Món lẩu ngon cho ngày lạnh
Trong cái lạnh của những ngày cuối năm, được quây quần bên nồi lẩu bốc khói cùng gia đình, người thân hay bạn bè thì không còn gì hạnh phúc bằng.
Nguyên liệu chế biến món ăn gồm có bao tử, tiêu xanh, rau mồng tơi… Tiêu xanh rửa sạch để ráo; bao tử lộn trái, cạo sạch, rửa sạch với chanh, muối hoặc giấm và để ráo nước. Luộc chín bao tử với ít muối và cơm nguội để khi chín có độ giòn, không dai.
Vớt ra, ngâm vào nước lạnh cho nguội và thái lát vừa ăn. Cho lên đĩa, ướp chung với các gia vị muối, tiêu, hạt nêm, hành khô băm nhỏ trong khoảng 15 phút cho thấm. Đặt nồi lên bếp, phi thơm tỏi, cho bao tử đã ướp vào xào nhanh với tiêu xanh, cho nước (ninh từ xương heo) vào hầm. Trong quá trình hầm nhớ vớt bọt thường xuyên để nước lẩu được trong, nêm lại gia vị vừa ăn.
Lẩu được ăn kèm với rau mồng tơi, cải soong, bún tươi hoặc mì cùng chén mắm ớt cay cay. Trong cái lạnh của những ngày cuối năm, món lẩu với hương vị cay nồng của tiêu xanh sẽ làm bạn cảm thấy ấm bụng khi thưởng thức.
2. Lẩu ốc
Lẩu ốc cũng như các loại lẩu khác, gồm có nước lẩu và các nguyên liệu ăn kèm. Có rất nhiều loại ốc được dùng để ăn kèm trong món lẩu như ốc bươu, ốc mỡ, chem chép, sò điệp, sò huyết, càng ghẹ… và mọc. Các loại sò ốc được ngâm với nước vo gạo để nhả hết bùn đất, sau đó rửa sạch và để lên đĩa. Mọc được làm từ thịt ốc bươu bằm nhỏ, trộn đều với giò sống và nấm mèo thái nhuyễn, vo thành từng viên vừa ăn.
Video đang HOT
Thành phần quan trọng làm nên hương vị cho món ăn là nước lẩu. Nước lẩu ốc có vị chua và hơi cay, nghe đơn giản nhưng gia vị được nêm một cách khéo léo, vừa ăn, không quá chua hay quá cay. Đĩa rau sống ăn kèm, với nhiều loại đặc trưng như rau nhút, cọng bông súng, rau muống, bắp chuối, nấm…
Khi nồi nước lẩu sôi, cho các loại sò, ốc vào. Khi ốc vừa chín tới thì vớt ra, không nên để lâu làm mất hết vị ngọt của thịt ốc. Gắp một ít bún cho vào chén, chan nước lẩu vào, thưởng thức với các loại rau và thịt ốc. Món ăn sẽ thêm đậm đà với chén muối tiêu chanh bên cạnh.
3. Lẩu chua cá bống mú
Lẩu chua cá bống mú được chế biến rất đơn giản và không mất nhiều thời gian. Cá bống mú tươi (nếu cá không còn tươi thì thịt sẽ bở và không có vị ngọt), làm sạch, bỏ ruột, lóc bỏ phần xương, thái thành từng khúc bằng hai ngón tay.
Rau ăn kèm với lẩu rất đơn giản và quen thuộc như: cà chua, dứa, bạc hà (dọc mùng), giá sống, bắp chuối, rau muống, đậu bắp… Rửa sạch các nguyên liệu và thái thành từng phần vừa ăn. Điều quyết định món lẩu chua cá bống mú có ngon hay không là nước lẩu, chính cái vị chua cay nhẹ làm nên sự hấp dẫn cho món ăn này.
Nấu sôi nước lẩu trên bếp, cho vào một ít me hoặc giấm bỗng để nước có vị chua nhẹ, nêm lại gia vị vừa ăn. Cho cà chua, bạc hà, đậu bắp, ớt tươi thái lát, ngò gai và ngò ôm vào để nồi nước lẩu đẹp mắt và thơm ngon. Chờ nồi nước lẩu sôi, cho cá cùng các loại rau vào. Không nên để cá quá chín sẽ làm mất hết vị ngọt đặc trưng của cá, không ngon. Món lẩu cá bống mú sẽ thêm đậm đà, đầy vị khi ăn kèm với đĩa nước mắm ớt tươi bên cạnh.
Thành phần chính của món ăn là cua đồng. Cua phải còn sống, được rửa sạch, tách vỏ cua, lấy gạch trong cua để riêng, phần còn lại cho vào cối giã nát, sau đó lọc lại, cho ít muối, hạt nêm, tiêu. Cho hỗn hợp cua vào nồi, đặt lên bếp để lửa vừa rồi chờ đến khi sôi, vớt hết váng cua nổi trên mặt nước..
Gạo được rang vàng trước khi nấu và nồi cháo thật loãng. Khi cháo chín đến cho vào nồi lẩu cua đồng có nấm rơm, hẹ, hành tím, tiêu, ngò, hành lá và nêm mắm muối cho vừa ăn. Gạch cua cũng xào riêng cho dậy thơm và cho vào lẩu.
Rau ăn kèm là các loại quen thuộc như: rau má, rau ngót, rau mồng tơi và mướp hương… gừng xắt sợi và chén nước chấm thơm ngon. Chính cái hương vị đặc sắc, mùi thơm ngon ngọt của cua, cùng với những loại rau dân dã làm nên món ẩu ngon miệng và ấm lòng trong cái lạnh của mùa đông.
Khánh Hòa
Theo VNE
Xì xụp lẩu mùa đông
Trời Hà Nội càng xầm xì, càng lạnh, các hàng lẩu càng hân hoan và thực khách cũng phấn chấn lạ thường.
Lựa chọn cuối cùng cho mỗi bữa tụ tập tại các quán xá thường kết thúc bằng món lẩu. Tuy nhiên từ khoảng nửa tháng nay, do trời lạnh, lựa chọn này đã mau chóng trở thành món chính. Thậm chí có nhóm chỉ đi quán để ăn lẩu và chấm hết.
"Mùa này, khách ăn cơm canh giảm hẳn, thay vào đó là lẩu. Một món thường được gọi là cá chép om dưa cũng giảm. Lẩu bán nhiều hơn hẳn", một phục vụ quán bia trên phố Ngọc Hà, Hà Nội nói.
Món lẩu bò rất thông dụng - Ảnh: Ngọc Thắng
So với cách đây gần hai chục năm, khi lẩu bắt đầu xuất hiện đại trà tại Hà Nội, thì giờ chúng đã phong phú hơn trước rất nhiều. Từ chỗ chỉ có thịt bò, tim, cật nhúng tái với nước xương ninh, giờ vị nước dùng biến hóa từ mặn sang chua, và cả mặn ngọt nữa.
"Nhân" lẩu cũng có thêm cá, tôm, cua, ốc, ếch, bê, dê, chó... Nhờ thế, lẩu càng rõ tính chất "thập cẩm" hơn. Nói cách khác, các nhà hàng kết hợp đủ thứ thức ăn trên nền một món nước dùng. Món nước dùng này thậm chí có thể sền sệt - như ở lẩu cháo. "Ăn lẩu thích nhất là được đổi món, đổi vị liên tục. Cũng tiện khi đi đông người vì càng đông càng rẻ", chị Ngọc Minh, nhân viên văn phòng nói.
Lẩu Hà Nội nhiều lựa chọn thật. Lẩu ốc béo giòn đường Trường Chinh. Lẩu gà ghi danh phố Trần Nhân Tông với hương thơm dịu dịu của dấm bỗng, lại được pha chế thêm rượu nếp của nhà tự nấu. Muốn ăn lẩu ếch ngon mời đến phố Trúc Bạch, nhà Ngân béo. Ếch thịt tươi, nhúng vào nước dùng chua tự dưng săn lại, thu hết vị ngọt vào trong. Phố Phó Đức Chính nức tiếng lẩu riêu cua giá ngon - bổ - rẻ bất ngờ. Lẩu cháo sườn Quán Sứ. Lẩu rau củ quả Trần Hưng Đạo. Đến cả món lẩu phương Nam là lẩu mắm, trên phố Văn Cao cũng có luôn.
Đông khách nên nhân viên chạy bàn mướt mồ hôi. Một số nơi phục vụ không chu đáo như mùa nóng - mùa lẩu chậm, mỗi nhóm khách xác định phải chờ thêm 15-20 phút so với thời gian bình thường. Thậm chí, có những nơi còn "ép" khách.
Theo các bác sĩ, trời mùa đông, ăn lẩu giúp giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, người ăn lẩu cần chú ý 2 điều. Thứ nhất, nước lẩu có hàm lượng đạm cao nên khi ăn cần chú ý uống thêm nhiều nước. Thứ hai, việc tăng ớt (qua sa tế) có thể khiến da bị khô. Nếu cần ấm thêm, nên sử dụng thêm gừng vào nước lẩu, tất nhiên phải thích hợp với vị nước dùng.
Theo ihay
3 món lẩu ngon đậm chất miền Tây Lẩu cá linh hoa điên điển, lẩu mắm, lẩu cháo cua đồng là 3 món lẩu ngon, mang đặc trưng của ẩm thực Tây Nam bộ. Nhắc đến miền Tây nhiều người sẽ nghĩ đến những món ăn dân dã, nhưng vẫn rất thơm ngon và đậm đà. Trong số đó, lẩu được xem là bản hòa tấu của rau, đủ sắc xanh...