Mòn mỏi chờ ‘đậu thai’ sau 2 năm kết hôn
Chị Nguyễn Hồng Hải (28 tuổi, ở Hải Dương) lấy chồng đã hơn 2 năm nhưng chờ đợi mỏi mòn vẫn chưa “khai hoa nở nhụy”. Nhiều người trong gia đình chồng bóng gió là chị bị “điếc”, hàng xóm thì nói ra nói vào khiến chị vô cùng buồn phiền…
“Mình nghĩ chưa có con là do mình, vì ai cũng bảo thế. Hơn nữa, sinh lý của chồng mình rất tốt cho nên chẳng có lý do gì để nghĩ là do chồng cả. Nhưng khi đi khám thì bác sĩ nói mình hoàn toàn có khả năng sinh sản bình thường và yêu cầu chồng mình đi khám. Ban đầu anh ấy không tin bản thân có bệnh, chỉ đi khám cho vui, không ngờ anh ấy bị vô tinh. Lúc này mình mới thoát được điều tiếng là bị “điếc” và gia đình chồng cũng không dám chê bai gì nữa”, chị Hải tâm sự.
Ảnh minh hoạ
Dù hết lo lắng mình vô sinh từ ngày chồng đi khám nhưng sau lần đó, chị Hải vẫn chưa thể hết buồn. Cụ thể là từ khi phát hiện mình vô tinh, phải điều trị, chồng chị ngày càng lảng tránh chuyện chăn gối. Anh hay trăn trở, thở dài, buồn phiền. Mỗi lần “giao ban” đều qua loa, lấy lệ và “xuất binh” nhanh chóng. “Con cái mãi chưa có, giờ quan hệ vợ chồng cũng như đi vào ngõ cụt, mình rất buồn và bị stress”, chị Hải chia sẻ.
Bác sĩ Đinh Hữu Việt, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, mặc dù vô tinh không làm giảm khả năng đàn ông, nhưng trong một số trường hợp sẽ gây hoang mang cho nam giới, ảnh hưởng về mặt tâm lý dẫn đến sinh lý cũng bị tác động xấu. Vì thế, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân để tích cực điều trị, không nên hoang mang.
Theo bác sĩ Việt, vô tinh là trường hợp không có tinh trùng trong tinh dịch. Khi nam giới gặp tình trạng này thường rất hoang mang, do đó việc chẩn đoán nam giới không có tinh trùng thì phải khám rất kỹ và tỉ mỉ, trong đó có xét nghiệm cơ bản là làm tinh dịch đồ.
Video đang HOT
Xét nghiệm tinh dịch đồ cần phải làm tối thiểu 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 tháng, kiêng quan hệ tình dục 3-5 ngày. Sau 2-3 lần như vậy thì kết luận không có tinh trùng mới thực sự chính xác. Thực tế, kết quả tinh dịch đồ của nam giới cũng thay đổi nhiều qua từng lần xét nghiệm, có những trường hợp bệnh nhân rất ít tinh trùng trong lần xét nghiệm đầu nhưng lần làm sau thì lại có khá nhiều tinh binh.
Cùng xét nghiệm tinh dịch đồ, bác sĩ có thể chỉ định làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu hơn để tìm nguyên nhân không có tinh trùng chính xác, từ đó đánh giá khả năng thành công trong điều trị vô sinh cho bệnh nhân như: Xét nghiệm hormore sinh dục, siêu âm hệ thống sinh dục, xét nghiệm đột biến gene, đột biến nhiễm thể…
Vô tinh vẫn có cơ hội làm cha
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nam giới vô tinh nhưng thường chia làm 2 nhóm chính: Nhóm thứ nhất là không có tinh trùng do đường dẫn tinh bị tắc, tinh hoàn vẫn sản xuất ra tinh trùng bình thường nhưng bị tắc trên đường dẫn nên không đưa ra ngoài được; tinh hoàn vẫn sản xuất ra tinh trùng bình thường nhưng đường dẫn ra bị khuyết tật, không có đường dẫn. Nhóm thứ hai là vô tinh không do tắc, đường dẫn vẫn hoạt động bình thường, nhưng nguyên nhân chính là tinh hoàn làm việc không tốt, không sản xuất ra được tinh trùng.
Nguyên nhân khiến nam giới vô tinh có thể do mắc quai bị nhưng không điều trị kịp thời có thể bị biến chứng viêm tinh hoàn, teo tinh hoàn hay dân gian gọi là chạy hậu. Khi tinh hoàn bị teo lại thì thường không sản xuất ra tinh trùng. Trường hợp này là vô tinh không do đường dẫn mà do tinh hoàn.
Theo các chuyên gia y tế, những người vô tinh không hẳn mất cơ hội làm cha. Trường hợp vô tinh do đường dẫn, tinh trùng vẫn bình thường, nếu bị tắc, có thể phẫu thuật để thông đoạn tắc thì vẫn dễ có con tự nhiên. Với những nam giới không có đường dẫn tinh binh thì có thể hút tinh trùng ra và làm thụ tinh nhân tạo hay ống nghiệm để có cơ hội có con. Trường hợp vô tinh do tinh hoàn thì hiện nay có thể dùng phương pháp mổ vi phẫu, tìm tinh trùng trong tinh hoàn để thụ tinh. Ngoài ra, nếu không có tinh trùng, bác sĩ có thể điều trị vô sinh bằng cách nuôi cấy tinh tử còn gọi là tế bào tinh thành tinh trùng, rồi thụ tinh ống nghiệm cho bệnh nhân.
Cũng theo bác sĩ Đinh Hữu Việt, khi nam giới vô tinh không nên quá lo lắng mà cần đến bệnh viện có chuyên khoa hiếm muộn để được thăm khám và tư vấn. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị hợp lý, nhằm giúp mày râu có thể có con.
Phạm Phương Anh
Theo phunuvietnam.vn
Đừng để nghiện, sẽ không phải cai
Nhu cầu muốn "được yên" khi con vòi vĩnh điều gì đó khiến tôi thường xuyên vứt cho con chiếc điện thoại.
Tôi có đứa con đang độ tuổi lên mười. Như bất kỳ bà mẹ nào, tôi cũng có lúc mệt mỏi vì công việc, vì chuyện cơm nước, nhà cửa. Nhu cầu muốn "được yên" khi con vòi vĩnh điều gì đó khiến tôi thường xuyên vứt cho con chiếc điện thoại.
Rồi khi con mê đến nghiện, xao lãng học hành, tính tình bẳn gắt... tôi mới giật mình mà thay đổi.
Trước tiên, tôi cố gắng để bản thân không bị stress trong công việc, vì khi quá căng thẳng ngoài đường thì về nhà càng muốn được "yên thân". Dù có bất đồng với đồng nghiệp hay bị sếp đối xử bất công, tôi cũng nhủ lòng rằng "người nào hay phàn nàn ta, người đó là thầy ta". Tôi để mọi việc lại công ty để về nhà với tâm trạng nhẹ nhàng.
Khi giải quyết được bài toán tâm lý ấy, mọi việc ở nhà nhẹ nhõm đi. Ví dụ chồng đi làm về trễ, không giúp tôi việc nhà và trông con, thì tôi sẽ không suy luận "vì sao anh ấy lại thế, hết yêu vợ rồi chăng" mà hỏi thẳng anh ấy đang bận việc gì. "Công việc đó có quan trọng không? Có cần em giúp không? Không à, chỉ là đi nhậu xả stress thôi à. Em cũng stress vì việc nhà, việc công ty, con cái đây. Cho em nhậu chung với anh nhé". Bảo đảm ba mươi phút sau chồng sẽ về hoặc sẽ đồng ý "em và con ra quán với anh".
Vậy là không còn việc để bực mình rồi. Khi tâm lý thoải mái, ta không còn muốn "ở một mình" và sẽ có tâm trạng vui vẻ chơi cùng con. Thật ra, đứa trẻ nào cũng thích chơi với cha mẹ hơn là điện thoại, nhưng vì chúng ta cứ đóng cho mình cái dấu "bận quá" và vứt cho con chiếc điện thoại. Rồi khi con nghiện điện thoại, tính tình bẳn gắt hoặc có dấu hiệu trầm cảm thì mẹ lại quáng quàng chạy chữa hoặc than trách rằng mình vô phước.
Mỗi tối sau khi hết việc nhà, tôi cũng không ôm điện thoại một mình mà sẽ cùng con... xem bộ phim cổ trang nào đó. May mắn, con tôi cũng thích nghi được với sở thích của mẹ và còn biết bình phẩm ý nghĩa, chi tiết của bộ phim.
Với phim trẻ em, con tôi vẫn thích Doraemon, Chuyện của Đốm, Ấu trùng tinh nghịch... Tôi đồng ý cho xem nhưng quy định thời gian và sau đó hỏi về ý nghĩa của tập phim. Gợi ý về phim hay cho trẻ em như các câu chuyện cổ tích, tìm hiểu thiên nhiên, đời sống động vật... cũng là cách tôi cho con sử dụng điện thoại hợp lý.
Và điều quan trọng là tôi không bao giờ ôm điện thoại khi ăn uống. Lúc chồng dạy con học, tôi cũng tìm việc gì đó để làm như vệ sinh nhà cửa, ủi quần áo, dọn tủ bếp... Tôi đã buông điện thoại để dành thời gian cho con như thế.
Trang Đào
Theo phunuonline.com.vn
Dẫu anh ta bội bạc, cô vẫn không thể quên 30 tuổi, được nhiều người giới thiệu, mai mối nhưng cô vẫn lẻ bóng một mình. Bởi người đàn ông nào cô gặp cũng bị cô so sánh với "người cũ". Người cũ của cô, người đã để lại trong lòng cô sự tổn thương quá lớn khi không một lời chia tay, bỏ cô đi lấy vợ. Cô ngơ ngác khi bị...