Món bánh lạ miệng mỗi lần ăn là phải ‘đập’, trót thử 1 lần là muốn ăn hoài
Bánh đập là món ăn vặt lạ miệng bắt nguồn từ các tỉnh ven biển miền Trung. Nếu TP.HCM ghi dấu ấn với bánh tráng trộn là quà vặt của biết bao thế hệ học sinh, Đà Lạt có bánh tráng nướng nức tiếng thu hút du khách gần xa, thì đi dọc các tỉnh miền Trung từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, tuổi thơ của nhiều người là những gánh hàng rong mang theo món bánh tráng đập dập dân dã.
Bánh tráng đập dập là món ăn vặt độc đáo ở các tỉnh ven biển miền Trung. (Ảnh: foodtrackmind)
Còn được biết đến với tên gọi ngắn gọn hơn – bánh đập, món ăn đường phố này tuy đơn giản, bình dân nhưng đến nay vẫn khiến những người con xa quê thấy thèm mỗi khi nhắc đến, còn du khách thì lại háo hức muốn được thưởng thức một lần.
Món ăn với thành phần chính là bánh tráng nướng và bánh ướt. (Ảnh: vietnamesegod)
Bánh đập được làm từ hai nguyên liệu vô cùng phổ biến và đậm chất Việt Nam, đó là bánh tráng và bánh ướt. Sự kết hợp của hai thành phần đối lập nhau, giữa cái giòn tan của bánh tráng nướng và ẩm mềm của bánh ướt, đã tạo nên một món ăn chơi lạ miệng, độc đáo của riêng vùng ven biển miền Trung.
Lớp bánh ướt ẩm mềm được kẹp giữa vỏ bánh tráng rắn giòn. (Ảnh: vietnamesegod)
Món ăn đơn giản với lớp vỏ là bánh tráng nướng mới ra lò còn giữ nguyên được sự giòn rụm. Phần nhân là bánh ướt được tráng tinh tế từ bột gạo pha theo tỷ lệ chuẩn để cho ra được lớp bánh mỏng, dai, không bị nát hay quá cứng.
Lớp bánh ướt được trải lên mặt bánh tráng, phết thêm ít mỡ hành và gấp lại thành hình bán nguyệt, thế là có ngay một phần bánh đập ngon lành.
Tùy theo nơi bán mà phần nhân bên trong có thể thêm thắt nhiều nguyên liệu khác như thịt bằm, ruốc,… (Ảnh: diembezn)
Video đang HOT
Tùy theo mỗi địa phương, nơi bán mà phần nhân bên trong sẽ có nhiều biến tấu khác như thêm thịt heo băm, ruốc, hến xào…, một số nơi còn tráng bánh với trứng để tạo thêm hương vị mới lạ.
Sẽ là rất thiếu sót nếu như thưởng thức bánh đập mà thiếu đi chén mắm nêm. Bánh đập có thể có nhiều phiên bản khác nhau, tùy theo khẩu vị, nhưng nhiều người đều đồng tình rằng phần nước chấm sẽ là tuyệt vời nhất nếu kết hợp cùng mắm nêm.
Mắm nêm là lựa chọn hoàn hảo để thưởng thức với bánh đập. (Ảnh: tracyle102)
Mắm nêm được pha chế tỉ mỉ với dứa băm, hành phi, thêm chút đường và đặc biệt không thể thiếu cái sự cay nồng của ớt, chén nước chấm có đủ chua cay mặn ngọt ấy đóng vai trò không nhỏ để tạo nên món bánh đập ngon miệng.
Bánh đập đơn giản nhưng mang theo hương vị lạ miệng và lôi cuốn vô cùng. (Ảnh: fooduky)
Phần thú vị nhất chính là cách thưởng thức bánh đập. Như chính cái tên đã nói lên phần nào về món bánh này, khi ăn, thực khách thường phải đập dập lớp bánh để phần vỏ và nhân được dính chặt vào nhau, giúp trải nghiệm khi ăn đạt được sự ngon miệng nhất.
Vì là bánh đập nên khi ăn, thực khách không thể bỏ qua phần “đập” bánh. (Ảnh: caoduongtamlinh)
Cũng chẳng cần sử dụng đũa muỗng, cứ lấy tay gắp từng miếng bánh chấm ngậm vào chén mắm nêm sóng sánh, từ từ đưa lên miệng và cảm nhận lớp vỏ bánh tráng giòn rụm tan ra trong miệng, cái dẻo dai của bánh ướt hòa với nhân thịt, ruốc mặn mà và ngấm cái đậm đà của mắm nêm.
Bánh đập dân dã đã chinh phục được cả người dân bản địa lẫn du khách bốn phương. (Ảnh: vietnamesegod)
Một lần ăn thử bánh đập, thực khách chắc chắn sẽ muốn có thêm lần 2, lần 3, và nhiều lần khác nữa. Món ăn chơi bình dị, đơn giản ấy đã vượt khỏi phạm vi khu vực miền Trung, chinh phục nhiều tâm hồn yêu ẩm thực đến từ khắp nơi trên đất Việt.
Những đặc sản làm nên nét độc đáo của ẩm thực miền Trung
Ẩm thực miền Trung mang một nét rất riêng mà ai có cơ hội thưởng thức cũng sẽ không thể nào quên được. Dải đất miền Trung vốn cằn cỗi; không được thiên nhiên ưu ái, chính vì thế; con người rất biết trân trọng và biến những sản vật thành các món ăn có hương vị rất riêng.
Đặc trưng của ẩm thực miền Trung
Miền Trung là mảnh đất dọc theo bờ biển, nên tại đây có nguồn hải sản vô cùng phong phú. Các món ăn thiên về đồ biển và có rất nhiều món mang đậm chất vùng miền. Người miền Trung trải qua nhiều sự tàn phá của thiên nhiên, nên có tính tiết kiệm và vì thế mà món ăn cũng chế biến một cách đậm đà hơn so với những nơi khác. Đồng thời, do ảnh hưởng của phong cách hoàng gia cung đình Huế, món ăn miền Trung trở nên đa dạng, không chỉ sở hữu các món ăn bình dân mà có cả các món hoàng gia khá đặc sắc.
Đặc trưng của ẩm thực miền Trung
Không đa dạng như ẩm thực miền Bắc, cũng không được phồn thực như lối ẩm thực phía Nam, ẩm thực miền Trung có một chiều sâu riêng, mang đậm nét bản sắc của một vùng đất thanh lịch, nhẹ nhàng. Nhắc đến món ăn miền Trung, chúng ta không thể không nhắc đến các địa danh nổi tiếng góp phần làm nên nét đặc sắc của ẩm thực nơi đây là Quảng Nam và Huế.
Đặc trưng của ẩm thực miền Trung
Khám phá đặc sản miền Trung thơm ngon độc đáo
Mì Quảng
Mì Quảng là món ăn mang đậm hồn cốt của ẩm thực miền Trung. Bất kỳ du khách nào khi đến miền Trung mà không thử món mì Quảng sẽ là điều vô cùng đáng tiếc. Món ăn này phổ biến ở đất Quảng đến mức chỉ cần bước ra đường là sẽ bắt gặp ngay một quán, từ trong ngõ nhỏ cho đến ngôi chợ lớn hay ở khu phố nhộn nhịp nào đó.
Những đặc sản làm nên nét độc đáo của ẩm thực miền Trung
Thưởng thức một tô mì thơm ngon, cảm nhận vị thơm ngọt của tôm, thịt heo tươi thái lát mỏng rồi thịt gà xé miếng nhỏ quyện cùng vị beo béo của dầu, hương thơm bùi của đậu phộng, nước lèo sóng sánh, ngọt vừa đủ thấm với miếng bánh đa vừng giòn bẻ thành từng miếng nhỏ ăn kèm với các loại rau sống tươi ngon như xà lách, diếp cá, húng, rau mùi, bắp chuối,... quả là một trải nghiệm ẩm thực đặc sản miền Trung khó quên với du khách.
Những đặc sản làm nên nét độc đáo của ẩm thực miền Trung
Cao Lầu - Hội An
Một bát cao lầu đầy đủ sẽ bao gồm có sợi mì tươi vàng nhạt với một ít sợi mì khô chiên giòn, thịt lợn thái lát và một ít nước dùng. Nước dùng của cao lầu đặc biệt hơn các món khác vì đây chính là nước tiết ra từ thịt lợn được tẩm ướp gia vị rồi đun trên bếp nhiều giờ. Vì thế nước dùng có vị hơi ngọt, thanh mà vẫn đậm đà và thơm ngon.
Những đặc sản làm nên nét độc đáo của ẩm thực miền Trung
Không như những món khác của miền Trung khi ăn kèm với khá nhiều loại rau; phần rau ăn kèm của cao lầu đơn giản chỉ gồm cải non và rau đắng nhưng lại rất hơp vị chung của món ăn đậm chất ẩm thực miền Trung này.
Những đặc sản làm nên nét độc đáo của ẩm thực miền Trung
Bún Bò Huế
Danh tiếng của món bún bò Huế đã vượt khỏi ranh giới một địa danh như Huế hay Việt Nam mà lan xa khắp thế giới. Bún bò Huế được thực khách yêu thích vì nước dùng ngọt vị xương đậm đà.
Những đặc sản làm nên nét độc đáo của ẩm thực miền Trung
Sợi bún thấm vị vừa ăn khi kết hợp với thịt bò tái; nạm; chả cua; hành tây xắt mỏng cùng hành lá xanh ngát mang đến hương thơm cuốn hút với vị ngon khó lòng tả nổi. Bún bò xứ Huế ăn mãi không ngán khi kết hợp cùng rau giá; bắp chuối xắt mỏng vừa nhìn đã mát mắt.
Những đặc sản làm nên nét độc đáo của ẩm thực miền Trung
Gỏi cá Nam Ô
Gỏi cá Nam Ô là một trong những món ăn đặc sản của vùng đất du lịch Đà Nẵng, góp phần làm nên nét độc đáo của ẩm thực miền Trung. Món ăn này đã thu hút rất nhiều khách du lịch. Và phải là người sành ăn mới có thể bỏ qua sự e ngại ban đầu để cảm nhận được hết cái ngon mà lạ của món đặc sản trứ danh này.
Những đặc sản làm nên nét độc đáo của ẩm thực miền Trung
Nhìn những miếng cá Nam Ô tươi sống ngâm mình trong bát nước dùng quyện đẫm hương vị mặn mòi của biển cả miền Trung khiến người ăn khó mà dừng đũa khi đã thử miếng đầu tiên. Gỏi cá Nam Ô có nguyên liệu chính là cá trích. Loại cá này hay được đánh bắt vào buổi sáng sớm; nên còn có tên gọi khác là cá trích mai; vô cùng tươi ngon và có vị ngọt làm tăng vị béo; thơm của món ăn.
Nét riêng của Bánh Xèo miền Trung Bánh xèo miền trung là một món ăn quen thuộc của người dân miền Nam và miền Trung. Chiếc bánh xèo đơn giản với bột gạo, nhân tôm, thịt... ăn kèm với rau sống, nước chấm từ lâu đã trở thành món ăn chơi bình dị của người dân quê. Không hấp dẫn người ăn bởi màu vàng đặc trưng như bánh xèo...