Món ‘đặc sản’ khiến một người bị sán ký sinh khắp cơ thể
Thói quen ăn đồ tái sống, đặc biệt là các món ‘đặc sản’ như gỏi cá, tiết canh… khiến nhiều người bị nhiễm giun sán mức độ nặng.
Gỏi cá sống là món ăn ưa thích của nhiều người Việt. Ảnh minh họa: Popolulu.vietnam.
Thời gian gần đây, nhiều người nhập viện vì ngứa, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, mệt mỏi… Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện một số loại giun sán xâm nhập vào cơ thể của người bệnh. Khai thác bệnh sử, điểm chung của đa số bệnh nhân là thói quen ăn các món như tiết canh, gỏi sống, nem chua…
Mới đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) đã tiếp nhận nam bệnh nhân T.V.N., đến viện khi đi đại tiện ra nhiều đốt sán, thậm chí sán còn tự chui ra qua đường hậu môn.
Bệnh nhân có thói quen ăn gỏi cá, tiết canh và nem sống trong thời gian dài. Sau khi được điều trị tại bệnh viện, người bệnh đã xổ ra con sán dây dài tới 10 m.
Trước đó, một bệnh nhân 38 tuổi đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) vì đau ngực. Qua xét nghiệm, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị nhiễm sán dây chó ký sinh tại phổi. Bệnh nhân này cũng có thói quen ăn rau sống, gỏi cá, tiết canh dê, thịt cừu nướng.
Trường hợp sán ký sinh trong cơ thể sau khi ăn đồ tái sống không phải tình huống hiếm gặp. Điển hình là ca bệnh mới đây được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ). Theo đó, cách nhập viện 5 giờ, bệnh nhân tên N. thấy đau nhiều vùng thắt lưng lan sang phải kèm tiểu buốt.
Sau khi kiểm tra sức khỏe và thực hiện xét nghiệm, bác sĩ phát hiện sán não (ấu trùng sán dây lợn) đã ký sinh khắp cơ thể người bệnh.
Sau khi chụp CT Scanner ổ bụng, ngoài sỏi thận, bác sĩ còn phát hiện ấu trùng sán rải rác nhiều vùng khác, đường kính 3-5 mm. Đây là trường hợp bệnh nhân tới khám sức khỏe, phát hiện có ấu trùng sán lợn trong cơ thể.
Qua khai thác bệnh sử, người bệnh cho hay thường xuyên ăn các món tươi sống, chưa chín như: gỏi cá, tiết canh, nem chạo, thịt tái… Hiện, người bệnh tiếp tục được điều trị và theo dõi tại khoa Ngoại tổng hợp, sức khỏe tạm ổn định.
Video đang HOT
Ảnh chụp sán chi chít trong cơ thể người bệnh. Ảnh: TTYT Thanh Sơn.
Bác sĩ chuyên khoa I Đinh Đại Lâm, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh – Thăm dò chức năng, cho biết gần đây, Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là sán não.
Sán não là một trong những mầm bệnh nguy hiểm đối với con người. Đây là bệnh lý nhiễm sán vào hệ thần kinh trung ương, gây ra những triệu chứng hệ thần kinh như: sốt, đau đầu, chóng mặt, lên cơn co giật sùi bọt mép, trí nhớ giảm, liệt thần kinh VII, liệt nửa người.
Ngoài ra, bệnh còn làm ảnh hưởng hàng loạt hệ cơ quan khác trong cơ thể như: tiêu chảy, mẩn ngứa khắc cơ thể, nổi u cục dưới da, có thể mù mắt do ấu trùng làm tổ trong đáy mắt.
Vì cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, kèm theo nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt trong quá trình sinh hoạt ăn uống hàng ngày, các bác sĩ khuyến cáo người dân không ăn tiết canh làm từ máu sống, thịt lợn tái, gỏi cá vì tiềm ẩn nhiều mầm bệnh gây tiêu chảy, tả, liên cầu khuẩn, nhiễm ấu trùng giun sán.
Đồng thời, người dân cần ăn chín uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn. Người lớn, trẻ nhỏ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng đến một năm một lần.
Những món là ổ vi khuẩn người Việt thích ăn vào dịp Tết
Có những món ăn là 'đặc sản' ngày Tết như tiết canh, gỏi sống, nem chua... được rất nhiều người ưa chuộng, nhưng có nguy cơ gây hại sức khỏe.
Cánh tay bị hoại tử tay vì ăn tiết canh nhiễm liên cầu lợn của một bệnh nhân. Ảnh: Vietnam .
Thời gian qua, hàng loạt ca nhiễm sán, liên cầu khuẩn lợn phải nhập viện điều trị với triệu trứng nặng. Gần nhất là trường hợp người đàn ông, 38 tuổi, nhiễm ấu trùng sán dây chó sống ký sinh ở phổi.
Người này thường hay ăn các thực phẩm tái hoặc sống như thịt cừu, tiết canh dê, rau sống và gỏi cá mai.
Trước đó, người đàn ông 50 tuổi, ngủ Nam Định, tử vong sau bữa tiệc tất niên với món tiết canh lợn.
Ăn bất chấp vì ngon miệng
Trả lời Tri thức - Znews, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết việc không nên ăn tiết canh động vật đã được tuyên truyền rất nhiều, tỷ lệ người ăn cũng giảm so với trước đây nhưng vẫn có người ăn.
"Mối nguy hiểm của món ăn này đã được nói rất rõ, nhưng nhiều người vẫn muốn mạo hiểm chỉ vì thấy ngon miệng. Tiết canh là rất nguy hiểm, dễ nhiễm các loại giun sán, gây tử vong cao. Người dân thậm chí cũng không nên ăn dù tiết canh từ gia súc, gia cầm nhà nuôi", PGS Thịnh nói.
Chuyên gia cũng nhấn mạnh thêm nem chua hay các loại thực phẩm sống như gỏi cá, thịt tái, chúng ta vẫn có thể ăn. Tuy nhiên, người ăn cần biết rõ nguồn gốc thịt được sử dụng để chế biến. Thịt phải tươi, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo không nhiễm ký sinh trùng.
"Thịt bò, heo, dê tươi nếu không nhiễm khuẩn thì vẫn sử dụng sống được, nhưng rất khó để kiểm soát độ tươi, độ nhiễm khuẩn của các loại thịt này. Do đó, tốt nhất là ăn chín, uống sôi", ông nói.
Tương tự, thông thường cá nước ngọt không nên ăn sống. Những loài cá thường được ăn sống, làm gỏi là cá hồi, cá ngừ đại dương... tuy nhiên, các loại cá này cũng cần được kiểm soát độ tươi, nhiễm khuẩn trước khi sử dụng. Cá được nuôi cũng rất dễ nhiễm khuẩn, không nên ăn sống.
"Nếu thịt, cá hay bất kỳ một thực phẩm nào có dấu hiệu không tươi, người dân muốn sử dụng, cần nấu chín để đảm bảo loại bỏ được ký sinh trùng. Sức khỏe an toàn vẫn là điều quan trọng", PGS Thịnh nhấn mạnh.
Hình ảnh soi tươi ấu trùng sán dây chó ở người bệnh có thói quen ăn thịt tái. Ảnh: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Những món ăn nhiều vi khuẩn số một
Gỏi bò tái, cá sống hay tiết canh, thịt bò nhúng, hải sản tươi sống nhúng sốt... luôn là các món khoải khẩu của nhiều người, đặc biệt trong bữa liên hoan, tiệc tùng, trên bàn nhậu. Tuy nhiên, đây lại là những món ăn chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, virus nhiều số một.
- Tiết canh
Một điều tra dịch tễ học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy có đến gần 70% bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn có giết mổ, ăn thịt lợn tái, tiết canh.
Theo một nghiên cứu, mỗi bát tiết canh là một "ổ bệnh" với trên dưới 10 loại vi khuẩn gây hại cho con người. Người ăn tiết canh lợn có khả năng nhiễm liên cầu lợn rất cao. Đây là món ăn khoái khẩu của nhiều người vào dịp Tết Nguyên đán.
Ngoài ra, ăn tiết canh các loại như vịt, dê, gà... người ăn còn có nguy cơ nhiễm tụ cầu khuẩn vàng, vi khuẩn Salmonella, virus viêm gan, ấu trùng sán lợn...
Bên cạnh đó, một trong những ký sinh trùng mà người ăn tiết canh gặp nhất là sán lá gan, giun móc, giun xoắn. Ăn tiết canh còn có thể gây nên bệnh sán não. Bệnh nhân mắc sán lợn sẽ bị động kinh, co giật là do sán chèn lên não, làm tổn thương vùng não. Nếu không được chữa trị kịp thời, khả năng tử vong rất cao.
Thịt tái
Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng, khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), cho biết người dân có khả năng nhiễm sán dây cho khi ăn thịt tái, điển hình là sán dây chó.
Ngoài nguy cơ nhiễm giun sán, các món ăn tái sống nếu được chế biến từ thực phẩm có chứa vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, E.Coli có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Thậm chí, người bệnh có thể tử vong vì hội chứng tan máu tăng ure máu (HUS).
Gỏi cá
Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 50 loại giun sán ký sinh được tìm thấy ở thủy sản, một số loại có thể gây chết người. Trứng giun sán trên sông biển ao hồ, trung chuyển qua ốc, tôm, cua rồi ẩn sâu vào thịt cá. Do đó, người ăn gỏi cá có khả năng nhiễm ký sinh trùng rất cao.
Nem chua
Một món ăn quen thuộc, có trong đa số mâm cỗ Tết của gia đình Việt là nem chua. Trong nem có những vi sinh vật lợi và hại, quá trình lên men lactic sẽ giúp vi sinh vật có lợi phát triển và ức chế vi sinh vật có hại.
Tuy nhiên, ở nem chua không đảm bảo chất lượng thịt, thường có vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng như giun sán. Nếu nem bị mốc, độc tố có thể truyền vào thịt, có thể khiến người ăn nhiễm các sinh vật gây bệnh như Salmonella, Shigella, E. coli, Colifom.
Để tránh nhiễm bệnh khi ăn uống dịp Tết, bác sĩ Hoàng khuyến cáo người dân nên ăn chín, uống sôi. Nếu có biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, ăn kém, vàng da, mẩn ngứa, đau ngực, khó thở, ho dai dẳng đôi khi ho máu... cần đi khám ngay để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Sán làm tổ trong não do thói quen ăn tiết canh Hai bệnh nhân nam nhập viện được chẩn đoán sán não do thói quen ăn tiết canh. Ngày 30/11, các bác sĩ khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết, bệnh nhân đi khám vì đau đầu âm ỉ, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân kéo dài. Kết quả chụp MRI sọ não phát hiện tổn thương dạng...