Món “độc” có tác dụng sinh tinh
Ngoài cách sử dụng các phương thuốc từ đông dược hay châm cứu huyệt đạo, đông y còn có những món ăn thuốc với công hiệu vừa kích thích vừa cung cấp đủ các loại chất cần thiết cho việc sinh tinh. Sau đây là những món ăn ích tinh hiệu quả.
Thịt dê được dùng rất phổ biến. Ảnh: TRẦN THANH
Ba ba thuốc bắc: Ba ba 1 con (khoảng 1 kg), câu kỷ tử 30 g, hoài sơn 30 g, nữ trinh tử 15 g, thục địa hoàng 15 g, gia vị… Làm thịt ba ba, bỏ đầu, ruột. Các vị thuốc rửa sạch, cho vào túi vải buộc miệng lại, bỏ vào bụng ba ba. Đổ nước vừa ngập, hầm nhừ, lấy túi bã thuốc ra, nêm gia vị vừa ăn. Mỗi tuần ăn 1 lần, cần dùng 1 tháng liền.
Rùa hầm bong bóng cá: Thịt rùa 150 g, bong bóng cá 30 g, gia vị. Thịt rùa rửa sạch, cắt miếng nhỏ; bong bóng cá rửa sạch bằng muối, xắt nhỏ. Tất cả bỏ vào nồi, nước vừa đủ, đun sôi, hầm nhỏ lửa cho nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn. Tuần dùng 1 lần.
Video đang HOT
Củ mài thịt chó: Củ mài 50 g, thịt chó 100 g, gạo tẻ 50 g. Cho củ mài vào nồi nước nấu, bỏ bã lấy nước. Gạo vo sạch cho vào nước này nấu cháo cùng thịt chó xắt miếng. Ăn nóng mỗi buổi sáng – tối, dùng liền 5 – 7 ngày.
Súp dê: Đương quy 30 g, gừng 15 g, thịt dê 250 g, thêm một lượng nước thích hợp, gia vị, ăn vào mỗi buối sáng và tối. Món này rất bổ máu, thúc đẩy quá trình sản xuất tinh trùng.
Xúp nấm tuyết: Nấm tuyết 30 g, đường phèn 15 g, óc chó 5 – 10 hạt. Ngâm rồi rửa sạch nấm tuyết, cho vào xoong, thêm đường và nước nấu chín. Hạt óc chó nghiền nát, thả vào xúp nấm. Nên ăn vào buổi sáng, có tác dụng lưu thông máu ở bộ phận sinh dục nam giới, tăng cường sinh tinh và ngăn việc xuất tinh sớm.
Canh thịt dê thục địa: Thịt dê 90 g, câu kỷ tử 30 g, thục địa hoàng 30 g, dâm dương hoắc 50 g. Thịt dê rửa sạch, xắt miếng. Thục địa, câu kỷ tử, dâm dương hoắc rửa sạch, cho vào nồi cùng với thịt dê. Cho nước vừa đủ, đun nhỏ lửa trong 3 giờ, nêm vừa mắm, muối là ăn được. Ăn tùy thích, 1 tháng là 1 liệu trình.
Gà ác, đương quy: Gà ác 500 g (1 con), đương quy 30 g, hoàng kỳ 30 g. Gà làm sạch, bỏ nội tạng, chặt miếng nhỏ. Đương quy, hoàng kỳ rửa sạch. Cho tất cả vào nồi đất cùng một lượng nước vừa phải, sau khi đun lửa to cho sôi thì đun lửa nhỏ trong khoảng 2 giờ, nêm vừa mắm, muối là ăn được. Cách ngày dùng 1 lần, 1 tháng là 1 liệu trình.
Gan gà, câu kỷ tử: Cam thảo 5 g, câu kỷ tử 10 g, gan gà 100 g, trứng chim cút 4 quả, mộc nhĩ đen 5 g; muối, bột ngọt, hành, gừng, rượu vừa đủ. Rửa sạch gan gà, xắt miếng. Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở hết, rửa sạch, nhặt bỏ chân, vớt lên để ráo. Cho một ít nước vào nồi, bỏ gan gà, cam thảo, gừng, nước tương, rượu vào đun lửa to cho chín. Trứng chim cút luộc chín, ngâm vào nước lạnh cho nguội rồi bóc vỏ. Chế ít dầu vào chảo, chờ nóng lên rồi xào hành, gừng cho có mùi thơm. Thêm mộc nhĩ vào xào một lúc rồi bỏ trứng cút, gan gà đã chín, câu kỷ tử và nước nấu lúc trước vào đảo đều, nêm mếm, cho bột đao để hút bớt nước là ăn được. Cách ngày dùng 1 lần, 1 tháng là 1 liệu trình.
Canh thịt rùa, đại hoàng: Rùa 1 con, đại hoàng khô 20 g, sa nhân 3 g, ít hạt nêm. Rùa bỏ ruột, rửa sạch, xắt miếng. Cho thịt rùa, địa hoàng, sa nhân vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, đun lửa riu riu trong 2 – 3 giờ. Khi thịt rùa nhừ, nêm rồi ăn. Cách ngày dùng 1 lần, 1 tháng là 1 liệu trình.
Theo VNE
Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ thịt gà
Thịt gà là thực phẩm bổ dưỡng, dễ tiêu hóa hấp thu. Gà rất đa dạng về chủng loại như gà ri, gà ông Cảo, gà ác, gà chọi...
Tuy vậy, các giống gà bản địa vẫn là thực phẩm khoái khẩu và được dùng làm thuốc nhiều hơn, đặc biệt gà ri (gà ta) và gà ác.
Theo Đông y, thịt gà vị ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy. Thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu dắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường. Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc chữa bệnh từ thịt gà.
Gà hầm sâm quy.
Gà hầm sâm hồi xuyên tiêu: gà 1 con, nhân sâm 10g, tiểu hồi 10g, xuyên tiêu 6g. Gà làm sạch, cho các vị thuốc cùng với chút rượu, đường, dầu, mắm, gia vị vào bụng gà buộc lại, thêm nước, hầm cách thủy, ăn khi đói. Dùng cho các bệnh nhân đau bụng, đầy hơi, mệt mỏi.
Gà hầm thảo quả bột nghệ hồ tiêu vỏ quýt: gà trống 1 con, thảo quả 2 quả, bột nghệ 3g (hoặc nghệ tươi), hồ tiêu 6g, vỏ quýt 3g, thêm hành, giấm, nước mắm và lượng nước thích hợp, nấu nhừ, ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, đầy bụng không tiêu.
Gà kho riềng: gà trống 1 con, riềng, thảo quả mỗi thứ 6g, trần bì, hồ tiêu mỗi thứ 3g. Gà làm sạch chặt khúc, các dược liệu cho vào túi vải xô, thêm nước, hành, giấm, gia vị, đun nhỏ lửa cho chín nhừ, chia ăn nhiều lần. Dùng cho các trường hợp suy nhược, ăn kém, chậm tiêu, đau bụng.
Gà hầm rượu: gà 1 con làm sạch, cho rượu vào hầm chín. Dùng cho các trường hợp thận hư, ù tai, chóng mặt.
Gà hầm xích tiểu đậu: gà mái ri lông vàng (hoàng thư kê) 1 con, xích tiểu đậu 30g, thảo quả 3g. Gà làm sạch, tất cả cho vào nồi, thêm nước, muối, mắm, gừng tươi, hành sống; đun to lửa cho sôi, đun nhỏ lửa cho chín nhừ, chia ăn nhiều lần. Dùng cho các trường hợp thiểu dưỡng gây phù mặt và chân tay.
Gà thập cẩm: thịt gà trống (hoàng hùng kê) 150g, bột mì 210g, hành củ 15g, bột tiêu, gừng, các gia vị khác với liều lượng thích hợp. Thịt gà cùng với hành, tiêu, gừng và các gia vị khác được băm trộn sẵn để làm nhân. Bột mì thêm nước nhào trộn, cán thành bánh. Làm bánh có nhân là thịt gà cùng gia vị, luộc hay hấp chín, làm bữa ăn chính, cho ăn khi đói, ngày 1 lần trong 1 đợt 5 - 10 ngày. Dùng cho người cao tuổi tỳ vị hư nhược gầy còm, da khô nhẽo.
Gà hấp hoàng kỳ: gà mái giò 1 con, hoàng kỳ 60g. Gà làm sạch, cho vào nồi hấp cùng hoàng kỳ, thêm gừng, hành, muối, gia vị, hầm trong 3 giờ. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung.
Hoàng thư kê mễ phạn: gà mái (hoàng thư kê) 1 con, gạo trắng (mễ phạn) và bách hợp với một lượng thích hợp. Gà làm sạch, bỏ ruột, cho gạo và bách hợp vào bụng gà khâu lại, thêm nước, gia vị, nấu chín ăn. Dùng cho các trường hợp suy nhược gầy còm, huyết hư sau đẻ.
Gà hầm sâm quy: gà giò 1 con; nhân sâm, đương quy, muối ăn mỗi thứ đều 15g. Gà làm sạch, luộc chín, róc bỏ xương, cho nhân sâm, đương quy và muối ăn vào hầm chín nhừ. Ăn hết trong một vài lần. Dùng cho bệnh nhân nôn ói ra thức ăn, ăn vào nôn ra; viêm gan; phụ nữ sau nạo thai, sau đẻ.
Lưu ý: Người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hen suyễn, phong thấp dễ có phản ứng mẩn ngứa, nổi ban, khó thở khi ăn da gà, gan gà; khi làm các món gà kho, gà hầm, thêm gừng tươi đập giập hoặc thái mỏng làm gia vị và giải mẫn cảm theo kinh nghiệm dân gian.
Theo TS. Nguyễn Đức Quang (Sức khỏe & Đời sống)
Bí quyết giúp bạn ngừng rụng tóc trong 4 tuần Danh y Tuệ Tĩnh có câu "Nam dược trị nam nhân" có nghĩa là người Việt Nam thì nên dùng thuốc nam để trị bệnh. Sở dĩ nam dược được coi trọng, khuyến khích sử dụng như vậy là vì con người và môi trường sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hơn nữa, hầu hết các cây thuốc nam đều...