Món gỏi nổi tiếng của người An Giang lọt top 100 món ăn đặc sản Việt Nam 2020-2021
Về An Giang du khách không chỉ được tham quan những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp như núi Sam, bảy núi, miếu Bà Chúa Xứ,…mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản ở nơi đây. Khi thưởng thức những món đặc sản của An Giang thì thể bỏ qua món gỏi sầu đâu khô cá lóc – một món ăn độc đáo, hấp dẫn.
Sầu đâu là loại cây hoang dã, mọc nhiều nhất ở vùng Châu Đốc – An Giang, Hà Tiên – Kiên Giang… Nếu có dịp ghé chợ Tri Tôn (Châu Đốc – An Giang) hoặc Hà Tiên – Kiên Giang, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều bó lá và hoa sầu đâu được bán khắp chợ.
Lá và hoa sầu đâu (Ảnh nguồn Internet)
Cây sầu đâu có hoa màu trắng, lá có vị đắng. Hằng năm, vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 Âm lịch là thời điểm cây sầu đâu bắt đầu thay lá, ra hoa, thường được người dân mua về để trộn chung với các nguyên liệu khác như khô cá lóc, thịt ba chỉ, tôm luộc, dưa leo, xoài sống, các loại rau thơm… tạo nên món gỏi sầu đâu đặc trưng nổi tiếng chỉ có ở những vùng đất này và đặc biệt đã trở thành đặc sản của An Giang.
Gỏi sầu đâu khô cá sặc (Ảnh nguồn Internet)
Món gỏi sầu đâu được biết đến là món ăn của người Campuchia, dùng như một món rau trong bữa cơm hằng ngày. Món ăn này du nhập vào Việt Nam thông qua những gia đình người Khmer sinh sống ven biên giới Việt Nam như ở các tỉnh như An Giang, Kiên Giang…
Gỏi sầu đâu khô cá lóc – Đặc sản An Giang (Ảnh nguồn Internet)
Người sành ăn món này cho rằng sầu đâu ngon nhất là hoa và lá non. Vì vậy để chế biến món ăn này, nguyên liệu chính là lá non và hoa sầu đâu. Do loại lá có vị rất đắng nên người dân đã biết cách tiết chế vị đắng bằng cách sau khi lặt những lá non, rửa sạch, rồi cho lá vào nồi chần qua nước sôi để giảm vị đắng (khi chần nên cho ít muối vào để giữ màu xanh của lá). Tuy nhiên, nếu muốn giữ trọn vẹn vị đắng của sầu đâu thì không cần trụng qua nước sôi, mà chỉ ướp nước đá cho lá sầu đâu được tươi giòn.
Những nguyên liệu kèm theo để cho ra một đĩa gỏi sầu đâu ngon lạ (Ảnh nguồn Internet)
Ngoài lá và hoa sầu đâu, còn có các nguyên liệu kèm theo để cho ra một đĩa gỏi sầu đâu ngon lạ như khô cá lóc nướng xé nhỏ, thịt ba chỉ luộc chín cắt miếng và dưa leo rửa sạch bào mỏng, ớt thái mỏng để trang trí cho món thêm đẹp mắt. Sau khi nguyên liệu được chuẩn bị xong, trộn tất cả với nhau, rưới đều nước mắm ớt tỏi pha chua ngọt lên trên, rồi trộn lại thật đều một lần nữa cho gia vị thấm trước khi bày ra đĩa.
Những thành phần làm nên một chén mắm me chua ngọt chấm cùng gỏi sầu đâu (Ảnh nguồn Internet)
Một thành phần quan trọng làm nên vị ngon lạ cho món chính là nước mắm me chua ngọt để chấm cùng. Cho ít nước vào hỗn hợp tỏi ớt giã nhuyễn và đun đến khi vừa ấm thì cho mắm me vào dầm đến khi me tan đều, nêm thêm ít đường và nước mắm sao cho hài hòa các vị chua, cay, mặn, ngọt. Tiếp tục khuấy đều tay và đun sôi hỗn hợp cho đến khi nước chấm kẹo lại là ngon.
Gắp một miếng gỏi sầu đâu và tự từ cảm nhận hương vị (Ảnh nguồn Internet)
Món gỏi này có thể dùng kèm với cơm nóng rất ngon miệng. Gắp một miếng gỏi gồm khô cá lóc, thịt ba chỉ kẹp với dưa leo và đặc biệt là lá sầu đâu, rồi chấm với một ít nước mắm me chua ngọt, bạn sẽ cảm nhận được vị đắng thanh kết hợp vị chua của nước chấm. Người sành ăn món này cho rằng, khi ăn mới đầu có cảm giác đăng đắng ở lưỡi, nhưng khi nhai thật kỹ nuốt vào thì lại có cảm giác ngọt thanh trong cuống họng, càng ăn càng nghiện. Món ăn tuy dân dã, không cầu kỳ, nhưng lại mang đến cho người thưởng thức nhiều trải nghiệm thú vị.Thưởng thức gỏi sầu đâu, ta nên nhai chầm chậm để cảm nhận cái vị đắng dìu dịu của sầu đâu và vị mặn, ngọt, dai dai của cá. Cả hai thứ này càng làm cho khẩu vị thăng hoa nhờ mùi đặc trưng, lạ miệng, hoàn toàn không giống với bất cứ loại gỏi nào. Có người bảo rằng khách từ phương xa đến An Giang mà chưa nếm món bò xào lá giang, món gà hấp lá trúc và món gỏi sầu đâu, khi quay về sẽ tiếc đứt ruột.
Sầu đâu là một món ăn vị thuốc (Ảnh nguồn Internet)
Sầu đâu không những là đặc sản của An Giang mà còn là món ăn vị thuốc. Nhiều tài liệu về y dược cho biết trong vỏ, lá, quả và gỗ của cây sầu đâu đều có chất khổ vị tố (chất đắng) có tác dụng chữa giun rất tốt. Ngoài ra, cây sầu đâu từ lâu đã được người Ấn Độ dùng làm thuốc chống viêm, kháng khuẩn, chữa sốt rét…Riêng nước sầu đâu dùng uống để chữa viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, viêm khớp…Còn theo kinh nghiệm dân gian thì đọt sầu đâu có thể làm cho mát gan, chống giun và trị nhức mỏi.
4 món gỏi lạ ở miền Tây
Gỏi là món ăn quen thuộc ở miền Tây. Đến đây, bạn sẽ được thưởng thức nhiều món gỏi lạ từ tên gọi tới nguyên liệu, công thức chế biến.
Từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, người miền Tây đã sáng tạo nhiều món gỏi độc đáo như sầu đâu, ba khía, bồn bồn, củ hủ dừa. Gỏi thường dùng để ăn vặt, nhâm nhi trong bữa nhậu hay làm món chính cho mâm cơm gia đình.
Gỏi củ hủ dừa
Củ hủ dừa (hay đọt dừa) là phần lõi non nhất trên ngọn cây dừa, có vị ngọt, giòn. Ở nhiều nơi, thành phần này thường không được để ý đến. Tuy nhiên, ở miền Tây, người dân đã tận dụng để chế biến theo cách khác nhau như trộn gỏi, nấu canh, kho, hầm...
Trong đó, gỏi củ hủ dừa là món ăn được nhiều du khách yêu thích khi tới đây. Món ăn này không dễ tìm bởi để lấy được củ hủ dừa phải chặt cả cây to. Để làm món gỏi đúng chuẩn, ngoài củ hủ dừa, bạn cần có tôm luộc lột vỏ, thịt, cà rốt ngâm chua ngọt, rau răm...
Gỏi cổ hũ dừa thường kết hợp với món nướng, xào... Ảnh: Quynhu.joyn, brianna__dang.
Gỏi bồn bồn
Gỏi bồn bồn là một trong những món ăn dễ gây tò mò cho du khách ngay lần đầu biến đến. Tên gọi của đặc sản này bắt nguồn từ loài cỏ hoang, một trong những nguyên liệu chính trong chế biến gỏi. Cỏ bồn bồn mọc nhiều trong các ruộng, ao ở miền Tây sông nước.
Giống với nhiều loài cây dại khác, vị giòn, ngọt của bồn bồn đã được người miền Tây tận dụng để chế biến thành món gỏi có hương vị độc đáo. Thành phần chính trong đĩa gỏi là sợi bồn bồn, tôm, thịt ba chỉ, tai heo... Để món ăn thêm đậm đà, vừa miệng, các gia vị không thể thiếu trong nước trộn gỏi là chanh, đường, nước mắm...
Pha chế nước trộn gỏi là công đoạn quan trọng, quyết định hương vị ngon cho món ăn. Ảnh: Hien_chu_, Vietnamesegod.
Gỏi sầu đâu
Sầu đâu hay sầu đông, xoan là cây dại mọc nhiều ở các tỉnh miền Tây như An Giang, Kiên Giang. Dù có vị đắng chát, lá của loài cây này vẫn được dùng để chế biến món gỏi nức tiếng. Hương vị khác lạ của gỏi sầu đâu khiến nhiều thực khách ăn một lần nhớ mãi.
Sầu đâu dần mất đi vị đắng nhẵn sau khi trụng sơ qua nước sôi, đem trộn cùng cà chua, dưa chuột, xoài và nước me chua ngọt. Do đó, khi thưởng thức, bạn sẽ cảm thấy vị ngọt hậu ở cuống họng, bùi bùi lạ miệng. Món gỏi này còn được thêm thịt ba chỉ, khô cá lóc, khô cá sặc.
Gỏi sầu đâu thường được người miền Tây làm để tiếp đón khách quý. Ảnh: Babanbanh.
Gỏi ba khía
Ba khía là loài cua nhỏ, dùng làm nguyên liệu cho món mắm trứ danh ở miền Tây. Gỏi ba khía là món ăn quen thuộc với người dân miền Tây. Hương vị đậm đà, chua chua, cay cay của đặc sản này đã chiều lòng những thực khách khó tính.
Mắm ba khía, đu đủ xanh bào sợi, đậu đũa, cà chua, rau mùi, lạc rang, chanh, ớt... là những nguyên liệu không thể thiếu trong chế biến. Gỏi ba khía ngon nhất khi ăn kèm cơm trắng vào những ngày mưa lạnh.
Gỏi ba khía cũng có thể dùng làm món khai vị trong bữa tiệc nhỏ của gia đình. Ảnh: Benny_vuong, Mitsfoody.
Những món ngon ngày Tết không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Nam Mâm cơm tết của người miền Nam rất phong phú và ít chịu gò bó về các nghi thức cổ truyền. Cùng xem mâm cỗ Tết của người miền Nam có những món ăn đặc trưng nào nhé. Món ngon ngày Tết ở miền Nam: Bánh tét Những món ngon ngày Tết không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Nam Món...