Trình, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Phú Yên, đơn vị đã đề nghị Công an tỉnh Phú Yên có biện pháp hỗ trợ, ngăn chặn, xử lý hành vi đào san gạt đất trái phép nêu trên và có biện pháp yêu cầu các cá nhân vi phạm phối hợp với các cơ quan chức năng khắc phục hậu quả.
Hà Nội: Đất nhiều gia đình ở khi thu hồi sẽ đền bù mỗi hộ một suất tái định cư Trường hợp hộ gia đình có nhiều thế hệ hoặc có nhiều hộ gia đình chung quyền sử dụng một thửa đất ở thu hồi, thì mỗi hộ gia đình được giao một suất tái định cư. Ảnh minh họa. Quy định trên có trong Quyết định số 20/2022/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 26 quy định ban hành kèm theo...