Món bánh trứ danh Tart phomai tan chảy chính thức ‘cập bến’ Thủ đô
Là một thương hiệu đến từ xứ hoa anh đào Nhật Bản, Coffee Cheese Tart PABLO đã chinh phục các thực khách với các món Bánh Tart Truyền Thống Phomai tan chảy đã chính thức có mặt tại Hà Nội – 1A Hai Bà Trưng.
Gây ấn tượng với không gian đậm phong cách của Nhật cùng món bánh “trứ danh” được cho món bánh phải ăn một lần trong đời, PABLO là từ khóa hot nhất trong dịp cuối tuần vừa qua của các tín đồ ẩm thực Hà Thành.
Cửa Hàng Pablo đầu tiên tại Việt Nam nằm trên trục phố trung tâm 1A Hai Bà Trưng được mở cửa từ 10:00 – 22:00 hàng ngày được thiết kế nổi bật với tông vàng & đen đặc trưng của PABLO. Chiếc bánh Tart Phomai Truyền Thống tan chảy đặc trưng được trưng ngay tại mặt tiền của quán gây kích thích và tò mò.
Ngay từ sáng sớm, rất nhiều người đã có mặt để mong muốn được trở thành những thực khách đầu tiên được nếm thử hương vị của bánh Tart Phomai Nhật Bản được mệnh danh là “Bánh Cheese Tart ngon nhất Thế Giới”.
Ngay từ khi bước chân vào cửa hàng, quý khách đã bị kích thích tất cả các vị giác với bài hát đặc trưng bằng tiếng Nhật của PABLO và mùi hương thơm của bánh vương vấn khắp nơi.
Cô nàng “My Sói” cũng có mặt ngay trong buổi đầu khai trương cho biết “là một người yêu thích socola, cô thực sự sẽ trở thành một tín đồ trung thành bánh Tart Phomai Socola và smoothie Socola tại PABLO”.
Cơn bão Justatee với ca khúc “Thằng Điên” rất ấn tượng với phong cách phục vụ của PABLO, anh nhanh chóng chọn cho mình và take away cho cô vợ xinh đẹp 2 chiếc bánh ” Tart Phomai Truyền Thống” và “Tart Phomai Trà Xanh”.
Đặc trưng với không gian bếp mở, khách hàng vô cùng thích thú khi được chứng kiến quá trình làm bánh vô cùng kích thích
Tuy lúc nào cũng có khách hàng xếp hàng tại trong và ngoài cửa hàng nhưng với phong cách phục vụ của người Nhật, bạn sẽ không phải chờ quá lâu để đến lượt.
Quán có nhiều không gian trong và ngoài trời rất đẹp để khách hàng có thể chụp ảnh.
Video đang HOT
Với tầm view nhìn sang khách sạn Hilton, những chỗ ngồi sát bên cửa sổ được các bạn trẻ đặc biệt yêu thích và săn đón. Không chỉ nức lòng với bánh ngon tuyệt mà không gian nơi đây còn là một địa điểm lý tưởng để ngồi thưởng thức cafe thơm ngon.
Bánh Tart Phomai Truyền Thống là món bánh đặc trưng nhất của PABLO được nướng ở nhiệt độ vừa để vỏ bánh giòn quyện cùng vị cheese tạo nên hương vị hoàn hảo bất ngờ.
Bánh Tart Phomai Trà Xanh là sự hòa quyện tuyệt vời giữa hương vị phomai và trà xanh truyền thống của Nhật thêm một ít đậu đỏ đã tạo nên chiếc bánh được yêu thích nhất với màu xanh vô cùng đẹp mắt.
Bánh Tart Phomai Socola là sự kết hợp của vỏ bánh giòn cùng Phomai thơm nức với vị đắng và đậm của socola đã tạo nên một món tráng miệng khiến bạn thích mê
Bánh Cheese Tart Premium thực là một cơn bão đáng sợ với những tín đồ của “Cheese”. Bánh được nướng với nhiệt độ cao, bề mặt bánh giòn và mang hương vị của Cream Brulee sẽ khiến bạn không thể khước từ.
Khác với chiếc bánh Tart Phomai Truyền Thống, bánh PABLO mini Phomai mang hương vị hoàn toàn khác, giữ trọn vẹn vị tươi nguyên bùi bùi của cheese, mềm mại và tan nhẹ trên đầu lưỡi.
Vị socola ngọt ngào giấu mình bên trong lớp vỏ bánh thơm ngon chính là sự quyến rũ không thể từ bỏ của những người yêu thích vị đậm của socola.
Ngoài các món bánh, PABLO còn nổi danh với các loại loại cafe, trà, smoothie thơm ngon như Trà xanh, Xoài, Đào, Socola và độc nhất vô nhị với Smothiee Cheese Tart
Bên cạnh đó, các món bánh sandwich và cheese hot dog cũng là một trong những điểm cộng để lựa chọn một địa điểm ăn sáng hay ăn trưa cùng bạn bè vô cùng hợp lý.
PV
Nức mũi với dẻo thơm bánh dày Quán Gánh, Nhị Khê - Hà Nội
Xe đi dọc trên đường Quốc lộ 1 đến cửa ngõ Hà Nội, du khách sẽ dễ dàng nhìn thấy tại đây có hơn 100 quán nhà lá bày bán bánh dày. Đây cũng là địa điểm đông nhất và là nơi khai sinh ra chính là Quán Gánh.
Thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín - phố Quán Gánh là quê hương của anh hùng dân tộc - danh nhân thế giới Nguyễn Trãi.
Lịch sử nghề bánh dày Quán Gánh được tương truyền lại bằng một câu chuyện đầy màu sắc huyền thoại, rằng ngày xưa có một người ăn mày đi qua đây, được dân làng đối xử tử tế. Người ấy đã cảm kích và dạy cho dân làng cách làm bánh dày. Sau mới biết đó là một ông vua vi hành.
Gạo nếp là nguyên liệu gốc, là hồn của bánh dày. Ảnh: T. L.
Bánh dày Quán Gánh lúc ban đầu chỉ là những gánh bánh dày bán dạo trên Quốc lộ 1, dần dần qua thời gian, món bánh dày nơi đây được người dân và du khách xa gần biết đến.
Họ gọi món bánh dày này là bánh dày Quán Gánh. Hiện nay, xã Nhị Khê chỉ còn thôn Thượng Đình là vẫn làm bánh dày và bán trên Quốc lộ 1, vì vậy người Hà Nội gọi tên thân mật là làng bánh dày Quán Gánh.
Được làm thủ công bằng tay, những chiếc bánh dày lưu truyền từ rất lâu đời.
Gọi là một tấm bánh, nhưng đó chỉ là hình thức bên ngoài. Bánh dày Quán Gánh đã trở thành hình tượng giàu tính nhân văn.
Bên trong mỗi một tấm bánh dày là 6 cái bánh nhỏ xếp khéo léo để khi gói tạo thành hình vuông hoàn hảo như bánh chưng ngày Tết. Chỉ với giá 20 - 25 nghìn đồng nhưng bánh dày phải trải qua nhiều công đoạn vất vả để làm ra được chiếc bánh dày ngon.
Bánh dày dưới tay những nghệ nhân làm bánh.
Để có được chiếc bánh đậm đà thì gạo nếp là thứ gạo phải có độ dẻo cao và có mùi thơm.
Trước khi làm bánh, gạo được chọn rất kỹ, hạt gạo đều nhau, không lẫn tẻ, không bạc bụng, không lẫn sạn...
Gạo phải được giã kỹ, trắng buốt, sau khi giã phải giần sạch cám, sảy hết muội trấu. Khi vốc tay vào, hạt gạo óng mát và thoang thoảng mùi thơm mới là chuẩn chỉ.
Giã gạo là công đoạn quan trọng để quyết định độ quyện của bánh dày.
Gạo được đem vo, đãi sạch 2 - 4 lần nước và gạn hết tạp chất, rồi ngâm với nước lạnh khoảng 2 - 3 giờ. Sau đó đãi cho sạch hết nước ngâm, để ráo nước trước khi cho vào chõ đồ thành xôi.
Khi xôi gần chín, vảy thêm ít nước ẩm tay để xôi chín đều rồi đổ ra cối hoặc buồm cói trải trên nền gạch và giã nóng.
Giã đến khi xôi đạt độ nhuyễn, quyện vào nhau thành gối dẻo quánh, trong trắng thì dùng tay sạch để vắt thành những nắm nhỏ, đều nhau và dàn vỏ bánh cho dẹt đều rồi bỏ nhân vào.
Bánh dày nhân mặn, ngọt hay chay đều có những hương vị đặc thù riêng.
Nhân bánh dày Quán Gánh có ba loại gồm nhân ngọt, nhân mặn và bánh chay để đáp ứng nhu cầu sở thích của du khách. Bánh ngọt tức là nhân đỗ xanh đã nấu chín rồi xào đường có màu cánh kiến.
Nhân mặn được làm từ đỗ xanh, sợi cùi dừa, hành, thịt ba chỉ có hương cà cuống. Còn bánh chay tức là bánh không nhân, ăn với chả quế hoặc chè đường.
Bánh dày Quán Gánh được bán nhiều trên đường Quốc lộ 1.
Hơn 10 năm trở lại đây, bánh dày Quán Gánh đặc biệt được ưa chuộng để đặt trong tiệc của các đám "nên duyên".
So với trước đây, bánh dày Quán Gánh luôn được khách vãng lai dừng chân thưởng thức và mua về làm quà biếu ông bà, cha mẹ hay thắp hương tổ tiên ngày tuần rằm thì giờ đây, trải qua những năm tháng trong quá khứ và hiện tại, bánh dày đã được khách thập phương mua thưởng thức.
Làng Thượng Đình - Nhị Khê, nơi duy nhất còn làm bánh dày Quán Gánh.
Khách mới ăn lần đầu, khi thưởng thức miếng bánh chay, càng nhai càng thấy dẻo và đượm ngọt vị của gạo nếp đồng quê.
Bánh nhân mặn, vừa có vị béo của nhân mỡ hòa với vị bùi ngậy của cùi dừa, đỗ xanh và đượm hương cay của cà cuống nơi đầu lưỡi.
Còn với bánh dày nhân ngọt là sự hòa quyện của vị ngọt đường với vị ngọt đượm bùi của đỗ xanh.
Bánh dày Quán Gánh có thể không phải là một món ăn cao sang, cầu kỳ nhưng rất thanh tao, dân dã.
Là thứ bánh của nhà nông như bánh đa, bánh đúc nhưng lại mang ý nghĩa lịch sử lâu đời, sâu sắc được liệt kê vào trong văn hóa ẩm thực của vùng miền Bắc xưa.
T. Đ
Tuyển tập các thể loại thú cưng thường xuyên "vứt hết liêm sỉ" gây họa khiến "sen" kêu trời nhưng vẫn giương ánh mắt ngây thơ vô tội Nhìn vào gương mặt, ánh mắt ấy thì ai mà nỡ nổi giận. Thú cưng mang lại nhiều niềm vui cho cuộc sống con người nhưng chỉ trong chớp mắt, chúng có thể gây ra vô vàn những rắc rối. Ấy vậy mà gương mặt thì lúc nào cũng tỏ ra ngây thơ vô (số) tội, "vứt hết liêm sỉ" không hề thấy...