Món mì chưa được đặt tên ở Trung Quốc
Những lát mì khổ rộng, to như cái thắt lưng được làm bằng tay, trở thành đặc sản của vùng tây bắc Trung Quốc, thu hút du khách quốc tế ghé thăm nghe câu chuyện về mì.
Món mì biang biang là món ăn đặc trưng, nổi tiếng của Trung Quốc khiến nhiều du khách trong và ngoài nước ghé đến mong một lần được nếm thử. Tuy nhiên, tên gọi của món ăn này vẫn chưa chính thức được công nhận. Ký tự biang là từ tượng thanh, có nghĩa là bắt chước âm thanh của bột đập xuống mặt bàn, mô tả quá trình làm nên sợi mì. Ảnh: Alamy.
Âm thanh tiếng đập nhịp nhàng vang vọng qua nhiều con phố, dãy nhà hàng ở vùng tây bắc Trung Quốc. Theo phản xạ, phóng viên của BBC quay đầu về hướng phát ra tiếng động và thấy hình ảnh một đầu bếp đang đứng “múa mì” ngay trước cửa hàng. Ảnh: Paul Martin.
Các đầu bếp sẽ vung một sợi dây bột khổng lồ trên hai tay, dang rộng và khéo léo đập liên tục xuống mặt bàn. Mỗi chuyển động của đầu bếp đều đi kèm những tiếng đập vang dội. Họ tiếp tục đập khối bột và nhào nặn, kéo dài đến khi biến dạng. Ảnh: Taste.
Các đầu bếp có kỹ năng kéo mì sẽ bắt đầu từ phần giữa của sợi bột, sau đó tách phần bột xuống tạo thành vòng tròn trước khi ném vào nồi nước sôi đang chờ sẵn. Hình ảnh người dân tò mò đến xem biểu diễn kéo mì thường gặp trên đường phố thành phố Tây An, Trung Quốc. Họ chờ đợi để lắng nghe những tiếng đập đặc trưng của mì biang biang. Ảnh: Alamy.
Cửa hàng mì nằm ở Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Đây là một trong những thành phố lâu đời nhất đất nước nổi tiếng với nghề kéo mì. Cũng chính âm thanh làm ra loại mì này đã tạo nên cái tên gây tò mò cho mọi du khách, mì biang biang (bương bương, theo phiên âm Hán Việt). Ký tự “biang” cũng là một trong những chữ Hán tự khó viết nhất. Ảnh: Xinhua.
Không chỉ ở Trung Quốc, mì biang biang hiếm có đã có mặt tại một số cửa hàng ăn ở Mỹ và Anh. Trong ảnh là quán ăn đồ Trung Quốc nổi tiếng ở thành phố London, Anh. Mọi thực khách đều ngạc nhiên trước món mì kì lạ, sợi mì to gấp 10 lần sợi spagetti thường thấy. Ảnh: Tastecooking.
Video đang HOT
Bát mì biang biang điển hình có thể khiến mọi thực khách no bụng chỉ với một sợi mì khổng lồ. Sợi mì dai và chắc được dùng kèm dầu ớt cay hoặc nước dùng thịt được tẩm ướp đậm đà, trứng luộc lòng đào. Ảnh: Londoneater.
Ngoài các loại rau thơm ăn kèm, bạn sẽ thưởng thức mì biang biang với thịt bò hầm hoặc thịt cừu được ướp kỹ gia vị đặc trưng của Trung Quốc. Nguồn gốc chính xác của chữ biang vẫn còn nhiều sự phức tạp và tranh cãi khi truyền miệng, lưu truyền trong truyền thuyết của Trung Quốc. Ảnh: Getty.
Công thức cơm gà Hải Nam kèm nước sốt đúng chuẩn
Cơm gà Hải Nam là một món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc và phổ biến ở Hải Nam, Malaysia, Singapore và cả Thái Lan. Thịt gà mềm, thơm mùi gừng với phần da gà giòn giòn ngon tuyệt ăn cùng cơm và nước sốt chua cay mặn ngọt hài hòa làm nên sự hấp dẫn cho món cơm gà Hải Nam nổi tiếng.
NGUYÊN LIỆU LÀM MÓN CƠM GÀ HẢI NAM
(Cho 4 người)
- Phần gà: Gà ngon nặng khoảng 1,5kg; 1 thìa canh muối; 4 - 5 lát gừng; 2 cây hành lá; Đá lạnh.
- Phần cơm: Mỡ gà; 4 tép tỏi (băm nhỏ); 2 miệng bát con gạo; 2 thìa cà phê muối.
- Nước chấm gừng tỏi: 1 củ gừng nhỏ, 1 tép tỏi, 3 thìa canh dầu, 1 nhúm muối.
- Nước tương ngọt: 3 cục đường phèn to, 5 thìa canh nước, 5 thìa canh tương đen.
- Tương ớt: 6 quả ớt cay; 1 miếng gừng; 3 tép tỏi; Nửa thìa cà phê dầu mè; 1 thìa cà phê muối; Nửa thìa cà phê đường; 1 quả chanh; 1 thìa cà phê giấm trắng (hoặc giấm gạo).
Các bước làm món cơm gà hải Nam:
Bước 1: Gà làm sạch, sát muối rồi rửa sạch với nước. Đun sôi một nồi nước đầy với gừng và hành. Tiếp theo, bạn cẩn thận cho gà vào trong nồi, ngửa phần ức lên trên. Điều chỉnh mực nước sao cho phần ức gà nhô lên khỏi mặt nước.
Khi nước sôi, nhấc gà ra khỏi nồi để đổ thêm nước nguội rồi lại một lần nữa cho gà vào nồi. Đậy nắp rồi đun sôi thêm một lần nữa. Tiếp theo, bạn tắt lửa, để nguyên gà trong nồi, đậy vung và đặt trên bếp 45 - 50 phút. Sau thời gian đó, bạn dùng tăm hoặc một vật nhọn đâm vào vùng thịt đùi dày nhất, nếu thấy đâm dễ dàng và nước ứa ra không có màu đỏ tức là gà đã chín.
Bước 2: Trong khi chờ gà chín, bạn chuẩn bị một nồi nước đá lớn. Cẩn thận nhấc gà ra khỏi nồi luộc (đổ hết nước trong khoang bụng) và đặt trong nồi nước đá. Tiếp theo, bạn đậy vung nồi rồi chờ 15 phút. Công đoạn này giúp da gà giòn hơn, không bị xỉn màu và thịt gà không bị khô, vẫn giữ được vị ngọt.
Bước 3 - Nấu cơm: Đun nóng chảo trên lửa vừa, cho mỡ gà vào đảo đều trong khoảng 1 phút. Tiếp theo, bạn cho tỏi băm vào phi thơm, không phi quá cháy.
Bước 4: Cho gạo đã vo vào chảo, đảo liên tục trong khoảng 2 phút.
Bước 5: Tắt lửa, cho gạo vào nồi cơm điện nấu với nước luộc gà và 2 thìa cà phê muối. Trong khi chờ cơm chín, bạn bắt tay vào làm 3 loại nước sốt ăn kèm cơm gà Hải Nam:
Nước chấm gừng tỏi : Nghiền nhuyễn gừng, tỏi trong máy xay sinh tố. Đun sôi 3 thìa canh dầu thực vật trong chảo, rồi cho gừng tỏi vào xào đến khi có mùi thơm nhẹ thì múc ra bát, cho thêm muối. Lưu ý: Không xào gừng tỏi quá kỹ vì chúng sẽ bị mất vị cay đặc trưng.
Nước tương ngọt : Đun 5 thìa canh nước và 3 cục đường phèn trên lửa vừa, khuấy liên tục cho đến khi đường phèn tan hết thì đổ 5 thìa canh nước tương đen vào đảo đều. Múc nước chấm ra bát.
Tương ớt: Nghiền nhuyễn ớt, gừng, tỏi trong máy xay sinh tố. Cho ớt, gừng, tỏi đã xay nhuyễn vào bát, đổ dầu mè, muối, đường, nước cốt chanh và dấm vào khuấy đều tay. Bạn có thể cho thêm một vài thìa canh nước dùng gà nếu thích.
Bước 6: Múc nước luộc gà vào bát nhỏ, thêm ít muối vừa miệng rồi rắc thêm chút hành lá. Chặt gà rồi bày ra đĩa cùng với cơm, dưa chuột thái lát.
Thoạt nhìn tưởng chừng là một món luộc đơn giản nhưng thật ra món cơm gà Hải Nam chứa đựng trong đó những nét tinh túy. Thịt gà phải được luộc vừa tới, không quá chín cũng không được còn sống quá. Từng thớ thịt gà đều mềm mại và thơm mùi gừng. Hạt cơm tơi xốp, đậm đà mùi gừng, tỏi cũng như ngọt vị gà.
Phở ốc 'siêu nặng mùi' ở Trung Quốc Được ví như "sầu riêng của các loại phở", món phở ốc luosifen có mùi hôi nhưng lại được nhiều người yêu thích. Luosifen là món phở ốc, có nguồn gốc từ thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây. Món ăn có mùi nồng, được tạo bởi nước dùng cay nóng và sự kết hợp của các nguyên liệu địa phương như măng,...