Món đặc sản Cà Mau vọp nướng mỡ hành chấm muối tiêu chanh ngon lạ
Hình dáng giống nghêu, giống sò mà không không phải là nghêu là sò; ấy là con vọp – một đặc sản quý hiếm của ẩm thực Cà Mau.
Nếu như ẩm thực Cà Mau hấp dẫn du khách bởi vị ngọt, béo, bùi của cua mắm tôm khô thì con vọp lại hấp dẫn bởi sự quý hiếm, độc lạ. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho loài hải sản này được xếp hạng đặc sản và món vọp nướng muối tiêu chanh là ẩm thực Cà Mau nổi tiếng.
Nếu không phải người sành ăn, biết chút thông tin về loài này thị nhìn ở ngoài sẽ hay nhầm lẫn với sò hay nghêu. Vì chúng đều thuộc động vật nhuyễn thể hai mảnh, có nhiều nét tương đồng về hình dáng. Mặt vỏ nhiều đường sinh trưởng như vòng cung xếp khít nhau, to bằng ba đầu ngón tay. Về đặc điểm kích thước có thể thấy vọp to gấp 2 lần sò nghêu, còn màu sắc thì dễ thấy lớp vỏ khoác sắc rêu hay xanh đen bóng. Hai đặc trưng này cấu thành nhờ môi trường rừng ngập mặn, đặc biệt là rừng sác và thói quen ẩn dưới lớp bùn, mùn từ lá cây rụng. Ngoài ra, cấu tạo vết cơ khép vỏ sau khá lớn có hình chữ nhật, vết mép màng áo khít nhau.
Thực tế, vọp có thể sống ở cả nước ngọt và nước mặn nhưng loại ngon nhất thì phải là nước mặn. Tại Cà Mau, vọp chuộng sinh sống ở khu vực huyện Ngọc Hiển, Năm Căn và đây mới chính là đặc sản thứ thiệt. Nhưng đó là ngày trước, còn giờ sản lượng vọp khá ít, nếu không muốn nói là quá hiếm. Điều này, trái ngược hoàn toàn với các loại hải sản có tiếng như cua, tôm Cà Mau. Lưu ý là chúng ta đang nói đến loại vọp ta sinh trưởng tự nhiên.
Đã hiếm có nghĩa là ngon, là đặc sản nên hãy cố gắng thưởng thức chúng khi có cơ hội may mắn. Vọp Cà Mau thịt nhiều, dai và rất ngọt vì thế làm kiểu gì đi nữa cũng ngon quên chết. Từ vọp luộc gừng, nấu canh chua đến xào bồn bồn hay nướng nướng mỡ hành; mỗi kiểu có một vị ngon riêng song nếu phải lựa chọn thì nướng mỡ hành chấm muối tiêu chanh vẫn đứng đầu.
Video đang HOT
Vọp chọn con to khoảng hai ba ngón tay, rửa sạch lớp vỏ bám rong rêu; nếu kỹ hơn có thể rửa trong dung dịch nước chanh pha loãng hoặc ngâm với ít ớt đỏ để loại nhớt, các chất bẩn bám trên vỏ. Chuẩn bị một lò than hồng và một chiếc vỉ nướng. Đặc biệt không quên pha sẵn một chén muối tiêu chanh kèm mỡ hành, đậu phộng giã nhỏ. Nếu thích có thể thêm các loại rau: cải xanh, rau răm. Xếp từng con lên vỉ, nướng đến khi miệng vọp há ra để lộ phần thịt trắng thơm phức thì rắc mỡ hành đậu phộng vào thưởng thức ngay. Đặc trưng của hải sản nướng là nướng chín tới, không để lâu khiến khô nước thịt dai nên hãy thật để ý với món ngon này.
Thịt vọp ngọt đến nỗi phần nước còn lại trong lớp vỏ cũng ngọt không kém. Thế mới nói món này ăn phải đến tận lõi tận gốc, nếm đến tân giọt nước cuối cùng và ăn không ngán ngược lại còn nảy sinh cảm giác thèm thuồng.
Những đặc sản Cà Mau
Có dịp du lịch Cà Mau bạn không thể bỏ qua việc thưởng thức các món như ba khía Rạch Gốc, lẩu mắm U Minh, chả mực trứng hay tôm tít,...
Ba khía Rạch Gốc
Ba khía Rạch Gốc đã có thương hiệu từ xưa đến nay vì chỉ có ở đây con ba khía mới thật sự ngon, hấp dẫn hơn cả. Ba khía Cà Mau sau khi bắt xong, rửa sạch và muối ngay tại chỗ. Cho muối thấm khoảng 5 đến 7 ngày đêm là có thể ăn được. Muối ba khía không nên mặn quá, cũng không muối nhạt quá. Vì nếu mặn thì thịt sẽ xẵng lại, còn nếu lạt quá thì thịt mau bủng, ăn mất ngon.
Ngoài ra, ba khía còn được chế biến bằng cách luộc sả ăn cùng với nước chấm. Nước chấm được chế biến rất đơn giản nhưng rất ngon: gồm sả băm nhuyễn, trộn chung với cơm mẻ, cho chút ớt vào tạo vị cay rồi bỏ thêm chút gia vị cho vừa ăn. Ba khía luộc ăn cùng với nước chấm sẽ là một món ăn không thể quên đối với du khách khi đến nơi này.
Ba khía là món ăn nổi tiếng ở vùng Tây Nam Bộ
Lẩu mắm U Minh
Nguyên liệu chính của món lẩu mắm ở đây là mắm sặc. Mắm được lược kỹ xương, nêm nếm bột ngọt, đường cho vừa ăn rồi cho vào lẩu. Để cho dậy mùi người ta còn bổ sung thêm một ít lá sả băm mịn, phần gốc sả đập dập cho vào lẩu. Để cho nước lẩu có vị béo, thơm và sánh người ta cho vào một ít sữa bò thay đường. Lẩu mắm hợp với nhiều loại thịt hay cá tùy thích. Nhưng lẩu mắm U Minh nhất định phải được nấu với cá đồng.
Ngoài cá ra, lẩu mắm có thể được bổ sung thêm thịt cua đồng, ốc lác, thịt ba rọi. Điều thú vị nhất níu kéo du khách là món lẩu mắm được ăn với rau đồng. Lẩu mắm là món quy tụ nhiều loại rau hoang dã nhất. Có thể đúng khi nói rằng, không có món ăn nào trên thế giới lại được ăn kèm với nhiều lọai rau như lẩu mắm.
Đặc biệt, lẩu mắm của xứ U Minh không thể nào thiếu đọt choại, rau the, nhãn lòng, bông súng, rau trai, tàu bay, rau mác... Người ăn sẽ được thưởng thức tất cả những hương vị: ngọt, bùi, chua, chát, đắng, cay, của nhiều, rất nhiều lọai rau sẵn có ở vùng đất U Minh
Lẩu mắm U Minh
Tôm tít
Cách chế biến tôm tít không cầu kỳ lắm, chỉ cần hấp, luộc hoặc nướng, chấm muối tiêu chanh hoặc nước mắm me cũng đủ níu chân khách mọi miền. Những người khéo tay và có "tâm hồn" ăn uống còn bày cách ép mỏng những con tôm tít đem phơi khô, coi đó là món ngon hảo hạng dùng đãi khách hoặc biếu bạn bè.
Tôm luộc xong, nếu là tôm lớn, người ta đặt nguyên con lên đĩa và dùng dao cắt từng khoanh cho dễ bóc vỏ. Khi đem nướng, phải quạt cho than hồng lên, trở đền tay, vỏ tôm vừa chín vàng, bốc lên mùi thơm là được. Nhưng đã nhất là cứ dùng tay bóc vỏ, cặp thêm miếng rau thơm, nhai lên cảm thấy dai dai, ngọt lịm. Nếu là tôm nhỏ để nguyên con cắn nghe giòn giòn.
Thịt tôm tít Cà Mau đỏ hồng, mùi phưng phức, mềm mại nhưng không bở. Dân sành điệu dùng món này thường kèm thêm rau sống, cà chua, chuối chát, dưa leo và nếu như có thêm chút mù tạt càng ngon. Thịt tôm cuốn với bánh tráng và rau sống, chấm nước, thì rất tuyệt vời.
Tôm tít là một đặc sản ở Cà Mau
Vọp nướng chấm muối tiêu
Món ăn này vừa mang hương vị đặc biệt, vừa mang niềm vui bất tận cho khách tứ phương. Cà Mau bây giờ rất hiếm vọp, vì nó trở thành món ăn quý hiếm.
Món vọp nướng muối tiêu
Vọp nướng chấm muối tiêu món đặc sản khi đến Cà Mau Vọp nướng chấm muối tiêu là món đặc sản độc đáo của Cà Mau. Món ăn có hương vị rất đặc biệt khiến cho những ai từng thưởng thức phải nhớ mãi. Rừng ngập mặn ở Cà Mau có hệ sinh thái độc đáo và đa dạng. Dưới tán rừng có rất nhiều loài động thực vật sinh sống, trú ngụ. Trong đó,...