Môn đăng hộ đối ngày nay có còn giá trị?
Nếu chúng ta hiểu đúng nghĩa gốc của từ này thì ngày nay “ môn đăng hộ đối” vẫn còn có giá trị trong việc kiến tạo nên một cuộc hôn nhân thuận lợi và lâu bền.
Môn đăng hộ đối có nghĩa đen là cái khung cửa có cân đối thì 2 cánh cửa khép vào nhau mới kín kẽ. Nghĩa bóng ám chỉ một quan niệm hôn nhân thời phong kiến: Trai gái muốn đi đến hôn nhân phải xứng hợp nhau về hoàn cảnh xuất thân, về môi trường sinh sống thì mới thuận lợi bền lâu. Cũng giống như 1 khung cửa có 2 cánh, khung cửa mà lệch, thì 2 cánh sẽ không đóng khít vào nhau được.
Hiểu theo nghĩa bóng thì cái khung cửa chính là nền tảng, là cái phông văn hóa, tri thức, là nhân sinh quan, thế giới quan, giá trị quan, là truyền thống của một gia đình. Hai gia đình có cân xứng với nhau thì mối quan hệ của cặp đôi mới thuận lợi, bởi ai cũng biết “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”.
Khi hai người không có cùng một hệ quy chiếu các giá trị, chuẩn mực thì rất dễ dẫn đến tranh cãi, người này mong muốn người kia thay đổi cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của mình. Sự khác biệt làm họ thất vọng và đau khổ khiến hôn nhân chỉ còn là hình thức trói buộc.
Sự khác biệt về nền tảng của hai gia đình cũng dẫn đến thói quen khác biệt trong sinh hoạt hằng ngày của hai người dẫn đến những xung đột lặt vặt không đáng có.
Là công chức, đồng lương cố định, kinh tế không mấy khá giả nhưng bố mẹ Thu là người có nhận thức rất tốt, ăn nói hoạt bát lanh lợi, khôn khéo. Hai chị em Thu được chăm sóc tử tế, học hành đến nơi đến chốn.
Sau một thời gian yêu nhau, Thu đề nghị Pha sắp xếp đưa cô về thăm gia đình anh. Nhà anh rất nghèo, gian nhà tôn thấp lè tè giữa cánh đồng mía nắng chang chang. Ba má anh cùng trang lứa với bố mẹ Thu nhưng trông có vẻ khắc khổ hơn. Tuy mới gặp lần đầu nhưng Thu nhận thấy mẹ Pha không mấy cởi mở và thân thiện với cô. Thời gian sau đó Thu được Pha cho biết, má anh không thích cô vì cho rằng nhà cô không cùng đạo với nhà anh (nhà Pha đạo Tin Lành còn nhà Thu đạo Phật), bà chê Thu vừa lùn vừa bị cận, bà nói cả Thu và anh đều đeo kính cận, thành ra hai người tới tám con mắt (?) khiến nhà cửa luôn bị dòm ngó làm ăn không khá (?).
Pha chỉ thông báo với Thu như vậy rồi thôi, anh không bình luận gì cũng không đưa ra quan điểm hay giải pháp nào khả dĩ đối phó với các tình huống trên. Bị Thu thúc quá, anh trốn biệt luôn. Cô tới nhà tìm anh, mẹ anh không cho anh ra gặp. Bà nói thẳng, bà không chấp nhận con dâu gò má cao, quai hàm bạnh vì không muốn gia đình tán gia bại sản. Đến nước này, Thu không còn bình tĩnh được nữa, cô trả đũa: “Bà có gia sản gì mà lo tán gia bại sản. Con bà cũng “bốn mắt” mà bà chê tôi “bốn mắt”. Con bà như cây nấm mà bà chê tôi lùn. Bà vô lý vừa thôi chứ. Tôi không cần mẹ chồng như bà tôi cũng không cần loại chồng như con bà”. Nói xong hã tức Thu bỏ về.
Rõ ràng hai bên gia đình họ hoàn toàn không phù hợp với nhau về quan điểm sống và về cách nhìn nhận vấn đề. Trong khi bố mẹ Thu, xuất thân từ công chức, có nhận thức tốt, ăn nói hoạt bát lanh lợi, khôn khéo thì mẹ Pha với những nhận thức lệch lạc, nhuốm màu sắc mê tín dị đoan, trong xu thế hiện nay có thể kết luận là vô cùng lạc hậu.
Video đang HOT
“Tình yêu không cần môn đăng hộ đối, nhưng kết hôn thì cần…”
Vấn đề thứ hai thuộc về tính cách của hai người. Trong khi Thu là một cô gái năng động, cầu tiến thì Pha là một chàng trai thiếu bản lĩnh, thiếu quyết đoán nếu không muốn nói là nhu nhược. May mà họ chưa cưới nhau.
Sự khác biệt về nền tảng của hai gia đình cũng dẫn đến thói quen khác biệt trong sinh hoạt hằng ngày của hai người dẫn đến những xung đột lặt vặt không đáng có.
Chuyên gia tâm lý hôn nhân gia đình Lý Kiến Quân cho rằng: “Tình yêu không cần môn đăng hộ đối, nhưng kết hôn thì cần. Không môn đang hộ đối rất khó có hạnh phúc hôn nhân bởi vì các giá trị căn bản của con người thường được hình thành ở tuổi ấu thơ, trước 7 tuổi, sau này rất khó thay đổi. Nếu hoàn cảnh gia đình quá khác biệt thì sau khi kết hôn sẽ gặp rất nhiều khó khăn”.
Tuy nhiên, cuộc sống không có gì là tuyệt đối. Nếu cuộc hôn nhân của bạn rơi vào trường hợp không môn đăng hộ đối thì vợ chồng hãy lấy cái nghĩa cái tình ra đối đãi với nhau, vì tình yêu, vì con cái, phấn đấu để hòa hợp, để cân bằng và tương xứng thì vẫn đạt đến hôn nhân bền vững.
CÁT TƯỜNG
Theo thegioitiepthi.vn
Thấy mẹ dè bỉu vợ vì là con nhà nông, chồng nói lại một câu khiến bà "cứng họng"
Tôi cảm nhận được rõ rệt sự khinh khỉnh của bà. Sau đó, bà nhất quyết phản đối chuyện chúng tôi đến với nhau. Tôi cũng đã từng nói anh suy nghĩ đến việc không môn đăng hộ đối giữa hai gia đình, nhưng anh vẫn luôn một lòng cương quyết đến với tôi.
Trái ngược với vẻ ngoài có phần lạnh lùng và sự thành công khi còn trẻ tuổi, anh thân thiện hơn tôi tưởng. (Ảnh minh họa)
Tôi vốn xuất thân là dân tỉnh lẻ ra Hà Nội. Ngày mới chân ướt chân ráo ra đây học đại học, vì gia đình không dư giả gì nên tôi vừa đi học vừa đi làm. Gia sư cho học sinh, phục vụ quán ăn hay thậm chí là phát tờ rơi, miễn có thể kiếm tiền giúp đỡ cha mẹ trang trải sinh hoạt phí là tôi đều nhận làm.
Sau 4 năm ở mảnh đất thủ đô, tôi quyết phải bám trụ lại được nơi này, vì chỉ có ở lại đây, tôi mới có thể kiếm được một công việc có mức thu nhập khá. Nhớ bố mẹ, gia đình nhưng tôi vẫn dặn lòng phải cố gắng để tương lai sau này cha mẹ đỡ khổ.
Với tấm bằng loại giỏi của một trường đại học thuộc loại có tiếng, sau khi ra trường tôi không quá khó khăn để vào được một công ty xuất nhập khẩu. Công việc khá vất vả, không ngày nào tôi được về trước 7 giờ, tuy nhiên đổi lại, mức thu nhập lại khá tốt đối với một con bé vừa ra trường như tôi.
Có lẽ, điều tốt đẹp nhất mà công việc đã đem lại cho tôi không chỉ là số tiền hàng tháng gửi về cho bố mẹ ở quê, không chỉ là các kinh nghiệm quý báu, mà là cơ hội được gặp chồng tôi bây giờ. Ngày ấy trong một lần ra ngân hàng làm việc, tôi tình cờ quen được anh.
Dù mới 30 tuổi nhưng anh đã là trưởng bộ phận trong ngân hàng thương mại có tiếng với mức thu nhập nhiều người mơ ước. Lần đầu gặp anh, tôi rất ấn tượng bởi trái ngược với vẻ ngoài có phần lạnh lùng và sự thành công khi còn trẻ tuổi, anh thân thiện hơn tôi tưởng.
Sau vài lần vô tình gặp nhau ở ngân hàng, anh chủ động làm quen với tôi. Thế rồi chúng tôi đến với nhau khi nào không hay. Anh không chỉ đẹp trai, giỏi giang mà còn là người đàn ông rất ấm áp. Công việc bận rộn nhưng anh luôn tranh thủ thời gian rảnh rỗi để dành sự quan tâm cho tôi.
Sau 1 năm yêu nhau, anh dẫn tôi về nhà ra mắt. Mọi chuyện những tưởng sẽ êm xuôi, nào ngờ ngay lần đầu về nhà ra mắt, tôi đã gặp phải "chướng ngại vật" mang tên mẹ chồng tương lai.
Vừa ngồi vào bàn uống nước, mẹ anh đã hỏi tôi các thông tin về tên, tuổi, nghề nghiệp rồi tới gia đình. Tôi chẳng nghĩ gì nhiều nên thấy mẹ anh hỏi gì tôi đều thật thà trả lời nấy. Cho đến câu mẹ anh hỏi tôi về nghề nghiệp của bố mẹ, tôi mới thấy sắc mặt của bà thay đổi lạ lùng.
- Bố mẹ cháu ở dưới quê làm nông thôi ạ.
Không khí buổi trò chuyện hôm đấy trở nên nặng nề từ sau câu nói đó của tôi. Tôi cảm nhận được rõ rệt sự khinh khỉnh của bà. Sau đó, bà nhất quyết phản đối chuyện chúng tôi đến với nhau. Tôi cũng đã từng nói anh suy nghĩ đến việc không môn đăng hộ đối giữa hai gia đình, nhưng anh vẫn luôn một lòng cương quyết đến với tôi.
Cuối cùng, thấy con trai cương quyết quá, bà đã phải miễn cưỡng đồng ý cho chúng tôi đến với nhau. Tôi vẫn nhớ như in, trong đám cưới hôm ấy, ánh mắt khinh khỉnh của bà dành cho bố mẹ tôi.
Cưới xong được hai tháng thì tôi có bầu. Vì đến giai đoạn cuối tôi bị mệt mỏi, đau lưng cộng thêm phù chân nên chồng tôi khuyên vợ nên ở nhà nghỉ giữ sức. Tôi nghe lời chồng nên cũng nghỉ ở nhà luôn.
Nghĩ là ở nhà dưỡng thai nhưng tôi thật sai lầm khi đã làm điều đó. Tôi biết trước đây mẹ chồng đã không ưa gì tôi vì gia đình xuất thân nông dân, chẳng phải ông to bà lớn gì. Đến khi tôi ở nhà, ngày ngày hai mẹ con chạm mặt nhau, mâu thuẫn lại càng trở nên căng thẳng.
Bầu bí to vượt mặt, cộng thêm cơ thể mệt mỏi nhưng tôi luôn cố gắng để làm chu tất mọi việc nhà. Chẳng nề hà bất cứ việc gì, thế nhưng mọi điều tôi làm đều không khiến bà vừa mắt. Bà luôn cảm thấy khó chịu với sự xuất hiện của tôi.
Chẳng nề hà bất cứ việc gì, thế nhưng mọi điều tôi làm đều không khiến bà vừa mắt. (Ảnh minh họa)
Một hôm có người họ hàng từ xa đến chơi, ngay trong bữa cơm hôm ấy, tôi tủi thân đến phát khóc khi nghe mẹ chồng nói chuyện với người cô họ.
- Đấy! Con nhà lớn đầu rồi còn dại lắm cô ạ. Tôi mai mối cho bao nhiêu đứa ngon lành con nhà nọ nhà kia thì không thích, lại đi lấy đứa con nhà nông dân. Thời buổi này có giỏi đến trời mà bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thì cũng vứt!.
Tôi biết hai gia đình có phần không môn đăng hộ đối, nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy xấu hổ về xuất thân của gia đình mình. Bố mẹ tôi là nông dân thì đã sao? Họ đâu có làm điều gì xấu hay xin ăn của bất cứ ai.
Thấy tôi chỉ chực trào nước mắt, chồng tôi mới nói lại một câu khiến tôi sững sờ:
"Mẹ đừng nói thế. Nếu ngày xưa không phải nhà mình được người ta lấy đất ruộng để đền bù thì cũng đâu được như hôm nay. Ông bà rồi chính bố mẹ ngày xưa cũng không phải đều xuất thân từ nông dân mà ra sao".
Mẹ chồng tôi nghe thấy vậy liền im bặt không nói gì. Nhìn biểu cảm của bà, tôi biết bà tức lắm nhưng không làm được gì. Từ sau hôm đó, tôi không còn bị mẹ chồng làm khó vì xuất thân không được môn đăng hộ đối nữa.
Theo Eva
Nếu vợ chồng bạn đang đối xử với nhau thế này, ly hôn là cách tự cứu lấy mình Nhiều chị em khi gặp điều nghịch cảnh trái ý và bế tắc trong hôn nhân, ý nghĩ đến việc ly hôn luôn thường trực trong đầu họ nhưng họ lại không đủ khả năng để biết là nên ly hôn hay không nên. Vậy dấu hiệu nào cho thấy mối quan hệ hôn nhân của bạn đã không thể nào cứu vãn...