Món cháo bò bún tươi độc lạ tại An Giang
Món cháo ngày nay không chỉ đơn giản là những bát cháo hành mà còn được chế biến thành một món cháo mới, độc lạ mang tên “ cháo bò bún tươi” có mặt tại An Giang.
Món cháo bò bún tươi độc lạ tại An Giang
Cháo bò bún tươi độc lạ này có mặt tại một quán cháo ở huyện Tri Tôn, An Giang. Đây là địa chỉ ăn điểm tâm quen thuộc của người dân địa phương nơi đây. Một quán cháo nhỏ nhưng sức chứa không hề nhỏ tí nào, bắt đầu từ 6h sáng không khí tại quán đã bắt đầu nhộn nhịp. Được biết mỗi ngày, quán bán hơn 100 tô, ngày lễ thì đông khách hơn nên nếu muốn ăn đầy đủ thì bạn phải tranh thủ đi sớm.
Quán cháo bò bún tươi trên 20 năm ở An Giang.
Sở dĩ quán được xem là một trong những địa điểm bán cháo bò bún tươi độc nhất An Giang là do những tô cháo tại đây đều được sử dụng gạo Campuchia và lá chúc để nấu. Điểm nhấn khi sử dụng gạo Campuchia chính là gạo sẽ mềm hơn, dẻo hơn và cũng ngát hương thơm khi ăn. Còn lá chúc sẽ giúp cho món ăn trở nên thơm hơn, ngon hơn; quả chúc giống quả chanh nhưng vỏ xù xì, có mùi thơm lâu mà nhẹ nhàng, thanh mát. Một chút lá chúc thái mỏng khiến nồi cháo đậm đà mà thơm hơn.
Nồi cháo nóng đầy ắp. Ảnh: Quang Thiện/Vnexpress.
Video đang HOT
Để làm ra được món cháo bò bún tươi đặc biệt này theo như chủ quán sẽ phải mất rất nhiều thời gian. Hằng ngày sẽ phải thức dậy lúc 4h30 để chuẩn bị nguyên liệu như lòng bò, thịt bò, rau giá…. Lòng phải rửa thật sạch với nước muối để không bị hôi. Riêng nồi cháo phải hầm khoảng 1 tiếng đồng hồ cho nhuyễn. Lòng bò được cho vào nồi cùng lúc với gạo để luộc mềm vì lòng lâu chín. Cuối cùng là đổ huyết vào. Đây cũng là công đoạn quan trọng nhất vì khi nước vừa sôi, đầu bếp phải thật khéo léo và canh giờ chuẩn xác để đổ sao cho huyết không bị phồng, xốp, mất ngon; nêm nếm thêm bột ngọt, mắm, muối là xong.
Ảnh: Henry Dương/Báo Thanh Niên.
Ảnh: Henry Dương/Báo Thanh Niên.
Một phần cháo bò bún tươi sẽ bao gồm một tô cháo có lòng bò, huyết, thịt bò tái, tủy, nạm,… thêm hành lá và rau thơm sẽ khiến cho món ăn thơm hơn rất nhiều. Để ăn kèm với món cháo bạn có thể ăn cùng bánh quẩy, bánh mì và bún tươi. Khi ăn bạn có thể vắt thêm một tí chanh, cho ớt để tăng thêm hương vị đặc biệt cho món ăn.
Ảnh: Henry Dương/Báo Thanh Niên.
Ảnh minh họa: Bánh quẩy.
Những chén bún tươi được chuẩn bị sẵn để phục vụ cho thực khách. Ảnh: Quang Thiện/Vnexpress.
Gợi ý những món ăn du khách nên thử khi đến An Giang
Những món ăn du khách nên thử khi đến An Giang. Tại An Giang có rất nhiều món ăn ngon mà du khách nhất định phải thử khi đến du lịch.
Bánh hẹ
Bánh hẹ được làm từ bột gạo pha loãng, đem trộn với hẹ lá cắt nhuyễn, thêm chút gia vị rồi đổ khuôn hấp chín. Bánh hẹ được xem là món bánh của người Hoa, có bán ở nhiều các khu vực đông người Hoa sinh sống.
Khi đến An Giang, du khách nhất định phải thử món bánh hẹ. Ảnh: Foody
Nếu có dịp ghé thăm chợ Tân Châu, du khách có thể gọi một phần bánh hẹ để làm món xế chiều. Món bánh hẹ mềm bên trong, giòn bên ngoài hòa quyện cùng vị béo của trứng gà ta chấm cùng nước tương pha giấm, ăn vào là mê.
Bánh khọt
Bánh khọt được làm từ bột gạo pha loãng cùng nước cốt dừa và hành lá cắt nhỏ, không cho thêm bột nghệ để có màu vàng như các bánh khọt thường thấy ở Nam Bộ, đây là kiểu bánh của người Khm.
Bánh khọt là một trong những món ăn nổi tiếng ở An Giang. Ảnh: Cooky
Bánh khọt thường được ăn kèm với rau dưa, có thể cho thêm hành nếu thích và chấm với nước mắm chua ngọt.
Xem thêm: Những ngôi chùa nổi tiếng ở An Giang
Lẩu mắm Châu Đốc
Ở Châu Đốc rất nổi tiếng với các loại mắm và một trong những món ăn nổi tiếng, được nhiều người yêu thích là lẩu mắm Châu Đốc.
Lẩu mắm Châu Đốc là món ăn được nhiều du khách yêu thích. Ảnh: vntopfood
Lẩu mắm được chế biến từ nhiều loại mắm khác nhau như mắm cá sặc, mắm cá chốt... Đồ dùng lẩu cũng rất đa dạng bao gồm: cá basa, cá hú, cá kèo, mực, bạch tuộc, thịt heo ba chỉ, chả cá, tôm,...
Bên cạnh đó, khi đặt chân đến An Giang, du khách còn có thể thử một số món ăn khác như: xôi vị, bánh bao chỉ, cơm tấm Long Xuyên, bánh bò thốt nốt,...
Đến An Giang ăn bánh chăm Để làm bánh "ha nàm căn", người ta dùng bột mì trộn với trứng vịt, đánh đều tay cùng đường thốt nốt. Sau đó, đặt chảo nhôm dày lên bếp lửa cháy đỏ rực; đợi chảo nóng thì phết một lớp dầu, rồi đổ hỗn hợp bột trên vào, rắc thêm lớp mè rang thơm và đậy kín lại bằng chiếc nắp đất...